200+ Trắc nghiệm Sinh lý nội tiết (có đáp án)

Tổng hợp trên 200 câu hỏi trắc nghiệm Sinh lý nội tiết có đáp án với các câu hỏi đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn giúp sinh viên ôn trắc nghiệm Sinh lý nội tiết đạt kết quả cao.

200+ Trắc nghiệm Sinh lý nội tiết (có đáp án)

Quảng cáo

Câu 1. Ưu năng tuyến cận giáp có thể gây ra loãng xương vì:

A. Tăng hoạt động của huỷ cốt bào do đó làm tăng quá trình huỷ xương.

B. Giảm hoạt động của tạo cốt bào do đó không tổng hợp được khuôn protein của xương.

C. Tăng bài xuất ion calci ở ống thận do đó thiếu calci để tạo hợp chất calci phosphat lắng đọng ở xương.

D. Tăng bài xuất ion phosphat ở ống thận do đó thiếu phosphat để tạo hợp chất calci phosphat lắng đọng ở xương.

Câu 2. Thuỳ sau tuyến yên được gọi là thuỳ thần kinh vì:

A. Có cấu trúc gồm các nơron có khả năng chế tiết giống vùng dưới đồi.

B. Có cấu trúc hoàn toàn giống các cấu trúc thần kinh khác.

C. Có cấu trúc gồm các nhánh của sợi trục mà thân nơron nằm ở vùng dưới đồi.

D. Liên hệ mật thiết với vùng dưới đồi qua bó dưới đồi-yên.

Quảng cáo

Câu 3. Tác dụng của FSH trên nữ giới:

A. Kích thích noãn nang phát triển.

B. Kích thích sản xuất estrogen.

C. Kích thích tạo hoàng thể.

D. Kích thích sản xuất progesteron.

Câu 4. Run cơ trong bệnh Basedow là do:

A. Hoạt hoá các synap của trung tâm điều hoà trương lực cơ ở tuỷ sống.

B. Cơ luôn bị kích bởi hệ thần kinh trung ương.

C. Cơ yếu do tăng thoái hoá protein.

D. Cơ tăng phản ứng với kích thích.

Câu 5. Tác dụng của T3-T4 làm tăng:

Quảng cáo

A. AMP vòng ở tế bào đích.

B. Thoái hoá lipid.

C. Thời gian phản xạ gân xương.

D. Kích thước tuyến giáp.

Câu 6. Hormon có tác dụng tại tế bào đích thông qua hoạt hoá hệ gen là:

A. Angiotensin.

B. Prostaglandin.

C. Aldosteron.

D. Histamin.

Câu 7. Adrenalin được bài tiết nhiều trong các trường hợp sau đây, trừ:

A. Đường huyết giảm.

B. ACTH tăng.

C. Truỵ tim mạch.

D. Chấn thương nặng.

Quảng cáo

Câu 8. Hormon là một chất hoá học do:

A. Một nhóm tế bào hoặc một tuyến nội tiết bài tiết vào máu và có tác dụng ở các tế bào khác của cơ thể.

B. Một nhóm tế bào bài tiết vào máu và có tác dụng các tế bào khác của cơ thể.

C. Một cơ quan bài tiết vào máu và có tác dụng ở phần xa của cơ thể.

D. Một tuyến nội tiết bài tiết vào máu và có tác dụng ở phần xa của cơ thể.

Câu 9. Yếu tố làm tăng bài tiết ADH là:

A. Giảm thể tích máu.

B. Giảm nồng độ ion Na+ trong máu.

C. Tăng nồng độ glucose trong máu.

D. Tăng nồng độ protein trong máu.

Câu 10. Những nguyên nhân sau đây đều làm cho bệnh nhân bị Basedow nặng bị sút cân, trừ:

A. Kém ăn.

B. Tăng thoái hoá protein.

C. Mất ngủ.

D. Tăng thoái hoá lipid.

Câu 11. Phù trong suy tuyến giáp do:

A. Ứ đọng acid hyaluronic, chrondoitinsulfat kết hợp với protein.

B. Ứ đọng acid hyaluronic kết hợp với chrondoitinsulfat.

C. Ứ đọng acid hyaluronic kết hợp với protein.

D. Ứ đọng chrondoitinsulfat kết hợp với protein.

Câu 12. Cortisol có tác dụng chống dị ứng do:

A. Giảm giải phóng histamin.

B. Giảm số lượng dưỡng bào và bạch cầu ưa base.

C. Giảm phản ứng kết hợp giữa kháng nguyên - kháng thể.

D. Giảm lượng kháng thể IgE.

Câu 13. Cortisol có tác dụng chống viêm do các lý do sau đây, trừ:

A. Làm tăng số lượng bạch cầu đa nhân trung tính.

B. Làm vững bền màng lysosom.

C. Ức chế giải phóng histamin, bradykinin.

D. Ức chế tổng hợp prostaglandin.

Câu 14. Đặc điểm của cơ chế điều hoà ngược âm tính là:

A. Thường gặp trong điều hoà chức năng hệ nội tiết.

B. Thường gặp trong điều hoà chức năng của cơ thể.

C. Thường gặp trong điều hoà các phản ứng hoá học ở mức tế bào.

D. Thường gặp trong điều hoà chức năng ở mức cơ quan.

Câu 15. T3-T4 làm tăng đường huyết do các tác dụng sau đây, trừ:

A. Tăng tạo đường mới.

B. Tăng hấp thu glucose ở ruột.

C. Tăng phân giải glycogen thành glucose.

D. Giảm thoái hoá glucose ở tế bào.

Câu 16. Tác dụng chủ yếu của aldosteron là:

A. Tăng tái hấp thu nước ở ống lượn gần.

B. Tăng tái hấp thu ion Na+ ở ống lượn gần.

C. Tăng tái hấp thu ion Na+ và bài tiết ion K+ ở ống lượn xa và ống góp.

D. Tăng tái hấp thu ion Na+ và bài tiết ion K+ ở ống tuyến mồ hôi.

Câu 17. CRH có các tác dụng sau đây, trừ:

A. Kích thích lớp cầu vỏ thượng thận bài tiết hormon.

B. Kích thích lớp bó vỏ thượng thận bài tiết hormon.

C. Kích thích lớp lưới vỏ thượng thận bài tiết hormon.

D. Kích thích lớp tế bào sắc tố sản xuất sắc tố melanin.

Câu 18. Tác dụng của insulin lên chuyển hoá carbohydrat: Tăng tạo đường mới.

A. Đúng

B. Sai

Câu 19. T3 – T4 có các tác dụng sau đây lên hệ thần kinh – cơ, trừ:

A. Tăng tổng hợp protein cơ.

B. Tăng phản ứng của cơ.

C. Tăng chức năng não.

D. Tăng kích thước não.

Câu 20. Tác dụng của oxytocin lên tuyến vú là

A. Tăng bài xuất sữa.

B. Tăng bài tiết sữa.

C. Tăng phát triển nang tuyến.

D. Tăng phát triển ống tuyến.

Câu 21. Rối loạn bài tiết T3 – T4 gây rối loạn chức năng sinh dục:

A. Thiếu T3 - T4 làm tăng dục tính ở nam và vô kinh ở nữ.

B. Thừa T3 - T4 làm mất dục tính ở nam và băng kinh ở nữ.

C. Thiếu T3 - T4 làm mất dục tính ở nam và băng kinh ở nữ.

D. Thừa T3 - T4 làm mất dục tính ở nam và vô kinh ở nữ.

Câu 22. Các biểu hiện sau đây của bệnh Basedow đều do T3-T4 tăng, trừ:

A. Run đầu ngón tay.

B. Gầy sút.

C. Lồi mắt.

D. Nhịp tim nhanh.

Câu 23. TSH tác động lên các giai đoạn sau đây của quá trình sinh tổng hợp T3-T4, trừ:

A. Oxy hoá iodur thành iod nguyên tử .

B. Ngưng tụ hai phân tử MIT và DIT.

C. Gắn iod nguyên tử vào nhân tyrosin.

D. Thu nhập iod từ máu vào tuyến giáp.

Câu 24. Các tác dụng sau đây là của oxytocin, trừ:

A. Tăng bài tiết sữa.

B. Tăng bài xuất sữa.

C. Tăng co bóp cơ tử cung.

D. Tăng hoạt động của tế bào cơ biểu mô tuyến vú.

Câu 25. Các hormon sau đây đều có tác dụng đặc hiệu lên một mô đích, trừ:

A. ACTH.

B. TSH.

C. Prolactin.

D. GH.

Câu 26. Tác dụng của TSH là:

A. Giảm quá trình bắt iod của tế bào tuyến giáp.

B. Tăng chuyển hoá cơ sở.

C. Tăng kích thước tuyến giáp.

D. Kích thích tuyến giáp sản xuất calcitonin.

Câu 27. Sản xuất aldosteron tăng khi:

A. Nồng độ ion Na+ huyết tương tăng.

B. Mất máu nặng.

C. Nồng độ ion K+ huyết tương giảm.

D. Nồng độ ACTH tăng.

Câu 28. Điều kiện để thực hiện được kỹ thuật RIA trên nguyên tắc cạnh tranh là:

A. Có kháng nguyên đánh dấu, kháng nguyên tự nhiên, kháng thể đặc hiệu với tỷ lệ thừa kháng thể.

B. Có kháng nguyên đánh dấu, kháng nguyên tự nhiên, kháng thể đặc hiệu với tỷ lệ thiếu kháng thể.

C. Có kháng nguyên đánh dấu và kháng thể đặc hiệu với tỷ lệ thiếu kháng thể.

D. Có kháng nguyên đánh dấu và kháng thể đặc hiệu với tỷ lệ cân bằng nhau.

Câu 29. ADH tăng dẫn đến:

A. Tăng bài xuất ion K+ ở ống thận.

B. Tăng thể tích tuần hoàn.

C. Tăng tái hấp thu ion Na+ ở ống thận.

D. Tăng lượng nước tiểu.

Câu 30. Adrenalin làm tăng đường huyết vì:

A. Tăng phân giải glycogen thành glucose ở gan.

B. Tăng tạo đường mới.

C. Giảm thoái hoá glucose ở tế bào.

D. Tăng hấp thu glucose ở ruột.

................................

................................

................................

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm các môn học Đại học có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác