Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 1 Kết nối tri thức Bài 14: Ôn tập chủ đề Cộng đồng địa phương

Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 1 Kết nối tri thức Bài 14: Ôn tập chủ đề Cộng đồng địa phương

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 Kết nối tri thức phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa học:

+ Hệ thống được những kiến thức đã học về chủ đề cộng đồng địa phương

+ Nói với bạn những điều đã khám phá được về nơi mình sống (cảnh vật, Công việc, giao thông, lễ hội,...).

+ Nhận thức được công việc nào cũng cao quý, cũng đáng trân trọng

- Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

+ Nhận biết các tình huống giao thông có thể xảy ra và cách ứng xử trong những tình huống cụ thể

+ Học sinh quan sát tranh (SGK) tự nêu yêu cầu cho bạn trả lời.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng:

+ Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng để đóng góp công sức cho cộng đống nơi em sống

Quảng cáo

2. Phẩm chất chủ yếu:

Chăm chỉ: Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng để đóng góp công sức cho cộng đống nơi em sống

3. Trách nhiệm:

Tôn trọng và giữ gìn những lễ hội truyền thống của địa phương, có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương, đất nước.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- GV

+ Một số tranh ảnh về con người, giao thông, cảnh quan các vùng miền.

+ Một số tranh ảnh và câu đố về công việc, nghề nghiệp.

- HS: Sưu tầm tranh ảnh về con người, cảnh vật, lễ hội nơi em sống.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Hoạt động khởi động: HS giới thiệu.

a. Mục tiêu:

+ Tạo  hứng thú học tập cho HS

Quảng cáo

b. Tiến trình tổ chức hoạt động

GV tổ chức cho HS giới thiệu các bức tranh các em đã vẽ hoặc sưu tầm về quang cảnh, Con người, công việc, giao thông, lễ hội, sau đó lẫn vào nội dung tiết học mới.

- Nhận xét chung dẫn dắt vào bài học: “Ôn tập”

c. Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Dự kiến tiêu chí đánh giá:

- HS giới thiệu bức tranh và nói thành câu hoàn chỉnh (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS)

2. Hoạt động thực hành:

- Hoạt động 1:

- Mục tiêu: HS nói được những nét chính về quang cảnh, công việc, giao thông, lễ hội đã học ở chủ để Cộng đồng địa phương. Từ đó bộc lộ được tình cảm của mình với quê hương, đất nước.

- Tiến trình tổ chức hoạt động (Học sinh thảo luận nhóm đôi)

Trước tiên, GV hướng dẫn HS hệ thống hoá trong SGK.

Quảng cáo

Sau đó GV hướng dẫn HS lựa chọn những bức tranh đã sưu tầm theo các chủ đề (quang cảnh, giao thông, lễ hội, công việc) và dán tranh theo chủ đề đã chọn trên tấm giấy khổ lớn.

GV cho một số bạn lên thuyết trình về sản phẩm của mình.

GV và cả lớp khuyến khích, động viên

- Sau khi HS hoàn thành hoạt động sắp xếp tranh theo sơ đồ,

GV cho một số HS chọn và giới thiệu trước cả lớp về bức tranh mà em thích nhất và giải thích lý do vì sao

- Dự kiến sản phẩm:

Câu trả lời của HS

- Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được:

+ Tinh thần thái độ hợp tác nhiệm vụ

+ Đánh giá sản phẩm thông qua trả lời câu hỏi của nhóm.

Hoạt động 2: Chơi trò chơi: Hỏi- đáp về con người và công việc.

- Mục tiêu: HS nói được những nét chính về quang cảnh, công việc, giao thông, lễ hội đã học ở chủ để Cộng đồng địa phương. Từ đó bộc lộ được tình cảm của mình với quê hương, đất nước.

Tiến trình tổ chức hoạt động (Học sinh làm việc cá nhân)

- Chuẩn bị: Một bộ tranh có hình các đồ dùng trong nhà (nhiều hơn các đồ dùng

GV tổ chức trò chơi: Hỏi - đáp về con người và công việc

GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi, một bạn hỏi và bạn kia trả lời, rối ngược lại. Ví dụ: Câu hỏi: Công việc của bác sĩ là gì?

Trả lời: Là khám, chữa bệnh.

- GV cũng có thể đọc câu đố về công việc, nghề nghiệp,.

Sau khi HS trả lời, GV chiếu hình ảnh về công việc đó.

Dự kiến sản phẩm:

Thông qua câu trả lời của HS

- Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được:

+ Tinh thần thái độ hoạt động tích cực của từng học sinh.

+ Đánh giá sản phẩm thông qua trả lời câu hỏi của từng học sinh.

3. Đánh giá

HS mô tả thông tin khái quát được không gian sống và hoạt động của con người nơi các em sinh sống

4. Hướng dẫn về nhà

Tìm hiểu thêm một số câu đố về con người, công việc.

* Tổng kết tiết học

- Nhắc lại nội dung bài học

Nhận xét tiết học

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau.

TIẾT 2, 3

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa học:

+ Hệ thống được những kiến thức đã học về chủ đề cộng đồng địa phương

+ Nói với bạn những điều đã khám phá được về nơi mình sống (cảnh vật, Công việc, giao thông, lễ hội,...).

+ Nhận thức được công việc nào cũng cao quý, cũng đáng trân trọng

- Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

+ Nhận biết các tình huống giao thông có thể xảy ra và cách ứng xử trong những tình huống cụ thể

+ Học sinh quan sát tranh (SGK) tự nêu yêu cầu cho bạn trả lời.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng:

+ Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng để đóng góp công sức cho cộng đống nơi em sống

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 1 năm 2025 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 1 Kết nối tri thức chuẩn khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 mới nhất của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) Tự nhiên và xã hội lớp 1 chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 2 các môn học