Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 44: Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 Bài 44: Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 44: Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính

Quảng cáo

I - NHIỄM SẮC THỂ THƯỜNG VÀ NHIỄM SẮC THỂ GIỚI TÍNH

- Bộ NST trong tế bào của đa số sinh vật nhân thực bao gồm NST thường và NST giới tính.

NST thường

NST giới tính

- Thường có nhiều cặp trong tế bào lưỡng bội.

- Thường chỉ có 1 cặp trong tế bào lưỡng bội.

- Thường tồn tại thành cặp tương đồng trong tế bào lưỡng bội và giống nhau ở hai giới.

- Có thể tồn tại thành cặp tương đồng (XX) hoặc không tồn tại thành cặp tương đồng (XY, XO) trong tế bào lưỡng bội và khác nhau ở hai giới.

- Mang gene quy định tính trạng thường, không liên quan đến giới tính.

- Mang gene quy định giới tính, các gene quy định tính trạng liên quan đến giới tính, các gene quy định tính trạng thường.

- Ví dụ: Trong tế bào sinh dưỡng ở người có 46 NST, tồn tại thành 23 cặp. Trong đó có 22 cặp NST thường, giống nhau giữa nam và nữ, cặp còn lại là cặp NST giới tính, khác nhau giữa nam và nữ. Nam chứa cặp NST giới tính không tương đồng (kí hiệu là XY), nữ chứa cặp NST giới tính tương đồng (kí hiệu là XX). Bộ NST lưỡng bội (2n) của nam kí hiệu là 44A + XY, của nữ là 44A + XX.

Quảng cáo

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 44: Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính

Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội ở nam và nữ

II - CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH

1. Phân hóa giới tính ở sinh vật

- Giới tính của nhiều loài phụ thuộc vào sự có mặt của cặp NST giới tính trong tế bào:

Quảng cáo

Loài

Cặp nhiễm sắc thể giới tính

Giới đực

Giới cái

Người, động vật có vú, ruồi giấm, cây me chua,…

XY

XX

Chim, bướm, lưỡng cư, bò sát, một số loài cá và côn trùng,…

ZZ

ZW

Một số loài côn trùng (cào cào, châu chấu, ve sầu, gián,…)

XO

XX

- Ở một số loài như ong, kiến,…, giới tính được xác định bằng mức bội thể của cơ thể: Con cái được phát triển từ trứng được thụ tinh, có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n). Con đực phát triển từ trứng không thụ tinh, có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n).

Quảng cáo

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 44: Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính

Ong đực mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội

2. Cơ chế xác định giới tính

- Ở đa số các loài giao phối trong đó có con người, cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử (giảm phân) và sự tổ hợp lại cặp NST giới tính trong thụ tinh.

- Cơ chế xác định giới tính ở người:

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 44: Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính

Cơ chế xác định giới tính ở người

+ Khi giảm phân, nam giới mang cặp NST giới tính XY cho ra 2 loại tinh trùng với tỉ lệ ngang nhau 1 chứa X : 1 chứa Y, nữ giới mang cặp NST giới tính XX chỉ cho một loại trứng chứa X.

+ Qua thụ tinh, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đã tạo ra 2 loại hợp tử chứa XX, phát triển thành con gái và XY, phát triển thành con trai với tỉ lệ ngang nhau là 1 : 1.

III - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN HOÁ GIỚI TÍNH

Giới tính ở một số loài cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác thuộc môi trường trong và ngoài cơ thể:

- Yếu tố môi trường trong cơ thể: Nếu cho hormone sinh dục tác động vào những giai đoạn sớm trong sự phát triển cá thể có thể làm thay đổi giới tính dù cặp NST giới tính không thay đổi. Ví dụ: Dùng hormone sinh dục đực methyltestosterone tác động vào cá vàng cái có thể làm cá cái chuyển thành cá đực.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 44: Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính

Đực hóa cá vàng cái bằng methyltestosterone

- Yếu tố môi trường ngoài: Yếu tố môi trường bên ngoài cơ thể (ánh sáng, nhiệt độ, khói,…) có ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính ở một số loài.

+ Nhiệt độ ấp trứng sau thụ tinh ở một số loài bò sát như rắn, rùa,... cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ đực, cái ở con non.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 44: Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính

Nhiệt độ ấp trứng ảnh hưởng đến giới tính của rùa con ở loài rùa xanh (Vích)

+ Thầu dầu trồng trong ánh sáng cường độ yếu thì tỉ lệ hoa đực giảm.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 44: Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính

Ánh sáng ảnh hưởng đến tỉ lệ hoa đực/cái ở hoa thầu dầu

+ Dưa chuột được hun khói thì tỉ lệ hoa cái tăng.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 44: Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính

Khói ảnh hưởng đến tỉ lệ hoa đực/cái ở dưa chuột

→ Nhờ hiểu được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân hoá giới tính, con người có thể chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực, cái ở vật nuôi cho phù hợp với mục tiêu sản xuất. Ví dụ: tạo ra nhiều bê đực để nuôi lấy thịt; tạo ra nhiều bê cái để nuôi lấy sữa; tạo ra nhiều tằm đực để lấy tơ;...

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 9 Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải sgk KHTN 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác