Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 42: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể
Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 Bài 42: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.
Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 42: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể
I - NHIỄM SẮC THỂ
1. Khái niệm nhiễm sắc thê
- Khái niệm: NST là cấu trúc mang gene nằm trong nhân tế bào, là cơ sở vật chất chủ yếu của tính di truyền ở cấp độ tế bào của tất cả sinh vật nhân thực.
Nhiễm sắc thể trong tế bào
2. Hình dạng và cấu trúc của nhiễm sắc thể
a. Hình dạng nhiễm sắc thể
- Hình dạng của NST có sự thay đổi trong quá trình phân bào. Trong đó, hình dạng của NST được quan sát rõ ở kì giữa của quá trình phân bào, khi đó, các NST ở trạng thái kép và đóng xoắn cực đại, thể hiện hình dạng đặc trưng.
- NST thường có dạng hình que, hình chữ V, hình chữ X hoặc hình hạt,…
Một số hình dạng điển hình của nhiễm sắc thể
- Mỗi NST thường có một tâm động. Tâm động giúp NST gắn vào thoi phân bào khi tế bào phân chia. Căn cứ vào vị trí của tâm, NST có thể có các hình dạng khác nhau: tâm cân (NST có tâm động nằm ở vị trí giữa) hoặc tâm mút (NST có tâm động nằm ở đầu mút) hoặc tâm lệch (NST có tâm động nằm ở các vị trí còn lại của NST, khi đó, tâm động là điểm giới hạn giữa một bên là cánh ngắn và một bên là cánh dài của NST đó).
b. Cấu trúc nhiễm sắc thể
- NST được cấu tạo bởi DNA và protein (chủ yếu là protein histon). Phân tử DNA quấn quanh các phân tử protein histone tạo nên chuỗi nucleosome, chuỗi nucleosome được xếp cuộn qua nhiều cấp độ khác nhau. Nhờ cách cấu trúc đặc biệt này mà phân tử DNA có kích thước lớn được “đóng gói” bên trong mỗi NST và nằm gọn trong nhân tế bào, đồng thời, cũng tạo thuận lợi cho quá trình phân bào.
Cấu trúc của nhiễm sắc thể
- Trong quá trình phân bào, NST có thể tồn tại ở trạng thái đơn hoặc trạng thái kép.
+ Mỗi NST đơn gồm một phân tử DNA liên kết với nhiều phân tử protein histon tạo thành sợi nhiễm sắc.
+ NST kép được hình thành sau khi NST đơn nhân đôi, mỗi NST kép gồm hai chromatid (nhiễm sắc tử) chị em, gắn với nhau ở tâm động. Mỗi chromatid chứa 1 phân tử DNA liên kết với nhiều phân tử protein histon tạo thành sợi nhiễm sắc.
Hình dạng nhiễm sắc thể trạng thái đơn và kép
- Trong nhân tế bào, NST là cấu trúc mang gene, các gene sắp xếp theo chiều dọc trên NST tại những vị trí (locus) nhất định.
II - BỘ NHIỄM SẮC THỂ
1. Khái niệm bộ nhiễm sắc thể
- Bộ NST của tế bào là tập hợp các NST trong tế bào đó.
- Bộ NST của sinh vật lưỡng bội chứa các cặp NST tương đồng. Mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng gồm hai chiếc nhiễm sắc thể giống nhau về kích thước, hình thái, trình tự phân bố các gene, trong đó, một nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ bố, một nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ mẹ.
Cặp NST tương đồng
- Bộ nhiễm sắc thể đơn bội và bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội:
Bộ NST lưỡng bội và đơn bội của ruồi giấm cái
Bộ NST đơn bội (Kí hiệu: n) |
Bộ NST lưỡng bội (Kí hiệu: 2n) |
- Tồn tại trong nhân của tế bào giao tử. |
- Tồn tại trong nhân tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. |
- Có số lượng NST giảm đi một nửa so với bộ NST lưỡng bội (chứa n NST). |
- Có số lượng NST gấp đôi bộ NST đơn bội (chứa 2n NST). |
- NST tồn tại thành từng chiếc và chỉ xuất phát từ 1 nguồn gốc hoặc từ bố hoặc từ mẹ. |
- NST tồn tại thành từng cặp tương đồng (chứa 2 chiếc của mỗi cặp NST tương đồng). |
- Gene tồn tại thành từng chiếc allele. |
- Gene tồn tại thành từng cặp allele. |
2. Tính chất đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể
- Mỗi loài sinh vật có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng và cấu trúc của NST. Bộ NST của các loài có thể giống nhau về số lượng NST nhưng hình dạng và đặc biệt là cấu trúc NST sẽ khác nhau.
- Các cá thể cùng loài đều mang bộ NST đặc trưng của loài. Ví dụ: Các giống ngô hiện nay được trồng ở nhiều quốc gia đều có bộ NST 2n = 20; nhiều giống chó nhà được nuôi ở nhiều nơi trên thế giới đều có bộ NST 2n = 78;...
- Sự khác nhau về số lượng NST trong bộ NST lưỡng bội giữa các loài sinh vật không phản ánh sự khác nhau về mức độ tiến hoá (thời kì phát sinh loài) giữa chúng.
III - THỰC HÀNH: QUAN SÁT TIÊU BẢN NHIỄM SẮC THỂ DƯỚI KÍNH HIỂN VI
1. Chuẩn bị
a. Dụng cụ
- Kính hiển vi quang học có chỉ số phóng đại vật kính 10×, 40×, 100×.
- Dầu soi kính hiển vi.
- Giấy mềm, cồn 70°.
- Bút vẽ, vở ghi.
- Máy ảnh (nếu có).
b. Mẫu vật
- Tiêu bản cố định NST tế bào một số loài.
c. Tìm hiểu cơ sở quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể
- Dùng vật kính có độ phóng đại nhỏ để lựa chọn điểm quan sát đạt yêu cầu.
- Trong tiêu bản có các tế bào đang ở các kì khác nhau: Tế bào ở kì trung gian không nhìn rõ hình dạng NST; NST quan sát rõ nhất ở kì giữa, khi đó NST tập trung thành một hàng ở giữa tế bào. Để quan sát rõ hình dạng NST cần xác định tế bào ở kì giữa của quá trình phân bào.
- Chuyển sang vật kính có độ phóng đại lớn hơn để quan sát rõ số lượng, hình dạng NST.
2. Cách tiến hành
- Bước 1: Chọn vật kính có độ phóng đại thấp (10×) để điều chỉnh độ hội tụ ánh sáng (Hình 42.6a).
- Bước 2: Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc sơ cấp để đưa vật kính 10× tiến gần vào tiêu bản.
- Bước 3: Vặn ốc sơ cấp kết hợp vặn ốc thứ cấp để điều chỉnh hình ảnh NST cho rõ nét.
- Bước 4: Chuyển sang quan sát tiêu bản ở vật kính 40× (Hình 42.6b).
- Bước 5: Quan sát tiêu bản ở vật kính 100×.
+ Nhỏ một giọt dầu soi kính vào tiêu bản cần quan sát (Hình 42.6c).
+ Vặn ốc sơ cấp để đưa vật kính 100× tiến gần vào tiêu bản, đầu vật kính ngập vào giọt dầu vừa nhỏ.
+ Vặn ốc thứ cấp để điểu chỉnh hình ảnh cho rõ nét.
- Bước 6: Lau sạch dầu soi kính trên vật kính 100×.
+ Dùng giấy mềm có tầm cồn 70° đặt nhẹ nhàng lên bề mặt vật kính 100×.
+ Giữ yên vài giây để giấy tẩm cồn hút hết dầu soi trên bề mặt vật kính.
+ Kiểm tra mâm kính, nếu có dính dầu soi kính, dùng giấy mềm có tẩm cồn 70° lau sạch.
Hình 42.6. Các bước quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi
3. Kết quả
BÁO CÁO THỰC HÀNH
Họ và tên:... Lớp:...
1. Mục đích thí nghiệm: Quan sát NST dưới kính hiển vi
2. Chuẩn bị: Dụng cụ thí nghiệm:...
3. Các bước tiến hành: Mô tả các bước tiến hành:...
4. Kết quả thí nghiệm: Dựa vào kết quả quan sát NST dưới kính hiển vi hoặc ảnh chụp, vẽ hình NST vào vở và hoàn thành thông tin theo mẫu Bảng 42.2.
Bảng 42.2. Kết quả quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 9 Kết nối tri thức hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải sgk KHTN 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT