Chuyên đề KTPL ôn thi Tốt nghiệp 2025

Tuyển tập 9 Chuyên đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL năm 2025 chương trình sách mới được biên soạn cực sát đề chính thức giúp bạn ôn luyện môn KTPL thi tốt nghiệp THPT đạt kết quả cao.

Chuyên đề KTPL ôn thi Tốt nghiệp 2025

Xem thử Đề thi Tốt nghiệp KTPL 2025 Xem thử Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp KTPL

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Chuyên đề KTPL ôn thi Tốt nghiệp 2025 theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

CHỦ ĐỀ 1. TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Tăng trưởng kinh tế

a) Khái niệm: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định (thường là một năm) so với thời kì gốc.

Lưu ý: Tăng trưởng kinh tế được biểu hiện thông qua quy mô tăng trưởng (mức tăng tuyệt đối của năm hiện hành so với năm gốc) và tốc độ tăng trưởng (mức tăng tương đối tính bằng tỉ lệ % của năm hiện hành so với năm gốc).

b) Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế

Chuyên đề KTPL ôn thi Tốt nghiệp 2025

♦ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

- Là tổng giá trị của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng tạo ra trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia trong một thời kì nhất định (thường là một năm).

- Ý nghĩa:

+ GDP là thước đo sản lượng quốc gia, đánh giá mức độ hoạt động của nền kinh tế, phản ánh năng lực của nền kinh tế trong việc thỏa mãn nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân.

+ Mức tăng GDP của thời điểm hiện tại so với GDP của thời điểm gốc cần so sánh thể hiện sự tăng trưởng về quy mô của nền kinh tế.

♦ Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người)

- GDP bình quân đầu người liên quan đến tổng giá trị sản phẩm hằng năm trên tổng số dân cư; được tính bằng cách chia tổng sản phẩm quốc nội GDP trong năm cho dân số trung bình của năm tương ứng.

- Ý nghĩa:

+ Là chỉ tiêu quan trọng để so sánh, đánh giá trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư giữa các quốc gia hoặc giữa các vùng, tỉnh, thành trong cả nước;

+ Là một trong những căn cứ để tính chỉ số phát triển con người (HDI).

♦ Tổng thu nhập quốc dân (GNI)

- Là thước đo về thu nhập của nền kinh tế trong một thời kì nhất định; được tính bằng tổng thu nhập từ hàng hóa, dịch vụ cuối cùng do công dân của quốc gia đó tạo ra (bao gồm cả ở trong và ngoài lãnh thổ quốc gia) trong một thời gian nhất định (thường là một năm).

- Ý nghĩa: GNI là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế và đo lường, theo dõi sự giàu có của một nền kinh tế.

♦ Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người)

- GNI/người là thước đo trung bình mức thu nhập một người dân trong quốc gia thu được trong năm, được tính bằng cách chia tổng thu nhập quốc dân trong năm cho dân số trung bình của năm tương ứng.

- Ý nghĩa: GNI/người dùng để đánh giá mức sống, phân hóa giàu nghèo, tính tỉ lệ nghèo nhằm hoạch định chính sách góp phần nâng cao mức sống, xóa đói, giảm nghèo.

c) Vai trò của tăng trưởng kinh tế

- Là điều kiện cần thiết để khắc phục tình trạng đói nghèo lạc hậu, tạo điều kiện để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao phúc lợi xã hội, phát triển văn hóa, giáo dục, thể thao... góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân;

- Là tiền đề vật chất để củng cố an ninh, quốc phòng, nâng cao vai trò quản lí của Nhà nước, vị thế của quốc gia.

→ Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng tụt hậu đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

2. Phát triển kinh tế

a) Khái niệm: Phát triển kinh tế là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời gian nhất định, bao hàm sự tăng trưởng kinh tế ổn định và dài hạn; đi liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lí và tiến bộ xã hội.

b) Các chỉ tiêu phát triển kinh tế

Chuyên đề KTPL ôn thi Tốt nghiệp 2025

♦ Sự gia tăng các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế (GDP, GNI, GDP/người, GNl/người).

♦ Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tích cực:

- Tỉ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ trong GDP tăng lên;

- Tỉ trọng của ngành nông nghiệp giảm đi.

♦ Chỉ tiêu về tiến bộ xã hội:

- Chỉ số phát triển con người (HDI): phản ánh về sự phát triển con người trên ba phương diện là: sức khỏe, giáo dục và thu nhập.

- Chỉ số đói nghèo: thể hiện qua tỉ lệ nghèo đa chiều, phản ánh những thiếu hụt mà người nghèo phải đối mặt cùng một lúc liên quan đến tiêu chí thu nhập, tiêu chí mức độ thiếu hụt các dịch vụ cơ bản.

- Chỉ số bất bình đẳng xã hội: thể hiện qua hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số Gini), phản ánh tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của các tầng lớp dân cư.

b) Vai trò của phát triển kinh tế

- Đảm bảo những tiền đề vật chất cần thiết cho việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao sức mạnh và sự thịnh vượng của quốc gia.

- Góp phần nâng cao trình độ phát triển, tạo đà phát triển nhanh, vững chắc cho nền kinh tế.

- Tạo điều kiện đảm bảo thực hiện tiến bộ xã hội như: xây dựng thể chế kinh tế tiến bộ, nâng cao năng lực tổ chức quản lí của Nhà nước, thực hiện phân phối công bằng, hợp lí,…

→ Phát triển kinh tế là điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng tụt hậu đối với nước đang phát triển như Việt Nam.

3. Phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế

- Giống nhau:

+ Là tiền đề vật chất giúp giảm tình trạng đói nghèo, khắc phục lạc hậu, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

+ Góp phần quan trọng trong việc củng cố an ninh quốc phòng, chế độ chính trị; tăng uy tín và vai trò quản lí của Nhà nước.

- Khác nhau:

+ Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự thay đổi về mặt lượng của nền kinh tế.

+ Phát triển kinh tế có phạm vi rộng hơn, toàn diện hơn so với tăng trưởng kinh tế (phản ánh quá trình biến đổi cả về lượng và chất của nền kinh tế). Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia là sự tiến bộ xã hội cho con người, trên cơ sở những tiến bộ đã đạt được về mặt kinh tế.

4. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

- Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững có quan hệ chặt chẽ với nhau.

+ Tăng trưởng kinh tế là một nội dung của phát triển bền vững, điều kiện tiên quyết để thực hiện phát triển bền vững, điều kiện vật chất để nâng cao mức sống của nhân dân, thực hiện nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội. Tăng trưởng kinh tế không hợp lí có thể tạo ra những tác động tiêu cực, cản trở tiến trình phát triển bền vững của quốc gia.

+ Phát triển bền vững tạo điều kiện giữ vững ổn định chính trị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP

► Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Câu 1. Sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định so với thời kì gốc được gọi là

A. tăng trưởng kinh tế.

B. phát triển kinh tế.

C. Thành phần kinh tế.

D. Chuyển dịch kinh tế.

Câu 2. Tăng trưởng kinh tế được phản ánh thông qua chỉ tiêu nào sau đây?

A. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.

B. Tăng tỉ trọng công nghiệp, giảm tỉ trọng nông nghiệp.

C. Các chỉ số phát triển con người như sức khỏe, giáo dục.

D. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại.

Câu 3. GDP là viết tắt của chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế nào sau đây?

A. Tổng sản phẩm quốc nội.

B. Tổng thu nhập quốc dân.

C. Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người.

D. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.

Câu 4. Tăng trưởng kinh tế là

A. sự biến đổi về chất kết quả đầu ra hoạt động của nền kinh tế trong một năm.

B. sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.

C. sự liên kết chặt chẽ giữa hoàn thiện cả về kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia.

D. sự kết hợp giữa tăng thu nhập với bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống.

Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia?

A. Mức tăng GDP (so với thời điểm gốc) thể hiện sự tăng trưởng về quy mô của nền kinh tế.

B. Là thước đo sản lượng của quốc gia, đánh giá mức độ hoạt động của nền kinh tế.

C. Phản ánh năng lực của nền kinh tế trong việc thỏa mãn nhu cầu của người dân.

D. Là một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia.

Câu 6. Đoạn thông tin dưới đây đề cập đến chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế nào?

Thông tin. Tổng giá trị bằng tiền (theo giá cả thị trường) của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng tạo ra trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia trong một thời kì nhất định (thường là một năm); Là thước đo đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong một thời điểm nhất định.

A. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

B. Tổng thu nhập quốc dân (GNI).

C. Chỉ số phát triển con người (HDI).

D. Chỉ số bất bình đẳng xã hội (Gini).

Câu 7. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế

A. so với các nền kinh tế khác trên thế giới.

B. trong nhiều năm, nhiều thập kỉ liên tiếp.

C. trong một thời gian nhất định so với thời kì gốc.

D. so với mức tăng trưởng chung của kinh tế thế giới.

Câu 8. Một trong những chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là

A. GDP/ người.

B. HDI.

C. MPI.

D. Gini.

Câu 9. Đoạn thông tin dưới đây đề cập đến chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế nào?

Thông tin. Tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia trong năm chia cho dân số trung bình trong năm tương ứng. Đây là chỉ tiêu quan trọng để so sánh, đánh giá trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư giữa các quốc gia hoặc giữa các vùng, tỉnh, thành trong cả nước…

A. Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/ người).

B. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/ người).

C. Chỉ số phát triển con người (HDI).

D. Chỉ số bất bình đẳng xã hội (Gini).

Câu 10. Nhận định nào sau đây không đúng về tổng thu nhập quốc dân (GNI) của một quốc gia?

A. Là chỉ tiêu quan trọng để theo dõi sự giàu có của một nền kinh tế.

B. Mức tăng GNI (so với thời điểm gốc) thể hiện sự tăng trưởng về quy mô của nền kinh tế.

C. Bao gồm tổng thu nhập của công dân (thuộc quốc gia đó) ở cả trong và ngoài lãnh thổ.

D. Là một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia.

Câu 11. Một trong những chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là

A. Tổng thu nhập quốc dân (GNI).

B. Chỉ số phát triển con người (HDI).

C. Chỉ số nghèo đa chiều (MPI).

D. Chỉ số bất bình đẳng xã hội (Gini).

Câu 12. Chi tiêu nào dưới đây phản ánh tăng trưởng kinh tế?

A. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại.

B. Các chỉ số phát triển con người như sức khỏe, giáo dục.

C. Tăng tỉ trọng công nghiệp, giảm tỉ trọng nông nghiệp.

D. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.

Câu 13. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của tăng trưởng kinh tế?

A. Góp phần tạo ra việc làm và cơ hội kinh doanh.

B. Làm tăng thêm thu nhập của mọi tầng lớp dân cư.

C. Khắc phục được tỉ lệ nghèo đa chiều trong xã hội.

D. Xóa bỏ được khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.

Câu 14. Quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế đi liền với chuyển dịch cấu kinh tế theo hướng hợp lí và tiến bộ xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Cơ cấu kinh tế.

B. Phát triển kinh tế.

C. Thành phần kinh tế.

D. Tăng trưởng kinh tế.

Câu 15. Phát triển kinh tế được phản ánh thông qua chỉ tiêu nào sau đây?

A. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại.

B. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người có sự sụt giảm.

C. Tổng sản phẩm quốc nội có sự sụt giảm mạnh mẽ, nhanh chóng.

D. Tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp; giảm tỉ trọng ngành công nghiệp.

Câu 16. Yếu tố nào sau đây phản ánh sự phát triển kinh tế của một quốc gia?

A. Tiến bộ xã hội.

B. Tăng quy mô dân số.

C. Loại bỏ ngành nông nghiệp.

D. Tăng khoảng cách giàu - nghèo.

Câu 17. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại không được thể hiện qua yếu tố nào sau đây?

A. Tăng tỉ trọng của ngành dịch vụ.

B. Giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp.

C. Tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp.

D. Giảm tỉ trọng của tất cả các ngành.

Câu 18. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của tăng trưởng kinh tế?

A. Giải quyết việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống.

B. Xóa bỏ hoàn toàn khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội.

C. Góp phần phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước.

D. Tạo tiền đề để củng cố an ninh, quốc phòng.

Câu 19. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của phát triển kinh tế?

A. Tăng sự giàu có cho một bộ phận nhỏ dân cư.

B. Tạo điều kiện nâng cao tuổi thọ cho mọi người.

C. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các quốc gia.

D. Cung cấp nguồn lực để củng cố chế độ chính trị.

Câu 20. Trong mối quan hệ với phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế

A. không gây ảnh hưởng đến phát triển bền vững.

B. quan trọng nhưng không đảm bảo phát triển bền vững.

C. là điều kiện tiên quyết để đạt được phát triển bền vững.

D. tồn tại độc lập, không liên quan đến phát triển bền vững.

Câu 21. Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

A. tồn tại độc lập, không liên quan đến nhau.

B. có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

C. là hai nội dung riêng biệt.

D. chỉ có quan hệ tương tác một chiều.

Câu 22. “Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần của phát triển bền vững” - nhận định trên được thể hiện thông qua việc: tăng trưởng kinh tế góp phần

A. thu hẹp không gian sản xuất.

B. nâng cao phúc lợi cho người dân.

C. hạ thấp một số giá trị truyền thống.

D. tạo ra áp lực về cân bằng sinh thái.

Câu 23. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững?

A. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để thực hiện phát triển bền vững.

B. Tăng trưởng kinh tế không hợp lí có thể cản trở tiến trình phát triển bền vững.

C. Phát triển bền vững góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

D. Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững tồn tại độc lập, không liên quan tới nhau.

Câu 24. Nhận định nào sau đây không đúng khi phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế?

A. Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự biến đổi về mặt lượng của một nền kinh tế.

B. Phát triển kinh tế là quá trình biến đổi cả về lượng và chất của một nền kinh tế.

C. Phát triển kinh tế có phạm vi rộng hơn, toàn diện hơn so với tăng trưởng kinh tế.

D. Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự biến đổi cả về chất và lượng của một nền kinh tế.

Câu 25. Nhận định nào sau đây đúng khi phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế?

A. Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự biến đổi về mặt chất của một nền kinh tế.

B. Tăng trưởng kinh tế là quá trình biến đổi cả về lượng và chất của một nền kinh tế.

C. Phát triển kinh tế có phạm vi rộng hơn, toàn diện hơn so với tăng trưởng kinh tế.

D. Phát triển kinh tế có phạm vi hẹp hơn và đơn điệu hơn so với tăng trưởng kinh tế.

................................

................................

................................

Xem thử Đề thi Tốt nghiệp KTPL 2025 Xem thử Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp KTPL

Xem thêm bộ chuyên đề ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2025 các môn học có đáp án hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học