Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 3 Học kì 2 Kết nối tri thức (có lời giải)

Với Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 3 Học kì 2 Kết nối tri thức năm 2025 sẽ tóm tắt và tổng hợp kiến thức cần ôn tập chuẩn bị cho bài thi Cuối kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3. Bên cạnh đó là 10 đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Cuối Học kì 2 Tiếng Việt lớp 3.

Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 3 Học kì 2 Kết nối tri thức (có lời giải)

Xem thử

Chỉ từ 80k mua trọn bộ Đề cương Cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

Kiến thức ôn tập Tiếng Việt lớp 3 Học kì 2 Kết nối tri thức

A. PHẠM VI KIẾN THỨC ÔN TẬP

I. PHẦN ĐỌC

1. ĐỌC THÀNH TIẾNG

- Các em hãy luyện đọc các bài tập đọc và học thuộc lòng các bài thơ từ tuần 28 đến tuần 34.

- Yêu cầu phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 70 - 80 tiếng/ phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

* Chủ điểm: Đất nước ngàn năm

- Đất nước là gì?

Câu hỏi: Em có đồng ý với suy nghĩ của bạn nhỏ về đất nước không? Vì sao?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Núi quê tôi

Câu hỏi: Tác giả cảm nhận được những âm thanh nào, những hương thơm nào của vùng núi quê mình?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Sông Hương

Câu hỏi: Vì sao nói “sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế”?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Tiếng nước mình

Câu hỏi: Hai câu thơ cuối nhắc đến tiếng nào? Tiếng đó có gì khác với những tiếng được nhắc tới trong bài thơ?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Nhà rông

Câu hỏi: Vì sao người dân Tây Nguyên yêu thích nhà rông?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Sự tích ông Đùng, bà Đùng

Câu hỏi: Theo em, ông Đùng, bà Đùng có những phẩm chất tốt đẹp nào?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Hai Bà Trưng

Câu hỏi: Hình ảnh Hai Bà Trưng và đoàn quân ra trận được miêu tả hào hùng như thế nào?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Cùng Bác qua suối

Câu hỏi: Câu chuyện “Cùng Bác qua suối” cho thấy những phẩm chất nào của Bác?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

* Chủ điểm: Trái Đất của chúng mình

- Ngọn lửa Ô-lim-pích

Câu hỏi: Vì sao nói Đại hội thể thao Ô-lim-pích là tục lệ tốt đẹp?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Rô-bốt ở quanh ta

Câu hỏi: Sự xuất hiện của rô-bốt trong vở kịch đem đến những thay đổi gì trong suy nghĩ và hành động của con người?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Thư của ông Trái Đất gửi các bạn nhỏ

Câu hỏi: Ông Trái Đất mong muốn điều gì?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Những điều nhỏ tớ làm cho Trái Đất

Câu hỏi: Bài viết nhắc đến mấy điều mọi người cần làm cho Trái Đất? Đó là những điều gì?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Bác sĩ Y-éc-xanh

Câu hỏi: Câu nói nào của Y-éc-xanh cho thấy ông là người rất yêu nước Pháp, Tổ quốc của ông?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Một mái nhà chung

Câu hỏi: Mái nhà chung của muôn loài là gì?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

2. ĐỌC - HIỂU:

* Bài đọc 1:

QUẢ TÁO CỦA BÁC HỒ

Năm 1946, Bác Hồ sang thăm nước Pháp. Nhân dân và thiếu nhi Pháp rất vui mừng phấn khởi. Họ tụ tập, vẫy tay và hoan hô Bác tại các nơi Bác đi qua hay đến thăm. Có một câu chuyện mà cho đến ngày nay nhân dân và thiếu nhi Pháp vẫn còn nhắc nhở với tất cả tấm lòng trìu mến, cảm phục. Đó là câu chuyện quả táo.

Hôm ấy, tòa thị chính Pa-ri mở tiệc lớn đón mừng Bác. Tiệc tan, mọi người ra phòng lớn uống nước, nói chuyện. Bác vui vẻ đứng dậy và cầm một quả táo đem theo. Nhiều người ngạc nhiên, nhiều con mắt tò mò chú ý. Tại sao vị khách quý như Bác lúc ăn tiệc xong lại còn lấy quả táo đem theo. Nhiều người chú ý xem Bác sẽ làm gì...

Bác ra đến ngoài cửa thì có một đám thiếu nhi ríu rít chạy tới chào. Bác tươi cười bế một em gái nhỏ lên hôn và đưa cho một quả táo. Mọi người bấy giờ mới vỡ lẽ và rất cảm động trước cử chỉ yêu thương của Bác. Ngày hôm sau, câu chuyện "Quả táo của Bác Hồ" được các báo đang lên trang nhất. Các báo chí còn kể lại rằng: Em bé gái sau khi nhận quả táo thì giữ khư khư trong tay, ai xin cũng không cho. Lúc về nhà em để quả táo lên bàn học. Cha mẹ bảo: "con ăn đi, kẻo để lâu sẽ hỏng không ăn được". Nhưng em nhất định không ăn. Em nói: "Đó là quả táo Bác Hồ cho con, con sẽ giữ thật lâu để làm kỉ niệm.".

(Phỏng theo truyện Quả táo của Bác HồTuyển tập thơ văn cho thiếu nhi)

Câu 1: Ai là người đã nhận được quả táo của Bác Hồ?

A. Một bé gái nhỏ.

B. Một người dân Pháp.

C. Một người tham dự tiệc ở tòa thị chính Pa-ri.

D. Một bé trai nhỏ.

Câu 2: Bạn nhỏ đã làm gì sau khi nhận được quả táo từ tay Bác?

A. Để quả táo lên bàn học.

B. Giữ thật lâu làm kỉ niệm.

C. Chia cho các bạn cùng ăn.

D. Giữ khư khư trong tay.

Câu 3: Câu chuyện quả táo là câu chuyện về ai?

A. Nhân dân và thiếu nhi nước Pháp.

B. Bác Hồ.

C. Thiếu nhi nước Pháp.

D. Tổng thống Pháp.

Câu 4: Vì sao mọi người ngạc nhiên và tò mò khi thấy Bác Hồ cầm theo một quả táo ra ngoài phòng làm việc?

A. Vì mọi người cho rằng việc làm đó không lịch sự.

B. Vì mọi người chưa hiểu Bác dùng quả táo làm gì.

C. Cả hai lí do nêu trong câu A và B.

D. Không phải hai lí do nêu trong câu A và B.

Câu 5: Em thích hình ảnh nào ở câu chuyện trên nhất? Vì sao?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

................................

................................

................................

Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức (10 đề)

B. ĐỀ THI THAM KHẢO HỌC KÌ 2 TIẾNG VIỆT 3 KẾT NỐI TRI THỨC

ĐỀ SỐ 1

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh đọc đoạn văn bản “Núi quê tôi” (Trang 83 - SGK Tiếng Việt 3 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống). Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 - 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Tìm trong bài những câu văn có hình ảnh so sánh. Em thích hình ảnh nào?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

CHUYỆN GẤU ĂN TRĂNG

Ngày xưa, chú Cuội chưa lên sống trên cung trăng mà vẫn ở mặt đất này cùng với chúng ta. Cuội cũng có bố, có mẹ như chúng ta vậy. Một hôm, để thưởng Cuội đã chăm chỉ chăn trâu cắt cỏ, mẹ Cuội mua cho chú một cái bánh đa thật to, tròn vành vạnh, vừa dày lại vừa đặc kín những vừng là vừng. Cuội hí hửng ôm tấm bánh đa trong lòng, vừa đi vừa hát líu lo. Đến cửa rừng, bỗng nhiên một con gấu đen to béo hiện ra. Nó quát:

- Muốn sống, nộp ngay cái bánh cho ta! Ta đang đói bụng đây!

Cuội ôm bánh, quay đầu chạy lui về phía cánh đồng. Hai bàn tay Cuội nắm chặt hai bên tấm bánh giơ lên cao. Gấu hồng hộc đuổi. Gần tới nơi, thì may sao một luồng gió thỏi mạnh vào tấm bánh, đưa Cuội lên cao như một cánh diều.

Gió thổi Cuội lên trời, cao mãi, vượt qua đỉnh núi, vượt mấy tầng mây. Gần tới mặt trăng, cây đa trên đó thả một chùm rễ xuống để Cuội bám lấy mà leo lên. Từ đó chú Cuội sống trên mặt trăng, và thường ngồi bên gốc đa. 

