Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 Chân trời sáng tạo Tuần 1 (Chủ đề 6)

Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 Chân trời sáng tạo Tuần 1 (Chủ đề 6)

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 Chân trời sáng tạo phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

A. Mục tiêu:

- HS nhận biết được một số biểu hiện cảm xúc thông qua một số biểu hiện cơ bản.

- Rèn luyện kĩ năng hợp tác trong hoạt động: tính tự chủ, tự tin, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỉ luật, biết lắng nghe.

B. Chuẩn bị:

- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

C. Các hoạt động tiến hành:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Chào cờ:

 

- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần:

+ Ổn định tổ chức.

+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ

+ Đứng nghiêm trang

+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca

+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào c chương trình của tiết chào cờ.

+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

- HS điều khiển lễ chào cờ.

2. Đánh giá lại hoạt động của trường trong tuần qua và công việc tuần mới:

 

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét hoạt động của trường trong tuần qua.

- HS nghe.

- TPT hoặc đại diện BGH đưa ra những công việc phải làm trong tuần mới.

- HS nghe.

3. Kết nối với sinh hoạt theo chủ đề: Văn nghệ chúc mừng năm mới.

 

* Mục tiêu: HS nhận biết được một số biểu hiện cảm xúc thông qua một số biểu hiện cơ bản.

 

* Cách tiến hành:

- GV phụ trách kết hợp với GV lớp lớn hơn để phối hợp hỗ trợ làm các khuôn mặt cảm xúc: vui, buồn, sợ, tức giận, ngạc nhiên.

- GV theo dõi.

- GV phụ trách và GV các lớp nhận xét, tuyên dương.

- Trên sân khấu có một em làm người dẫn chương trình để tạo sự kết nối giữa HS, các em sẽ dễ tiếp cận hơn.

- Người dẫn chương trình có thể hỏi các nhân vật sắm vai về những tình huống làm cho bản thân có các cảm xúc trên.

- HS quan sát, theo dõi.

- Các HS khác xem các tiết mục.

4. Tổng kết:

 
Quảng cáo

NHẬN BIẾT CẢM XÚC

A. Mục tiêu:

1. Năng lực:

- Nhận diện và nêu được cảm xúc của mình thông qua một số biểu hiện cơ bản.

- Thể hiện được một số biểu hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

- Biết một (một vài) cách làm chủ cảm xúc.

- Phân biệt được một số cảm xúc cơ bản.

- Bước đầu tập biết tự đánh giá hoạt động của bản thân. Bước đầu biết hợp tác, chia sẻ công việc.

- Nhận diện và nêu được cảm xúc của người khác thông qua một số biểu hiện cơ bản.

2. Phẩm chất:

- Tôn trọng cảm xúc, suy nghĩ và hành động của người khác.

- Quan tâm, giúp đỡ các bạn và thầy cô.

- Nỗ lực học tập, thực hành làm chủ cảm xúc.

- Trung thực và trách nhiệm trong tự đánh giá.

Quảng cáo

B. Chuẩn b:

1. GV:

- Bài powerpoint, clip, tranh về các khuôn mặt biểu hiện cảm xúc, bảng nhóm.

2. HS: SGK, bút chì, bộ thẻ cảm xúc.

C. Hoạt động lên lớp:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Khởi động:

 

- GV tổ chức HS hát những bài bài hát, băng reo, trò chơi,… có liên quan đến bài học.

- HS HS hát những bài bài hát, băng reo, trò chơi,… có liên quan đến bài học.

- GV dẫn đắt vào bài học.

- HS nghe.

2. Khám phá:

 

- GV dùng video clip ngắn, hình ảnh, câu chuyện, nêu tình huống (có hình ảnh minh hoạ) về một số cảm xúc cơ bản.

- HS xem.

- HS nhận ra cảm xúc nào ứng với khuôn mặt càm xúc nào.

- GV hướng dẫn HS sử dụng VBT có mẫu các khuôn mặt cảm xúc.

- HS nghe và nối các khuôn mặt cảm xúc với tên gọi phù hợp.

- Nhận xét, tuyên dương.

- HS nhận xét.

- GV chốt ý, dẫn dắt chuyển hoạt động.

 

3. Luyện tập:

 

- GV hướng dẫn HS dựa vào các hình ảnh để nhận diện cảm xúc.

- HS nghe.

 

- HS tự mình diễn tả các cảm xúc theo mô hình trong SGK.

+ Hãy kể tên một cảm xúc em thấy ở người thân?

+ HS trả lời.

+ Khi nào người thân có cảm xúc như vậy?

+ Người thân làm gì khi cảm thấy như thế?

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

- Nhận xét, tuyên dương.

- HS nhận xét, bổ sung.

- GV hướng dẫn HS quan sát chính mình: Em tự quan sát bản thân em.

+ Có (những) lần nào em có cảm xúc như thế không?

+ Theo em, đó là một cảm xúc tốt (gọi là tích cực) hoặc không tốt (gọi là tiêu cực)?

- HS tự quan sát chính mình rồi trả lời câu hỏi.

- GV dùng bộ ảnh “thật” năm cảm xúc cơ bản cho HS nhìn và nêu tên cảm xúc.

- HS nhìn và nêu tên cảm xúc.

4. Mở rộng:

 

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung các tình huống.

- HS nghe.

- GV tổ chức cho các nhóm chọn một tình huống để sắm vai thể hiện cảm xúc của nhân vật.

- HS hoạt động theo nhóm chọn một tình huống để sắm vai thể hiện cảm xúc của nhân vật.

- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.

- HS thực hành theo hướng dẫn của GV.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Các nhóm trình bày sản phẩm.

5. Đánh giá:

 

- GV hướng dẫn từng nội dung của phần tự đánh giá để HS làm quen với việc đánh giá.

- HS sử dụng bộ thẻ cảm xúc để tự đánh giá.

6. Kết nối:

 

- Dặn: Về nhà xem trước bài: “Quan sát cảm xúc”.

- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 năm 2025 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu Giáo án HĐTN lớp 1 chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Các loạt bài lớp 2 Chân trời sáng tạo khác