10 Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Sinh học 2025
Tuyển tập 14 Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2025 được biên soạn cực sát đề chính thức giúp bạn ôn luyện môn Sinh học thi tốt nghiệp THPT đạt kết quả cao.
10 Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Sinh học 2025
Xem thử Đề thi Tốt nghiệp Sinh 2025 Xem thử Đề Sinh theo đề tham khảo Xem thử Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Sinh Xem thử 1200 câu trắc nghiệm Sinh
Chỉ từ 350k mua trọn bộ Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Sinh học 2025 theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
CHỦ ĐỀ 1. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
1. Kiến thức khái quát về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật
a. Vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng đối với sinh vật
- Giúp sinh vật lấy các chất từ môi trường nhằm cung cấp nguyên liệu để xây dựng cơ thể, đồng thời, tích luỹ và giải phóng năng lượng phục vụ cho các hoạt động sống của cơ thể.
- Giúp đào thải các chất thải, chất độc hại hoặc dư thừa sinh ra từ quá trình chuyển hoá của cơ thể ra môi trường nhằm đảm bảo duy trì cân bằng nội môi.
b. Các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật
Dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật thể hiện qua các quá trình dưới đây:
Tiếp nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất
- Thực vật lấy chất khoáng, nước, CO2 và năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể. Hệ vận chuyển (mạch gỗ, mạch rây) đưa các chất hữu cơ đến tế bào cơ thể, đồng thời vận chuyển nước, chất khoáng hấp thụ từ rễ lên lá.
- Hầu hết động vật lấy chất dinh dưỡng từ thức ăn nhờ hệ tiêu hoá và lấy O2 từ không khí nhờ hệ hô hấp. Chất dinh dưỡng và O2 được vận chuyển đến các tế bào cơ thể nhờ hệ tuần hoàn.
Biến đổi các chất kèm theo chuyển hoá năng lượng ở tế bào
Các chất tiếp nhận từ môi trường được vận chuyển đến tế bào và tham gia vào quá trình đồng hoá và dị hoá:
- Quá trình đồng hoá tổng hợp chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản, kèm theo tích luỹ năng lượng trong các liên kết hoá học.
- Quá trình dị hoá phân giải các chất hữu cơ phức tạp (hình thành trong quá trình đồng hoá) thành các chất đơn giản, kèm theo giải phóng năng lượng từ các liên kết hoá học.
Thải các chất vào môi trường
- Các chất không được cơ thể sử dụng, các chất dư thừa, thậm chí độc hại tạo ra từ quá trình chuyển hoá được cơ thể thải ra môi trường.
Điều hoà
- Quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng luôn được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của cơ thể thông qua hormone ở thực vật hoặc hormone và hệ thần kinh ở động vật.
c. Các giai đoạn chuyển hoá năng lượng trong sinh giới
Quá trình chuyển hoá năng lượng trong sinh giới gồm ba giai đoạn: tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng.
Giai đoạn tổng hợp
- Nguồn năng lượng khởi đầu trong sinh giới là năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng).
- Nhờ chất diệp lục, cây xanh thu nhận quang năng để tổng hợp chất hữu cơ từ các phân tử CO2 và nước. Như vậy, cây xanh đã chuyển hoá quang năng thành hoá năng tích luỹ trong các liên kết hoá học ở các phân tử hữu cơ.
Giai đoạn phân giải
- Quá trình hô hấp làm biến đổi các phân tử lớn (carbohydrate, lipid, protein) thành các phân tử nhỏ hơn, đồng thời, năng lượng tích luỹ trong các liên kết hoá học ở các phân tử lớn chuyển sang năng lượng tích luỹ trong các liên kết hoá học của các phân tử nhỏ ở dạng dễ chuyển đổi và sử dụng (ví dụ: ATP, NADH,...).
Giai đoạn huy động năng lượng
- Năng lượng tạo ra từ hô hấp tế bào (chủ yếu là ATP) được sử dụng cho các hoạt động sống như tổng hợp chất sống, vận động, sinh sản, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển,…
- Các dạng năng lượng khác nhau cuối cùng đều chuyển thành nhiệt năng và toả ra môi trường.
d. Mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể
- Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể sinh vật liên quan chặt chẽ với nhau.
- Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở cấp độ tế bào là cơ sở cho quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng của cơ thể sinh vật: Cơ thể lấy các chất cần thiết từ môi trường cung cấp cho quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng ở cấp độ tế bào, đồng thời tiếp nhận các chất thải sinh ra từ tế bào và thải ra môi trường, qua đó đảm bảo cho tế bào tồn tại và phát triển, trên cơ sở đó cơ thể tồn tại và phát triển.
e. Các phương thức trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng
Phương thức trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật là tự dưỡng hoặc dị dưỡng.
Tự dưỡng
- Tự dưỡng gồm quang tự dưỡng và hoá tự dưỡng:
+ Quang tự dưỡng là phương thức sinh vật sử dụng chất vô cơ, nước, CO2 và năng lượng ánh sáng để tổng hợp nên các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể và tích luỹ năng lượng. Thực vật là sinh vật quang tự dưỡng điển hình.
+ Hoá tự dưỡng là phương thức sinh vật sử dụng nguồn carbon (chủ yếu là CO2) và nguồn năng lượng từ chất vô cơ như H2S, NO2-, NH4+,... để tổng hợp nên các chất hữu cơ và tích luỹ năng lượng. Một số vi khuẩn là sinh vật hoá tự dưỡng.
- Vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới:
+ Cung cấp O2, đảm bảo cho hoạt động sống của hầu hết sinh vật.
+ Cung cấp thức ăn, nơi ở và nơi sinh sản cho động vật.
+ Điều hoà khí hậu: tạo nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật.
Dị dưỡng
- Dị dưỡng là phương thức sinh vật lấy chất hữu cơ trực tiếp từ sinh vật tự dưỡng hoặc từ động vật khác, thông qua tiêu hoá, hấp thụ và đồng hoá các chất để xây dựng cơ thể, tích luỹ và sử dụng năng lượng cho mọi hoạt động sống.
- Động vật là sinh vật dị dưỡng điển hình.
2. Kiến thức về trao đổi nước và khoáng ở thực vật
a. Vai trò của nước và chất khoáng
Vai trò của nước
- Nước chiếm khoảng 70 - 90% khối lượng tươi của thực vật.
- Nước tham gia vào thành phần cấu tạo của tế bào và chi phối các quá trình sinh lí diễn ra trong cây:
+ Là thành phần cấu tạo của tế bào.
+ Là dung môi hoà tan các chất, tham gia vào quá trình vận chuyển các chất trong cây.
+ Là nguyên liệu, môi trường của các phản ứng sinh hoá.
+ Điều hoà nhiệt độ của cơ thể thực vật.
Vai trò của nguyên tố khoáng
- Nguyên tố khoáng thiết yếu là những nguyên tố mà khi thiếu chúng cây sẽ không hoàn thành được chu kì sống của mình.
- Có khoảng 17 nguyên tố khoáng thiết yếu đối với cây trồng.
- Trong cây, các nguyên tố khoáng thiết yếu có hai vai trò chính, đó là:
+ Cấu trúc nên các thành phần của tế bào.
+ Điều tiết các quá trình sinh lí.
Vai trò của một số nguyên tố khoáng đối với thực vật
- Hậu quả của thừa hoặc thiếu nguyên tố khoáng thường được biểu hiện thành các triệu chứng quan sát thấy trên cây như hiện tượng biến màu, biến dạng của lá, thân, quả,...
b. Quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật
- Trao đổi nước ở cơ thể thực vật diễn ra theo ba giai đoạn: hấp thụ nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá.
- Nguyên tố khoáng hoà tan trong nước, do vậy trao đổi khoáng đi kèm với trao đổi nước.
Hấp thụ nước và khoáng ở rễ
- Thực vật thuỷ sinh hấp thụ nước và khoáng từ môi trường nước qua tế bào biểu bì của hầu hết các cơ quan. Thực vật trên cạn hấp thụ nước và khoáng từ đất chủ yếu qua rễ nhờ các lông hút.
- Rễ hấp thụ nước từ đất theo cơ chế thẩm thấu: Dịch tế bào biểu bì lông hút của rễ có nồng độ chất tan cao hơn so với dịch trong đất nên nước sẽ di chuyển từ đất vào tế bào lông hút.
- Nồng độ chất tan trong tế bào thực vật duy trì ở mức cao do hai nguyên nhân:
(1) Rễ hấp thụ các ion khoáng từ đất và tích luỹ các chất tan từ quá trình chuyển hoá vật chất.
(2) Quá trình thoát hơi nước ở lá làm giảm hàm lượng nước ở các tế bào phía dưới, trong đó có tế bào lông hút.
- Rễ hấp thụ khoáng theo 2 cơ chế: cơ chế thụ động và cơ chế chủ động.
+ Cơ chế thụ động: Chất khoáng hoà tan trong đất khuếch tán từ đất (nơi có nồng độ chất khoáng cao) vào rễ (nơi nồng độ chất khoáng thấp).
+ Cơ chế chủ động: Chất khoáng được vận chuyển từ đất vào rễ ngược chiều gradient nồng độ, nhờ các chất mang được hoạt hoá bằng năng lượng.
- Nước và các chất khoáng được vận chuyển từ lông hút vào mạch gỗ của rễ theo hai con đường: con đường gian bào và con đường tế bào chất.
- Con đường gian bào:
+ Cơ chế: Nước và chất khoáng di chuyển qua thành tế bào và dọc theo không gian giữa các tế bào (gian bào), qua lớp vỏ đến nội bì gặp vành đai Caspary không thấm nước và chất khoáng phải xuyên qua lớp màng tế bào nội bì để đi vào mạch gỗ.
+ Đặc điểm: Có tốc độ nhanh, chỉ được kiểm soát sau khi tới vành đai Caspary.
- Con đường tế bào chất:
+ Cơ chế: Sau khi vào tế bào lông hút, nước và chất khoáng sẽ di chuyển từ tế bào chất của tế bào lông hút, qua tế bào chất của các lớp tế bào trong rễ thông qua hệ thống cầu sinh chất và vào mạch gỗ ở trung trụ.
+ Đặc điểm: Có tốc độ chậm hơn, và luôn được kiểm soát.
Vận chuyển nước và các chất trong thân
- Trong cây tồn tại hai con đường vận chuyển vật chất là dòng mạch gỗ và dòng mạch rây.
Dòng mạch gỗ
- Chức năng: Mạch gỗ vận có chức năng chuyển nước và chất khoáng.
- Cấu tạo: Mạch gỗ (xylem) được cấu tạo từ hai loại tế bào là quản bào và mạch ống. Mạch ống có bề ngang rộng hơn, nhưng chiều dài ngắn hơn so với quản bào. Chúng đều là các tế bào chết, chỉ còn lại thành tế bào đã thấm lignin (hoá gỗ). Các tế bào mạch gỗ cùng loại xếp chồng lên nhau theo chiều thẳng đứng, thông với nhau qua các lỗ ở đầu tận cùng. Trên quản bào và mạch ống còn có các lỗ bên, khiến dòng mạch gỗ có thể vận chuyển theo chiều ngang.
- Thành phần dịch mạch gỗ: Dịch mạch gỗ có thành phần chính là nước, chất khoáng và một số chất hoà tan khác như đường, amino acid, hormone, alkaloid, acid hữu cơ,...
- Chiều vận chuyển: Dòng mạch gỗ được vận chuyển một chiều từ rễ, qua thân, lên lá.
- Động lực vận chuyển: Dòng mạch gỗ được vận chuyển liên tục nhờ sự kết hợp của ba lực chính là lực đẩy của áp suất rễ, lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa các phân tử nước vào thành mạch dẫn, lực kéo do thoát hơi nước ở lá. Nhờ các động lực này, dòng mạch gỗ có thể vận chuyển lên độ cao hàng trăm mét, tương ứng với chiều cao của các cây gỗ lớn.
- Trong tự nhiên, có thể quan sát thấy một số hiện tượng chứng minh cho vai trò của áp suất rễ như hiện tượng rỉ nhựa khi cắt ngang thân cây hay các giọt nước đọng quanh mép lá (hiện tượng ứ giọt) vào buổi sáng hoặc trong điều kiện độ ẩm không khí cao.
Dòng mạch rây
- Chức năng: Mạch rây có chức năng vận chuyển các chất hữu cơ.
- Cấu tạo: Mạch rây (phloem) cấu tạo từ các tế bào ống rây và tế bào kèm. Các tế bào ống rây xếp chồng lên nhau theo chiều thắng đứng và thông với nhau qua các lỗ ở hai đầu của tế bào. Các tế bào kèm nằm dọc theo các ống rây, cung cấp năng lượng và nguyên liệu duy trì sự sống cho các tế bào ống rây.
- Thành phần dịch mạch rây: Dịch mạch rây có thành phần chính là đường sucrose, ngoài ra còn có các amino acid, hormone, chất khoáng,... Ngoài ra, mạch rây còn nhận nước từ mạch gỗ chuyển sang, đảm bảo cho quá trình vận chuyển chất tan diễn ra thuận lợi.
- Chiều vận chuyển: Khác với kiểu vận chuyển một chiều ở mạch gỗ, trong mạch rây, các chất vận chuyển (dịch mạch rây) có thể di chuyển theo hai hướng từ cơ quan nguồn (lá) đến cơ quan đích hay cơ quan dự trữ (rễ) hoặc ngược lại, từ cơ quan dự trữ (củ) lên cơ quan sử dụng (lá non, chồi non) xuôi theo chiều gradient nồng độ của các chất vận chuyển.
- Động lực vận chuyển: sự chênh lệch nồng độ các chất giữa cơ quan nguồn và cơ quan đích.
Thoát hơi nước ở lá
- Thoát hơi nước là sự bay hơi của nước qua bề mặt cơ thể thực vật vào khí quyển.
- Lá là cơ quan thoát hơi nước chủ yếu của cây.
- Thoát hơi nước ở lá diễn ra theo hai con đường: qua bề mặt lá và qua khí khổng, trong đó thoát hơi nước qua khí khổng là chủ yếu.
Thoát hơi nước qua bề mặt lá
- Cơ chế: Hơi nước khuếch tán từ khoảng gian bào của thịt lá qua lớp cutin để ra ngoài.
- Đặc điểm: Lượng hơi nước thoát qua bề mặt lá phụ thuộc vào độ dày tầng cutin và diện tích lá. Ở cây non, lượng nước thoát hơi qua bề mặt lá tương đương với qua khí khổng do lớp cutin bao phủ phiến lá còn mỏng. Khi cây trưởng thành, tầng cutin dày lên, lượng nước thoát qua bề mặt chỉ chiếm 10 – 20%.
- Lá của nhóm thực vật sống ở nơi khô hạn thường có tầng cutin dày làm giảm sự thoát hơi nước, giúp tăng khả năng chịu hạn.
Thoát hơi nước qua khí khổng
- Khí khổng là khe hở trên bề mặt lớp tế bào biểu bì lá được tạo nên giữa hai tế bào khí khổng.
- Cơ chế: Nước chuyển thành dạng hơi đi vào gian bào, hơi nước từ gian bào khuếch tán qua lỗ khí vào khí quyển xung quanh bề mặt lá, hơi nước khuếch tán từ không khí quanh bề mặt lá ra không khí xa hơn.
- Đặc điểm: Lượng hơi nước thoát qua khí không phụ thuộc vào số lượng, sự phân bố và hoạt động đóng mở của khí khổng.
- Cơ chế đóng mở của khí khổng: Khí khổng đóng hay mở phụ thuộc vào hàm lượng nước trong hai tế bào khí khổng.
+ Khi tế bào khí khổng trương nước, thành ngoài mỏng nên dãn nhanh hơn thành trong làm cho khí khổng mở ra → tốc độ thoát hơi nước tăng.
+ Khi tế bào khí khổng mất nước, tế bào khí khổng xẹp xuống làm cho khí khổng đóng lại → tốc độ thoát hơi nước giảm.
- Sự trương nước hay mất nước của tế bào khí khổng được điều tiết bởi hai tác nhân chính đó là ánh sáng và stress:
+ Ánh sáng thúc đẩy quang hợp làm tăng tổng hợp đường trong tế bào khí khổng và hoạt hoá bơm ion trên màng tế bào khí khổng dẫn đến tăng nồng độ các ion K+, NO3-, Cl-,... trong tế bào. Kết quả là áp suất thẩm thấu của tế bào khí khổng tăng lên, làm tế bào hút nước và khí khổng mở. Tuy nhiên, nếu cường độ ánh sáng quá mạnh làm tăng nhiệt độ lá, khi đó tế bào khí khổng sẽ bị mất nước và đóng lại.
+ Khi thực vật bị stress (ví dụ: hạn hán) cây tăng tổng hợp abscisic acid, hàm lượng acid này tăng thúc đẩy bơm ion bơm K+ ra khỏi tế bào và làm khí khổng đóng lại, giúp hạn chế mất nước.
Vai trò của thoát hơi nước
- Chỉ khoảng 2% lượng nước được cây hấp thụ sử dụng cho các hoạt động sống, còn lại 98% mất đi qua thoát hơi nước.
- Thoát hơi nước có vai trò quan trọng đối với đời sống của cây:
+ Tạo lực hút kéo nước và các chất hoà tan đi theo một chiều từ rễ lên lá.
+ Trong quá trình thoát hơi nước, khí khổng mở ra tạo điều kiện để CO2 từ môi trường khuếch tán vào lá, cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp.
+ Làm giảm nhiệt độ bề mặt của lá, đảm bảo cho lá không bị hư hại, đặc biệt trong những ngày nắng nóng.
................................
................................
................................
Xem thêm bộ chuyên đề ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2025 các môn học có đáp án hay khác:
- 8 Chuyên đề Toán ôn thi Tốt nghiệp 2025
- 14 Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Vật Lí 2025
- 1000 câu trắc nghiệm lý thuyết Vật Lí ôn thi Tốt nghiệp 2025
- 1200 câu trắc nghiệm lý thuyết Sinh học ôn thi Tốt nghiệp 2025
- Chuyên đề Địa Lí ôn thi Tốt nghiệp 2025
- Chuyên đề KTPL ôn thi Tốt nghiệp 2025
- Chuyên đề Lịch Sử ôn thi Tốt nghiệp 2025
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều