Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 4 Học kì 2 Chân trời sáng tạo (có lời giải)

Với Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 4 Học kì 2 Chân trời sáng tạo năm 2025 sẽ tóm tắt và tổng hợp kiến thức cần ôn tập chuẩn bị cho bài thi Cuối kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4. Bên cạnh đó là 10 đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Cuối Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4.

Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 4 Học kì 2 Chân trời sáng tạo (có lời giải)

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề cương Cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

Kiến thức ôn tập Tiếng Việt lớp 4 Học kì 2 Chân trời sáng tạo

A. PHẠM VI KIẾN THỨC ÔN TẬP

I. PHẦN ĐỌC

1. ĐỌC THÀNH TIẾNG

- Các em hãy luyện đọc các bài tập đọc và học thuộc lòng các bài thơ từ tuần 28 đến tuần 34.

- Yêu cầu phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 70 - 80 tiếng/phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

* Chủ điểm: Thế giới quanh ta

- Cậu bé gặt gió

Câu hỏi: Vì sao mọi người hò reo sung sướng khi cối xay gió hoạt động?

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

- Kì lạ thế giới thực vật ở Nam Mỹ

Câu hỏi: Vì sao các loài thực vật trong bài được coi là kì lạ?

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

Quảng cáo

- Từ Cu-ba

Câu hỏi: Khổ thơ cuối bài giúp em cảm nhận điều gì về tình cảm của tác giả với đất nước mình và nước bạn?

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

- Thảo nguyên bao la

Câu hỏi: Hình ảnh “thảo nguyên chạy dài từ các dãy núi xuống tận chân trời” nói lên điều gì?

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

- Biển và rừng cây dưới lòng đất

Câu hỏi: Giáo sư Brốc khuyên Éc-xen điều gì? Vì sao?

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

- Một biểu tượng của Ô-xtrây-li-a

Quảng cáo

Câu hỏi: Việc các buổi biểu nghệ thuật lừng danh, các hội nghị, sự kiện sang trọng được tổ chức ở đây nói lên điều gì?

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

- Rừng mơ

Câu hỏi: Quả mơ hấp dẫn người đi hội mùa xuân như thế nào?

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

- Kì diệu Ma-rốc

Câu hỏi: Tác giả cảm nhận được những điều kì diệu gì khi đến Ma-rốc?

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

* Chủ điểm: Vòng tay thân ái 

- Cá heo ở biển Trường Sa

Câu hỏi: Hành động nào cho thấy cá heo quý mến các chiến sĩ?

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

Quảng cáo

- Vòng tay bè bạn

Câu hỏi: Liên hoan Thiếu nhi ba nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia đem lại điều gì cho các em thiếu nhi?

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

- Nàng tiên Ốc

Câu hỏi: Hành động “đập vỡ vỏ ốc xanh” và “ôm lấy nàng tiên” của bà cụ thể hiện điều gì?

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

- Nghe hạt dẻ hát

Câu hỏi: Sự có mặt của gà rừng và chồn hương đem đến điều gì cho khu rừng?

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

- Quà tặng của chim non

Câu hỏi: Món quà mà chú chim non tặng bạn nhỏ có gì đặc biệt?

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

- Thành phố nối hai châu lục

Câu hỏi: Điều gì làm nên vẻ náo nhiệt của thành phố này?

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

2. ĐỌC - HIỂU:

* Bài đọc 1:

Nụ cười Ga-ga-rin

Ngày 14-4-1961, báo chí tất cả các nước đều đưa tin: “Con người đã bay vào vũ trụ”. Người đầu tiên thực hiện chuyến bay ấy hai ngày trước trên con tàu Phương Đông 1 của Liên Xô là phi công vũ trụ Ga-ga-rin.

Tin tức về chuyến bay chấn động toàn thế giới. Ở Mát-xcơ-va đã diễn ra một cuộc diễu hành tự phát dài 10 ki-lô-mét xuyên thành phố với sự tham gia của hàng triệu người dân mừng sự kiện này.

Ga-ga-rin sinh ra trong một ra đình nhà nông ở miền tây nước Nga. Làng quê của ông bị phát xít Đức xâm chiếm khi ông mới là cậu bé lên bảy. Gia đình ông bị đuổi khỏi nhà và phải sống trong một túp lều đắp bằng bùn. Chiến tranh kết thúc, Ga-ga-rin vừa đi học vừa làm trong một xưởng đúc. Có một chi tiết thú vị là khi tên lửa chuẩn bị xuất phát, nhà du hành vũ trụ xuất thân thợ đúc đã buông một câu nói mộc mạc không theo nghi thức vào máy bộ đàm: “Đi thôi!”

Ga-ga-rin là một nhân vật đầy sức cuốn hút, với gương mặt luôn nở nụ cười. Người ta từng nói rằng nụ cười của Ga-ga-rin có thể làm tan chảy những trái tim sắt đá nhất. Sức hút và nụ cười dễ mến của ông đã nhanh chóng chinh phục mọi người. Những lời mời dành cho nhà du hành vũ trụ đầu tiên bay đến từ khắp nơi trên thế giới. Ông đã đến trụ sở Liên hợp quốc ở Niu Y-oóc (Mỹ) và thăm hàng chục nước.

Ở Anh, có một khoảnh khắc khá nổi tiếng khi ông đến thành phố Man-che-xtơ. Bất chấp trời mưa, ông vẫn đứng trong chiếc xe mui trần để vẫy chào công chúng. Ông giải thích điều đó với lí lẽ thật giản dị: “Mọi người đến đây để nhìn thấy tôi mà”.

Theo Xti-vân Đao-linh (Thảo Minh dịch)

Câu 1: Ngày 14-4-1961, báo chí tất cả các nước đã đưa tin gì?

A. Con người đã tìm ra vũ trụ.

B. Con người đã bay vào vũ trụ.

C. Con người đã tìm thấy sự sống ở vũ trụ.

D. Con người đã chế tạo thành công con tàu có thể bay vào vũ trụ.

Câu 2: Người đầu tiên bay vào vũ trụ là ai?

A. Ga-ga-rin, nhà du hành vũ trụ người Nga.

B. Ga-ga-rin, nhà thám hiểm người Mỹ.

C. Ga-ga-rin, nhà khoa học người Pháp.

D. Ga-ga-rin, nhà nghiên cứu Vật lí người Úc.

Câu 3: Sau khi tin tức Ga-ga-rin bay vào vũ trụ có mặt trên khắp các mặt báo, sự kiện nào đã diễn ra?

A. Hàng loạt các con tàu bay vào vũ trụ để khám phá.

B. Hành động bay vào vũ trụ của Ga-ga-rin bị lên án, chỉ trích.

C. Cuộc diễu hành tự phát dài 10 ki-lô-mét ở Mát-xcơ-va.

D. Liên Xô đã trao tặng bằng khen cho Ga-ga-rin.

Câu 4: Cuộc diễu hành tự phát của hàng triệu người ở Mát-xcơ-va thể hiện điều gì?

A. Sức ảnh hưởng của Ga-ga-rin đến đời sống của người dân.

B. Sự quan tâm của mọi người dành cho chuyến bay vào vũ trụ.

C. Sự đông đúc, nhộn nhịp của thành phố Mát-xcơ-va.

D. Sự đột phá của công nghệ, lĩnh vực du hành vũ trụ.

Câu 5: Hình ảnh Ga-ga-rin bất chấp trời mưa, đứng trên xe mui trần vẫy chào công chúng nói lên điều gì về ông?

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

................................

................................

................................

Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo (10 đề)

B. ĐỀ THI THAM KHẢO HỌC KÌ 2 TIẾNG VIỆT 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

ĐỀ SỐ 1

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh đọc đoạn văn bản “Cậu bé gặt gió” (Trang 79 - SGK Tiếng Việt 4 tập 2 - Chân trời sáng tạo). Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 - 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Theo em, việc chế tạo thành công chiếc cối xay gió đã mở ra những gì cho tương lai của Uy-li-am và những người dân trong vùng?

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

TIẾNG HÁT BUỔI SỚM MAI

Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật.

Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó, thấp thoáng những cánh bướm dập dờn.

Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem thích bài hát đó không.

Gió ngạc nhiên:

- Ơ, chính tôi hát đấy chứ. Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.

Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời:

- Bạn nhầm rồi! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi.

Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gác rừng ôn tồn giải thích:

- Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca. Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ.

(Theo Truyện nước ngoài)

Câu 1. Hoa hỏi gió điều gì? (0.5 điểm)

A. Bạn có thích bài hát của tôi không?

B. Bạn có thích hát cùng tôi không?

C. Bạn hát hay tôi hát nhỉ?

D. Có phải vừa rồi bạn hát không?

Câu 2. Vì sao hoa, gió và sương đều không nghe được tiếng hát của nhau? (0.5 điểm)

A. Vì mỗi vật đều hát quá to, lấn át tiếng hát của nhau.

B. Vì gió và sương đung đưa, ngân nga hát thánh thót.

C. Vì mỗi vật đều chỉ tập trung vào tiếng hát của bản thân.

D. Vì mỗi vật vừa hát vừa nói chuyện.

Câu 3. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? (1 điểm)

A. Không nên cãi vã với mọi người xung quanh.

B. Loài nào cũng biết ca hát bằng giọng của chính mình.

C. Cần tôn trọng những vẻ đẹp của mọi người xung quanh.

D. Hãy biết lắng nghe để hiểu nhau hơn.

Câu 4. Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn sau: (1 điểm)

Các cô cậu học trò nhìn lên trời và suy nghĩ. Sau vài phút, một em nói:

- Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.

- Vì sao mặt nước lại mệt mỏi? – Thầy hỏi.

- Thưa thầy, mùa hè, nước dạo chơi cùng những làn sóng. Mùa thu, nó mệt nên đứng yên với màu xanh nhạt.

(Theo Xu-khôm-lin-xki)

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

Câu 5. Em hãy tìm thành phần thứ nhất trong các câu sau và điền vào bảng bên dưới: (1 điểm)

(1) Minh chợt nhớ đến ngày giỗ ông năm ngoái. (2) Hôm đó, bà ngoại sang chơi nhà em. (3) Mẹ nấu chè hạt sen. (4) Bà ăn, tấm tắc khen ngon. (5) Lúc bà về, mẹ lại biếu bà một gói trà mạn ướp sen thơm phức.

Câu

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

Chủ ngữ

 

 

 

 

 

Câu 6. Tìm câu chủ đề trong đoạn văn sau và cho biết câu đó nằm ở vị trí nào trong đoạn: (1 điểm)

Những bác ong vàng cần cù tìm bắt từng con sâu trong ngách lá. Kia nữa là họ hàng nhà ruồi trâu có đuôi dài như đuôi chuồn chuồn, đó chính là những “hiệp sĩ” diệt sâu róm. Lại còn những cô cậu chim sâu ít nói, chăm chỉ. Những bác cóc già lặng lẽ, siêng năng. Tất cả đều lo diệt trừ sâu bọ để giữ gìn hoa lá.

(Theo Vũ Tú Nam)

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

Câu 7. Dùng dấu “/” để ngăn cách các thành phần trong câu và ghi “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ, “TN” dưới trạng ngữ: (1.5 điểm)

a) Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.

……………………………………………………………………………………….

b) Chúng có bộ lông vàng óng.

……………………………………………………………………………………….

c) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

……………………………………………………………………………………….

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

LENG KENG ĐÀ LẠT

(Trích)

Vó ngựa khua giòn phía trước

Sau lưng lắc lư tiếng cười

Lục lạc leng keng dốc vắng

Quả thông già nào vừa rơi...

 

Con đường chầm chậm trôi trôi

Thấp thoáng hàng cây, phố xá

Bé thả hồn ra bốn phía

Không say xe mà say sương.

Cao Xuân Sơn

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

2. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy viết bài văn tả chú chó mà em yêu thích. 

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm đề cương Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi lớp 4 các môn học có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk các môn học lớp 4.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học