Ở dưới đất, Gấu ta nhìn thấy trăng, bèn nghĩ đó là cái bánh đa lớn mà Cuội đã đem đi ngày ấy. Gấu nuốt nước dãi. Thèm lắm. Một đêm, Gấu rắp tâm leo lên trời để ăn cái bánh đa – trăng cho bằng được. Nó trèo lên đỉnh núi cao, nhảy phốc lên một đám mây đen, theo chiều gió nhằm phía mặt trăng bay tới.

Khi bóng Gấu và đám mây đen bắt đầu phủ mờ trăng, bỗng nhiên làng xóm khắp mặt đất nổi lên tiếng đập thúng đập mẹt như là đổ thóc đổ gạo ra để xay, để giã vậy. Gấu tham ăn nghĩ bụng: “Chà, mình trở lại dưới đó, chắc là kiếm được bữa no!”

Nó buông mình khỏi đám mây đen, rơi vút xuống như một hòn đá tảng. Thân nó giáng trúng một gốc cây, gãy xương, đau ê ẩm. May mà nó có mật Gấu là vị thuốc hay, nên nhờ đó mà qua khỏi. Nhưng từ đó Gấu không dám tính đến chuyện ăn trăng nữa.

Còn mặt trăng thì cứ đêm rằm là tròn vành vạnh và sáng ngời ngời. Các bạn nhìn kĩ mà xem, chú Cuội vẫn ngồi chơi bên gốc cây đa trên ấy. Nom chú có vẻ buồn buồn. Chắc là chú đã ăn hết bánh đa, và đang nhớ cha, nhớ mẹ…

VŨ TÚ NAM

(Truyện ngắn Vũ Tú Nam, NXB Kim Đồng, 2000)

Câu 1. Mẹ Cuội đã thưởng gì cho Cuội khi đã chăm chỉ chăn trâu cắt cỏ? (0.5 điểm)

A. Bánh tráng.

B. Bánh đa.

C. Bánh đúc.

Câu 2. Sự việc nào dẫn đến việc chú Cuội bay lên mặt trăng và sống ở trên đó? (0.5 điểm)

A. Chú Cuội mải chơi nên liền đi theo Gấu đen.

B. Chú Cuội bị Gấu đen đuổi theo để cướp lấy chiếc bánh.

C. Chú Cuội và Gấu đen rủ nhau cùng lên cung trăng sống.

Câu 3. Gấu leo lên trời để làm gì? (1 điểm)

A. Để sống cùng Cuội.

B. Để lên lấy lại chiếc bánh cho bằng được.

C. Để bắt Cuội xuống dưới chơi cùng.

Câu 4. Gạch dưới hình ảnh so sánh trong câu sau: (1 điểm)

Nhìn từ xa, Bảo tàng Hồ Chí Minh giống như một bông sen trắng khổng lồ.

Câu 5. Tìm một từ có nghĩa giống với các từ in đậm dưới đây: (1 điểm)

“Cuội hí hửng ôm tấm bánh đa trong lòng, vừa đi vừa hát líu lo.”

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

Câu 6. Tìm trong câu chuyện 3 từ ngữ chỉ hoạt động của Cuội. (1 điểm)

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

Câu 7. Đặt một câu cảm và một câu khiến trong tình huống sau: (1 điểm)

- Bày tỏ cảm xúc trước một cảnh đẹp ở nơi em ở.

- Đưa ra một yêu cầu về việc bảo vệ, giữ gìn cảnh quan trường học.

....................................................................................................

....................................................................................................

........................................................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Dòng sông mặc áo

Dòng sông mới điệu làm sao

Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha

Trưa về trời rộng bao la

Áo xanh sông mặc như là mới may

Chiều trôi thơ thẩn áng mây

Cài lên màu áo hây hây ráng vàng

Đêm thêu trước ngực vầng trăng

Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên.

(Nguyễn Trọng Tạo)

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

2. Tập làm văn (6 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (7 - 9 câu) nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh đẹp đất nước.

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thử đề cương Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức hay khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi Tiếng Việt 3 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 3.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học