Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 1 Chân trời sáng tạo Bài 31: Hiện tượng thời tiết
Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 1 Chân trời sáng tạo Bài 31: Hiện tượng thời tiết
Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 Chân trời sáng tạo phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Mô tả được một số hiện tượng thời tiết; nêu được sự cần thiết phải theo dõi dự báo thời tiết hằng ngày.
2. Kĩ năng: Sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết để giữ cơ thể khoẻ mạnh.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết để giữ cơ thể khoẻ mạnh.
4. Năng lực chú trọng: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
5. Phẩm chất: Có ý thức tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh; có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào cuộc sống.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; tranh ảnh, đoạn video về các hiện tượng thời tiết như: nóng, lạnh, nắng, mưa, …
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; một vài trang phục như: khăn choàng, áo ấm, áo mưa; …
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, trực quan, trò chơi, thí nghiệm, dự án, đóng vai, dạy học nêu vấn đề, kể chuyện, thảo luận nhóm, thực hành, điều tra đơn giản ….
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Hoạt động khởi động và khám phá (3-5 phút): |
|
* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi để học sinh nhận biết hai hiện tượng thời tiết thông thường là nắng và mưa. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi. * Cách tiến hành: |
|
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Trời nắng, trời mưa”. Sau khi kết thúc trò chơi, giáo viên nêu câu hỏi: “Em thích trời nắng hay trời mưa? Vì sao?”. Giáo viên mời học sinh trả lời về hiện tượng thời tiết mà em thích đồng thời giải thích lí do. Giáo viên nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Hiện tượng thời tiết”. |
- Học sinh tham gia trò chơi và trả lời câu hỏi của giáo viên. |
2. Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức, tìm hiểu (21-23 phút): |
|
2.1. Hoạt động 1. Một số hiện tượng thời tiết (11-13 phút): |
|
* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết và mô tả được các hiện tượng thời tiết thường gặp. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm. * Cách tiến hành: |
|
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các đoạn video về các hiện tượng thời tiết như: mưa, nắng, gió, lạnh và yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm về nội dung câu hỏi: “Em hãy mô tả hiện tượng thời tiết trong các đoạn phim vừa xem.”. - Giáo viên mời đại diện từng nhóm chia sẻ câu trả lời. - Giáo viên mở rộng thêm: Trời mưa thì thời tiết mát mẻ, dễ chịu, cây cối tươi tốt,… nhưng đường xá ướt, ngập, trơn trượt khiến việc đi lại khó khăn; đôi khi mưa lớn kèm giông, sét gây nguy hiểm cho người đi đường. Trời nắng có thuận lợi là nhà cửa, đường phố khô ráo đi đường dễ dàng (do không trơn trượt); có thể mặc đồ mát, nhẹ thoải mái,… nhưng cây cối khô cằn, tiết trời thường nóng nực, oi bức,… - Giáo viên cùng học sinh nhận xét và rút ra kết luận: Các hiện tượng thời tiết là nắng, mưa, gió, nóng, lạnh. |
- Học sinh xem video về các hiện tượng thời tiết như: mưa, nắng, gió, lạnh và thảo luận theo nhóm. - Đại diện từng nhóm chia sẻ câu trả lời. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh nhận xét và rút ra kết luận. |
2.2. Hoạt động 2. Sự cần thiết phải theo dõi dự báo thời tiết (9-10 phút): |
|
* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận ra được lợi ích của việc theo dõi dự báo thời tiết. * Phương pháp, hình thức tổ chức: thực hành, trực quan. * Cách tiến hành: |
|
- Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát các tranh 1, 2, 3 trang 129 sách học sinh và thảo luận theo nhóm về nội dung câu hỏi: “Tại sao mẹ lại khuyên Nam nên theo dõi dự báo thời tiết hằng ngày?”. - Giáo viên quan sát các nhóm thảo luận, giáo viên đặt câu hỏi để gợi ý thêm cho học sinh: + Tranh 1: Nam đang làm gì? Mẹ hỏi Nam điều gì? Nam trả lời như thế nào? + Tranh 2: Nam đang đi đâu? Chuyện gì xảy ra với Nam? + Mẹ khuyên Nam điều gì? - Giáo viên tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. - Giáo viên và học sinh cùng nhận xét, rút ra kết luận: Em cần theo dõi dự báo thời tiết hằng ngày để có kế hoạch và sự chuẩn bị về trang phục cho phù hợp với thời tiết, giúp bảo vệ sức khoẻ. |
- Học sinh quan sát các tranh và thảo luận theo nhóm. - Các nhóm chia sẻ trước lớp: Nam đang chuẩn bị sách vở để ngày mai đi học. Mẹ hỏi Nam đã xem dự báo thời tiết cho ngày mai chưa. Nam nói không cần thiết phải theo dõi dự báo thời tiết. Nam đang đi học về thì trời đổ mưa. Nam bị ướt vì không có áo mưa để mặc. Mẹ khuyên Nam nên theo dõi dự báo thời tiết hằng ngày để có sự chuẩn bị về trang phục cho phù hợp. - Học sinh nhận xét, rút ra kết luận. |
3. Hoạt động tiếp nối sau bài học (5-7 phút): |
|
Giáo viên đặt câu hỏi: “Nếu em là Nam, em sẽ làm gì? Để phòng trời mưa, em cần mang theo những vật dụng gì khi đi học?” để học sinh tập đóng vai xử lí tình huống. |
- Học sinh đóng vai xử lí tình huống. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 1 năm 2025 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 1 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:
Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 1 Bài 28: Ôn tập chủ đề Con người và sức khỏe
Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 1 Bài 29: Ban ngày và ban đêm
Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 1 Bài 32: Ôn tập chủ đề Trái Đất và bầu trời
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 mới nhất của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) Tự nhiên và xã hội lớp 1 chuẩn của Bộ GD&ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 2
- Giáo án Tiếng Việt lớp 2
- Giáo án Toán lớp 2
- Giáo án Tiếng Anh lớp 2
- Giáo án Đạo đức lớp 2
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 2
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 2
- Giáo án Âm nhạc lớp 2
- Giáo án Mĩ thuật lớp 2
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Tiếng Anh lớp 2 (cả ba sách)
- Toán Kangaroo cấp độ 1 (Lớp 1, 2)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Toán lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều
- Bài tập Toán lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Toán lớp 2 Cánh diều
- Đề cương ôn tập Toán lớp 2
- Ôn hè Toán lớp 2 lên lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 2 lên lớp 3