Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 41: Đột biến gene

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 Bài 41: Đột biến gene sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 41: Đột biến gene

Quảng cáo

I - KHÁI NIỆM ĐỘT BIẾN GENE

- Khái niệm:

+ Đột biến gene là những biến đổi trong cấu trúc của gene.

+ Đột biến điểm là đột biến gene chỉ liên quan đến một cặp nucleotide.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 41: Đột biến gene

Đột biến gene

- Phân loại: Một số dạng đột biến liên quan tới một cặp nucleotide điển hình gồm mất một cặp nucleotide, thêm một cặp nucleotide, thay thế một cặp nucleotide.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 41: Đột biến gene

Các dạng đột biến điểm

Quảng cáo

a – đột biến mất một cặp nucleotide, b – đột biến thêm một cặp nucleotide,

c – đột biến thay thế một cặp nucleotide

Đặc điểm

so sánh

Mất

1 cặp nucleotide

Thêm

1 cặp nucleotide

Thay thế

1 cặp nucleotide

Số lượng nucleotide

Giảm 1 cặp nucleotide.

Tăng 1 cặp nucleotide.

Không thay đổi.

Chiều dài gene

Giảm 3,4 Å.

Tăng 3,4 Å.

Không thay đổi.

Số liên kết hydrogen

Giảm xuống 2 (mất cặp A - T) hoặc 3 (mất cặp G - C).

Tăng lên 2 (thêm cặp A - T) hoặc 3 (thêm cặp G - C).

- Tăng lên 1 nếu thay thế A - T bằng G - C.

- Giảm xuống 1 nếu thay thế G - C bằng A - T.

- Không thay đổi nếu thay thế A - T bằng T - A hoặc G - C bằng C - G.

Trình tự nucleotide trên gene

Thay đổi từ vị trí xảy ra đột biến trở đi.

Thay đổi từ vị trí xảy ra đột biến trở đi.

Thay đổi ở 1 vị trí xảy ra đột biến.

Quảng cáo

- Đặc điểm:

+ Ở mỗi gene, đột biến có thể phát sinh theo nhiều hướng khác nhau tạo ra nhiều allele khác nhau của gene đó.

+ Đột biến gene là biến dị di truyền, có tính vô hướng (bất cứ gene nào, vào thời điểm nào cũng có thể bị đột biến và đột biến theo nhiều hướng khác nhau).

+ Tần số xảy ra đột biến với mỗi gene là rất thấp từ 10-6 - 10-4. Tần số đột biến gene có thể thay đổi, phụ thuộc vào: loại tác nhân đột biến, cường độ, liều lượng tác nhân và đặc điểm cấu trúc của gene.

+ Đột biến gene có thể có lợi, có hại hoặc trung tính. Tính chất có lợi hay có hại của đột biến gene còn phụ thuộc vào chức năng gene, các điều kiện môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.

II - Ý NGHĨA VÀ TÁC HẠI CỦA ĐỘT BIẾN GENE

1. Ý nghĩa của đột biến gene

a. Đối với đa dạng sinh học

Quảng cáo

- Đột biến gene làm xuất hiện nhiều allele mới. Qua giao phối sẽ xuất hiện nhiều loại kiểu gene và kiểu hình mới, góp phần tạo nên sự đa dạng sinh học.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 41: Đột biến gene

Đa dạng sinh học

- Ví dụ: Gene I quy định nhóm máu ở người (hệ thống ABO), do đột biến đã tạo ra ba allele: IA, IB, IO, qua giao phối đã tạo ra sáu loại kiểu gene và bốn loại kiểu hình trong quần thể người. Trong đó:

+ Nhóm máu A gồm 2 kiểu gen IAIA, IAIO.

+ Nhóm máu B gồm 2 kiểu gen IBIB, IBIO.

+ Nhóm máu AB có kiểu gen IAIB.

+ Nhóm máu O có kiểu gen IOIO.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 41: Đột biến gene

Kiểu gene của các loại nhóm máu ở người

b. Đối với thực tiễn

Đột biến gene cung cấp nguyên liệu cho chọn giống:

- Có những đột biến gene làm thay đổi cấu trúc và chức năng của protein theo hướng có lợi cho thể đột biến.

+ Ví dụ: Giống lúa CM5 (do Viện Di truyền Nông nghiệp, Việt Nam tạo ra) mang gene bị biến đổi cấu trúc, dẫn đến thay đổi chức năng protein do gene mã hoá. Kết quả là giống lúa CM5 biểu hiện những tính trạng tốt: năng suất cao, chịu rét, chống chịu sâu bệnh khá và đặc biệt là chịu mặn tốt.

- Các nhà khoa học đã và đang sử dụng tác nhân vật lí, hoá học và kĩ thuật di truyền để chủ động gây đột biến gene trên nhiều đối tượng sinh vật phục vụ cho công tác tạo giống mới. Ví dụ: Sử dụng tia gamma (γ) để tạo nấm sợi đột biến có hiệu suất sản sinh kháng sinh penicillin gấp nhiều lần so với dạng tự nhiên.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 41: Đột biến gene

Nấm sợi đột biến có hiệu suất sản sinh kháng sinh penicillin cao

2. Tác hại của đột biến gene

- Đa số đột biến gene là lặn và có hại cho thể đột biến do làm phá vỡ sự hài hòa trong kiểu gene; ảnh hưởng đến quá trình sinh lí, sinh hóa trong tế bào khiến cơ thể dễ mắc các bệnh, tật di truyền.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 41: Đột biến gene

Đột biến gen gây bệnh bạch tạng ở người

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 41: Đột biến gene

Bạch tạng ở cây lúa khiến cây không quang hợp được

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 9 Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải sgk KHTN 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác