200+ Trắc nghiệm Kinh tế công cộng (có đáp án)
Tổng hợp trên 200 câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế công cộng có đáp án với các câu hỏi đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn giúp sinh viên ôn trắc nghiệm Kinh tế công cộng đạt kết quả cao.
200+ Trắc nghiệm Kinh tế công cộng (có đáp án)
Câu 1: Trong nền kinh tế cạnh tranh, đường lợi ích biên là đường:
A. Bàng quan xã hội
B. Giới hạn khả năng sản xuất
C. Cung
D. Cầu
Câu 2: Nếu X là một phân bổ đạt hiệu quả Pareto còn Y là phân bổ chưa đạt hiệu quả thì:
A. X chắc chắn là một hoàn thiện Pareto so với Y
B. X chắc chắn không là một hoàn thiện Pareto so với Y
C. Cả A và B đều sai
D. Cả A và B đều đúng
Câu 3: Việc phân bổ lại nguồn lực giữa 2 cá nhân A và B được coi là một hoàn thiện Pareto so với phân bổ ban đầu nếu cách phân bổ lại đó làm cho:
A. Lợi ích của người A tăng, còn lợi ích của người B không đổi
B. Lợi ích của người B tăng, còn lợi ích của người A không đổi
C. Lợi ích cả 2 người đều tăng
D. Cả 3 trường hợp đều đúng
Câu 4: Trong 3 điều kiện hiệu quả Pareto, điều kiện hiệu quả sản xuất đạt được khi:
A. tỉ suất thay thế biên giữa hai hàng hóa của tất cả cá nhân đều bằng nhau
B. tỉ suất thay thế kĩ thuật biên giữa hai đầu vào để sản xuất các loại hàng hóa đều bằng nhau
C. tỉ suất thay thế biên giữa hai hàng hóa bằng tỉ suất chuyển đổi biên của chúng
D. cả 3 trường hợp trên đều đúng
Câu 5: Trường hợp nào dưới đây là một thất bại của thị trường?
A. người mua hàng hóa trên thị trường thường biết ít thông tin về hàng hóa hơn so với người bán
B. chính phủ không lường trước hết được phản ứng của khu vực tư nhân trước quyết định chính sách của mình
C. phân bổ nguồn lực do thị trường tạo ra không đúng với chỉ đạo của chính phủ
D. một số doanh nghiệp phá sản do không cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác có chi phí sản xuất thấp hơn
Câu 6: Một chính sách phân phối lại được coi là hoàn thiện Pareto nếu dưới tác động của chính sách đó:
A. người này được lợi, người khác bị thiệt
B. mọi người đều bị thiệt
C. ít nhất một người được lợi mà không ai bị thiệt
D. cả 3 đáp án trên đều sai
Câu 7: Điểm khác biệt giữa KVCC và KVTN là:
A. KVCC có khả năng cưỡng chế mà KVTN không có
B. Phân bổ nguồn lực trong KVCC về cơ bản là theo cơ chế phi thị trường, còn trong KVTN là theo cơ chế thị trường
C. người lãnh đạo trong KVCC được bầu ra trực tiếp hoặc gián tiếp từ quá trình lựa chọn công cộng còn KVTN thì không
D. cả a,b,c đều đúng
Câu 8: Đứng trước tình hình tỷ lệ lạm phát năm có thể lên hai con số, Bộ Tài chính họp với đại diện hầu hết các ngành chủ chốt, đề nghị không tăng giá hàng hóa dịch vụ, bù lại sẽ được giảm thuế. Việc làm này của Chính phủ nhằm thực hiện chức năng nào của mình?
A. Phân bổ lại nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
B. Phân bổ lại thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội
C. ổn định kinh tế vĩ mô
D. đại diện cho quốc gia trên thị trường quốc tế
Câu 9: chính sách nào dưới đây có thể coi là chính sách tương hợp với thị trường?
A. Bù lỗ cho các doanh nghiệp quốc doanh làm ăn kém hiệu quả để duy trì công việc cho công nhân
B. Tăng thuế suất nhập khẩu để bảo hộ các ngành trong nước
C. Dạy nghề để tăng khả năng tìm kiếm việc làm cho người lao động
D. Cả 3 trường hợp nói trên
Câu 10: Một nhánh của kinh tế học nghiên cứu các vấn đề chuẩn tắc nhằm đưa ra các tiêu thức
đánh giá chính sách và xem nền kinh tế hoạt động tốt đến đâu là:
A. Kinh tế vi mô
B. Kinh tế vĩ mô
C. Kinh tế phúc lợi
D. Kinh tế so sánh
Câu 11: Những lĩnh vực nào sau đây thuộc hệ thống an sinh xã hội?
A. Bảo hiểm xã hội
B. Trợ cấp xã hội
C. bảo hiểm tiền gửi
D. cả a và b
Câu 12: Việc ban hành Luật đầu tư của Chính phủ sử dụng công cụ chính sách thuộc loại:
A. quy định khung
B. quy định kiểm soát trực tiếp
C. nới lỏng sự điều tiết
D. hỗ trợ sự hình thành của thị trường
Câu 13: Chuẩn nghèo hiện nay của Việt Nam so với chuẩn nghèo quốc tế là:
A. Cao hơn
B. Bằng nhau
C. Thấp hơn
D. Không so sánh được
Câu 14: Trường phái năng lực coi đói nghèo là tình trạng:
A. Cá nhân không được hưởng phúc lợi kinh tế tối thiểu theo chuẩn mực xã hội
B. Cá nhân không đủ lương thực thực phẩm thiết yếu
C. Cá nhân không có tiếng nói, không có quyền lực
D. Các phương án trên đúng
Câu 15: Thước đo nào dưới đây cho biết độ sâu của nghèo đói?
A. tỉ lệ nghèo
B. khoảng nghèo
C. bình phương khoảng nghèo
D. cả 3 đều đúng
Câu 16: Mục tiêu của chính phủ khi thực hiện giải pháp đặt mức giá trần là nhằm bảo vệ lợi ích
của người tiêu dùng. Kết quả của giải pháp này là:
A. chắc chắn bảo vệ được lợi ích của người tiêu dùng
B. không thể bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng
C. chưa chắc đã bảo vệ được lợi ích của người tiêu dùng
D. cả 3 đều sai
Câu 17: hội chứng bên thứ ba là một biểu hiện cụ thể của:
A. động cơ trở thành kẻ ăn không
B. động cơ lựa chọn đối nghịch
C. động cơ lợi dụng bảo lãnh, cố ý làm liều
D. động cơ mang tính chất mối quan hệ thủ trưởng – nhân viên
Câu 18: đường phản ánh mức thỏa dụng tối đa của 1 cá nhân khi cho trước mức thỏa dụng của các thành viên khác trong xã hội được gọi là:
A. đường khả năng thỏa dụng
B. đường bang quan xã hội
C. hàm phúc lợi xã hội
D. đường khả năng sản xuất
Câu 19: Việc DNTN phát miễn phí mỳ gói để cứu trợ bà con vùng lũ lụt được gọi là:
A. cung cấp công cộng HHCC
B. cung cấp công cộng HHCN
C. cung cấp cá nhân HHCN
D. cung cấp cá nhân HHCC
Câu 20: chính phủ hỗ trợ cho các trường dân lập nhằm khắc phục thất bại thị trường:
A. độc quyền trong ngành giáo dục
B. ngoại ứng tích cực
C. thông tin không đối xứng
D. b và c
Câu 21: để phản ánh sự bất bình đẳng trong thu nhập, người ta có thể sử dụng:
A. đường Lorenz
B. Hệ số Gini
C. tỷ số Kuznet
D. Cả 3
Câu 22: Đường phản ánh các kết hợp khác nhau về độ thỏa dụng cá nhân cùng tạo ra một mức PLXH như nhau của các thành viên trong xã hội được gọi là:
A. đường khả năng thỏa dụng
B. đường bang quan xã hội
C. hàm PLXH
D. đường khả năng sản xuất
Câu 23: Đường bang quan xã hội theo thuyết vị lợi có dạng:
A. đường thẳng dốc lên như đường cung
B. đường thẳng dốc xuống như đường cầu
C. đường gấp khúc
D. hình chữ U ngược
Câu 24: đường bang quan xã hội theo thuyết cực đại thấp nhất có dạng:
A. đường thẳng dốc lên như đường cung
B. đường thẳng dốc xuống như đường cầu
C. đường gấp khúc
D. hình chữ U ngược
Câu 25: lựa chọn công cộng nghiên cứu về…trong khu vực nhà nước
A. cơ hội việc làm
B. động cơ kinh tế
C. lợi nhuận kinh tế
D. tham nhũng
Câu 26: lựa chọn công cộng xem xét động cơ ra lựa chọn của:
A. cử tri
B. các công chức trong bộ máy nhà nước
C. các chính sách
D. cả 3 đối tượng trên
Câu 27: Lựa chọn công cộng có thể đưa đến một kết cục:
A. tệ hại hơn tình trạng ban đầu
B. chỉ đơn thuần mang tính phân phối lại
C. hoàn thiện Pareto so với tình trạng ban đầu
D. một trong ba kết cục trên
Câu 28: Hiền được bầu làm lớp trưởng với số phiếu 42/60 của sinh viên trong lớp cùng tham gia bỏ phiếu trong lớp. Kết quả này tuân theo nguyên tắc:
A. nguyên tắc bỏ phiểu đa số giản đơn
B. nguyên tắc bỏ phiếu đa số tuyệt đối
C. nguyên tắc nhất trí tuyệt đối
D. hoặc a hoặc b
Câu 29: cân bằng Lindalh được xác lập dựa trên nguyên tắc bỏ phiếu:
A. theo đa số giản đơn
B. theo đa số tuyệt đối
C. nhất trí tuyệt đối
D. cả 3 nguyên tắc trên đều sai
Câu 30: chính sách mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo của chính phủ là một biện pháp nhằm khắc phục thất bại nào của thị trường:
A. khuyến khích việc sử dụng hàng hóa khuyến dụng
B. khắc phục ngoại ứng tích cực do sức khỏe kém gây ra
C. đảm bảo công bằng xã hội
D. cả 3 đều đúng
................................
................................
................................
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm các môn học Đại học có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Quản trị giao nhận và vận chuyển hàng hóa quốc tế
Trắc nghiệm Những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT