Bi kịch là gì (chi tiết nhất)

Bài viết Bi kịch là gì chi tiết nhất, đầy đủ khái niệm, đặc điểm, cách đọc hiểu & bài tập có đáp án chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm về Bi kịch.

Bi kịch là gì (chi tiết nhất)

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

1. Khái niệm bi kịch

Bi kịch là thể loại kịch viết về những câu chuyện buồn bã, đau đớn, tập trung khai thác những xung đột gay gắt giữa những khát vọng cao đẹp của con người với tình thế bi đát của thực tại, dẫn tới sự thảm bại hay cái chết của nhân vật. Từ kết cục bi thương đó, bi kịch thường mang đến cho người đọc những bài học quý giá và tinh thần lạc quan.

2. Đặc điểm của bi kịch

- Đề tài của bi kịch thường mượn từ lịch sử hay huyền thoại, đề cập những vấn đề lớn, có tính vĩnh cửu của cuộc sống con người.

- Hành động trong bi kịch là hệ thống hành động của các nhân vật được tổ chức và kết nối lại, tạo nên sự phát triển của cốt truyện bi kịch. Hành động của các nhân vật bi kịch, cũng như hành động của nhân vật kịch nói chung, thường được phân thành hai dạng chính: các hành động bên ngoài (lời nói, cư xử, hoạt động) và hành động bên trong (sự chuyển biến nội tâm, các độc thoại nội tâm).

- Cốt truyện bi kịch là tiến trình của các sự việc, biến cố trong câu chuyện kịch được tổ chức tạo nên sự phát triển xung đột, cũng như sự phát triển hành động và tính cách các nhân vật. Đó thường là một chuỗi các sự kiện dẫn đến những tổn thất, đau thương trong cuộc đời nhân vật chính (từ đỉnh cao danh vọng, quyền uy, hạnh phúc... đến cái chết hoặc sự mất mát khủng khiếp của nhân vật).

- Xung đột bi kịch là nhân tố tổ chức tác phẩm kịch, thể hiện sự va chạm, đấu tranh, loại trừ giữa các thế lực đối lập giữa các mặt khác nhau của cùng một tính cách, giữa các tính cách nhân vật khác nhau, hoặc giữa tính cách nhân vật với hoàn cảnh. Xung đột bi kịch thường nảy sinh giữa cái cao cả với cái cao cả, giữa cái cao cả với cái thấp kém hoặc giữa khát vọng cao cả với số phận khắc nghiệt. Có hai kiểu xung đột chính trong bi kịch:

Quảng cáo

- Có hai kiểu xung đột chính trong bi kịch:

+ Xung đột giữa những khát vọng đẹp đẽ của nhân vật với hoàn cảnh thực tế.

Ví dụ, xung đột trong vở bi kịch Ham-lét (Hamlet) của Uy-li-am Sếch-xpia (William Shakespeare) là xung đột giữa ý chí, nghị lực và khát vọng trả thù của Ham-lét với những thế lực đen tối, bạo tàn trong cung đình cũng như ngoài xã hội.

+ Xung đột nằm trong chính nhân vật. Đó là cuộc đấu tranh giằng xé giữa vẻ đẹp khát vọng, những giá trị tích cực của nhân vật với phần bóng tối trong nội tâm nhân vật.

Ví dụ, ở nhân vật Ham-lét, bên cạnh cuộc đấu tranh với thế lực bên ngoài, còn có cuộc đấu tranh bên trong giữa con người mạnh mẽ, nhân văn với những yếu đuối, do dự của chàng.

- Nhân vật chính của bi kịch thường có bản chất tốt đẹp, có khát vọng vượt lên và thách thức số phận, nhưng cũng có những nhược điểm trong hành xử hoặc sai lầm trong đánh giá. Những nhược điểm, sai lầm đó sẽ buộc nhân vật phải trả giá rất đắt, thậm chí bằng cả cuộc đời của mình và những gì mình trân trọng.

- Lời thoại trong bi kịch: cũng như trong kịch nói chung, lời thoại trong bi kịch gồm đối thoại, độc thoại, bàng thoại. Điểm khác biệt là lời thoại trong bi kịch thường mang tính chất trang trọng, triết lí, thể hiện quan điểm, ý chí và hành động tranh đấu của nhân vật bi kịch.

Quảng cáo

- Hiệu ứng thanh lọc của bi kịch: Những chấn động cảm xúc mạnh mẽ mà bi kịch gây nên trong tâm hồn khán giả là cơ sở tạo nên hiệu ứng thanh lọc của thể loại này. Thoạt tiên, bi kịch khiến khán giả thương xót trước số phận bi đát của một con người vốn cao quý, tốt đẹp; sợ hãi trước cái chết, trước những mất mát khủng khiếp. Tuy nhiên, sâu xa hơn, bi kịch khiến khán giả nhận ra, thức tỉnh và đồng cảm trước những giá trị tốt đẹp, có ý nghĩa trong đời; đau đớn trước sự huỷ diệt những giá trị đó. Từ đây, họ có thể giải tỏa sự xót thương, nỗi sợ hãi thường tình, hướng tâm hồn tới cái cao cả, phấn đấu cho những sức mạnh tinh thần lớn lao.

3. Ví dụ một số tác phẩm bi kịch

- Romeo và Juliet (William Shakespeare)

- Vua Macbeth (William Shakespeare)

- Hoàng tử Hamlet (William Shakespeare)

- Nàng Sita (Lưu Quang Vũ)

- …

4. Cách đọc hiểu một văn bản bi kịch

- Khi đọc hiểu văn bản bị kịch, các em cần chú ý:

Quảng cáo

+ Nắm được cốt truyện của văn bản kịch.

+ Xác định được nhân vật trung tâm trong mối quan hệ với các nhân vật khác trong văn bản kịch.

+ Xác định được những mâu thuẫn không thể hoá giải (mâu thuẫn bên trong nhân vật, mâu thuẫn giữa khát vọng của nhân vật với thực tiễn đời sống). Những mâu thuẫn này được thể hiện qua ngôn ngữ, hành động, tâm trạng.... của nhân vật như thế nào?

+ Quan tâm đến các chỉ dẫn sân khấu để hiểu rõ hơn về bối cảnh, hành động và tâm trạng của nhân vật.

5. Một số bài tập liên quan đến thể loại hài kịch.

5.1. Trắc nghiệm

Câu 1: Điền từ vào vị trí ba chấm […] trong móc vuông cho hợp lí

Cốt truyện bi kịch gồm thắt nút, triển khai, […] kết thúc thảm cảnh/cái chết của nhân vật.

A. Xung đột gay gắt

B. Xung đột xuất hiện

C. Giải quyết xung đột

D. Xung đột xảy ra

Đáp án: C

Câu 2: Xung đột giữa những khát vọng đẹp đẽ của nhân vật với tình trạng không thể thực hiện được điều đó trong thực tiễn là mâu thuẫn nằm trong chính nhân vật”. Đúng hay sai?

A. Sai

B. Đúng

Đáp án: A

Câu 3: Đặc điểm nổi bật của nhân vật trong bi kịch là:

A. Nhân vật thường phải trải qua trạng thái giằng xé bế tắc, rơi vào tình huống bi thảm….

B. Nhân vật là đối tượng của tiếng cười, hiện thân cho các thói tật xấu trong xã hội.

C. Tính cách của nhân vật tập trung thể hiện qua những biến cố cơ bản của đời người.

D. Tính cách của nhân vật được thể hiện một cốt truyện chặt chẽ, logic.

Đáp án: A

Câu 4. Điền từ vào vị trí ba chấm […] trong ng móc vuông cho hợp lí

Nhân vật chính của bi kịch có phẩm chất, năng lực vượt trội, có khát vọng, tưởng cao đẹp nhưng phải đối đầu với mâu thuẫn xung đột […].

A. lên đến đỉnh điểm

B. không thể hóa giải

C. đau đớn tột cùng

D. cần được hóa giải

Đáp án: B

Câu 5: Điền từ vào vị trí ba chấm […] trong móc vuông cho hợp lí

Lời thoại của nhân vật trong bi kịch thường căng thẳng chất chứa […] thể hiện trăn trở, suy nghĩ mạnh mẽ không chịu khuất phục

A. Yếu tố bi

B. Khát vọng

C. Mâu thuẫn

D. Biện luận

Đáp án: D

Câu 6: Khát vọng cao đẹp của nhân vật chính trong bi kịch thường xung đột với:

A. Hoàn cảnh thực tế/ gặp phải những trở ngại ngay trong bản tính cố hữu.

B. Khát vọng của nhân vật phụ/ của gia đình.

C. Hiện thực đen tối của xã hội đương thời/thời đại.

D. Một thế lực đối lập, mạnh hơn nhiều lần.

Đáp án: A

Câu 7. Thả các từ sau vào các vị trí trong móc vuông cho hợp lí

Trong bi kịch, việc cái đẹp, cái hùng [vị trí 1] đã đưa đến nỗi đau khổ cùng cực. Song chính từ đó, bi kịch trở thành tiếng nói khẳng định [vị trí 2] của ý chí, khát vọng và chiến thắng [vị trí 3] trong cuộc đấu tranh chống lại những tình thế bi đát của thực tại và những yếu hèn.

A. tinh thần của con người

B. bị thất bại

C. sự bất tử

D. tuyệt đối

Đáp án: 1b, 2c, 3a ; 1 bị thất bại, 2 sự bất tử ; 3 tinh thần của con người

Câu 8: Thả các từ sau vào các vị trí trong móc vuông cho hợp lí.

Bi kịch là thông qua sự dàn cảnh, luân chuyển lời đối, độc thoại, hành động nhân vật, [vị trí 1] tập trung diễn tả [vị trí 2] hệ trọng đạt tới mức căng thẳng tột độ giữa mong muốn, hành động cao đẹp, hào hùng của con người với những tình thế [vị trí 3] không thể đảo ngược của thực tại/ những trở ngại tồn tại ngay trong bản tính con người.

A. Xung đột

B. Bi đát

C. Mâu thuẫn

D. Bi kịch

Đáp án: 1d, 2a, 3b ;   1 Bi kich, 2 Xung đột ; 3 Bi đát

Câu 9: Để đọc hiểu được kịch bản văn học – bi kịch ở lớp 11, HS cần:

A. Nhận biết và phân tích một số yếu tố như: xung đột, hành động, lời thoại, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật gây cười.

B. Phân tích một số yếu tố liên quan đến nhân vật bi kịch: khát vọng, lời thoại.

C. Nhận biết và phân tích một số yếu tố như: xung đột, hành động, lời thoại, nhân vật, cốt truyện, hiệu ứng thanh lọc,…

D. Nhận biết và phân tích một số yếu tố hình thức của kịch: Hồi, lớp, cảnh, chỉ dẫn sân khấu…

Đáp án: C

Câu 10: Vì sao nói kịch có hiệu ứng thanh lọc tâm hồn con người.?

A. Thông qua việc chứng kiến cái chết bi thảm của nhân vật, người đọc, người xem nhận thức được giá trị của sự sống.

B. Thông qua các cung bậc xúc cảm, người đọc, khán giả nhận thức được giá trị tốt đẹp, từ đó hoàn thiện nhân cách của mình.

C. Cảm phục và ngưỡng mộ những điều cao cả qua nhân vật chính, từ đó hoàn thiện nhân cách của mình.

D. Nhận ra sai lạc ngay trong nội tâm nhân vật chính để điều chỉnh mình.

Đáp án: B

5.2. Tự luận

Bài tập 1: Đọc văn bản sau:

Tóm tắt vở kịch: Sau khi đánh thắng giặc, trên đường trở về, Măcbet được những mụ phù thủy báo cho biết trước là sẽ được làm vua. Từ đó lòng tham của Măcbet bắt đầu nảy nở, lại thêm bị vợ luôn xúi giục, Măcbet ngày càng ham muốn chiếm đoạt ngai vàng. Nhân cơ hội vua Đơncan đến thăm và ngủ đêm tại lâu đài của y, y đã hạ sát nhà vua. Con của vua Đơncan là Mancôm chạy trốn sang Anh. Măcbet lên ngôi vua xứ Xcôtlen. Nhưng mụ phù thủy cũng tiên đoán Bancô, một võ tướng, sau này sẽ là tổ phụ của một dòng vua. Muốn ngăn ngừa hậu họa và củng cố địa vị của mình, Măcbet đã giết nốt cả Bancô, nhưng con trai của Bancô chạy thoát. Nắm quyền hành trong tay, càng ngày Măcbet càng tỏ ra chuyên quyền, tàn bạo. Vì bị ám ảnh bởi tội ác và lo sợ quyền lực bị lung lay, y thẳng tay chém giết bất cứ người nào có thái độ chống đối. Nhân dân khắp nơi căm phẫn nổi dậy chống lại y. Mancôm được sự giúp đỡ của vua Anh đã đem quân trở về Xcôtlen. Trong một trận huyết chiến, Măcbet đã bị chặt đầu. Trước đó ít lâu, vợ y vì sợ hãi và dằn vặt về tội ác đã phát điên và tự tử.

Đoạn trích sau đây thuộc hồi Ba, cảnh II, là đoạn đối thoại giữa Măcbet và vợ, sau khi Măcbet đã giết vua Đơncan để cướp ngôi.

CẢNH II

(Hoàng cung)

VỢ MĂCBET: (nói một mình): – Nếu ước mong đã thành mà lòng còn chưa thỏa thì có khác gì xôi hỏng bỏng không. Thà cam chịu số phận của kẻ mình đã ám hại còn yên thân hơn là chính tay mình ám hại mà phải sống trong một niềm vui bất trắc.

Măcbet ra.

VỢ MĂCBET: – Kìa sao ông lại cứ lủi thủi một mình, ấp ủ những điều tưởng tượng đau buồn đen tối? Tại sao cứ vương vấn mãi với những ý nghĩ đáng lí phải chết đi theo những kẻ gây ra những ý nghĩ đó. Những việc không cứu vãn được nữa thì quan tâm làm gì. Việc đã xong là xong.

MĂCBET: – Chúng ta mới chỉ đánh rắn bị thương, chưa giết chết hẳn. Vết thương lành lại, rắn lại như xưa; còn mưu toan khốn khổ của chúng ta vẫn bị nanh độc của nó đe dọa. Thà rằng vũ trụ tan vỡ, đất trời sụp đổ, còn hơn là hằng ngày phải ăn trong kinh hoàng, đêm đêm bị ám ảnh bởi những giấc mơ hãi hùng, thao thức quằn quại thâu đêm. Thà chết đi với kẻ đã khuất, kẻ mà để có được sự thỏa mãn tham vọng, chúng ta đã đưa tới chỗ yên nghỉ ngàn năm, còn hơn phải sống trong lo âu, khắc khoải đau khổ liên miên. Đơncan đã xuống mồ. Thế là sau những cơn sốt hãi hùng của cuộc sống, y đã được yên nghỉ. Phản trắc đã hoàn thành tội ác. Gươm đao, độc dược, tôi tớ bất trung, giặc ngoại xâm, không gì còn có thể động chạm tới y được nữa!

VỢ MĂCBET: – Bình tâm lại, ông ơi! Đừng cau có, giận dữ thế. Đêm nay giữa đám đông khách dự yến, ông phải làm sao cho tươi tỉnh vui vẻ mới được!

MĂCBET: – Tôi sẽ cố gắng, cả bà nữa cũng phải thế. Nhất là đối với Bancô. Bà nên tỏ vẻ tôn kính y cả trong khóe mắt lẫn trong lời nói: chúng ta chưa được yên thân đâu nên phải ngọt nhạt chiều lòng thiên hạ để giữ gìn địa vị cao sang này, phải lấy vẻ mặt làm mặt nạ che giấu lòng mình, ngụy trang thâm tâm chúng ta đi.

VỢ MĂCBET: – Ông phải gạt bỏ những ý nghĩ ấy đi!

MĂCBET: – Này bà! Tâm trí tôi chứa đầy rắn rết độc địa. Bà biết chứ, Bancô và Flinxơ con y còn sống sờ sờ ra đó.

VỢ MĂCBET: – Nhưng trên sổ thiên tào, mệnh chúng đâu phải là bất tử. MĂCBET: – Yên tâm được chính là vì thế đấy. Có thể trừ chúng được. Vậy mình hãy vui lên; đêm nay trước khi đàn dơi bay đi kiếm mồi quanh hàng hiên, trước khi theo tiếng gọi của nữ thần Hikêt7 âm u, bọ hung cất đôi cánh cứng bóng bay vù vù rung lên nhạc điệu buồn ngủ của đêm trường thì một việc khủng khiếp sẽ xảy ra.

VỢ MĂCBET: – Việc gì thế?

MĂCBET: – Hậu yêu quý, hãy khoan đừng nên biết vội, đợi đến lúc đó bà sẽ vỗ tay reo mừng. Màn đêm mịt mùng, buông xuống đi thôi. Hãy bịt chặt lấy đôi mắt dịu hiền của ban ngày tội nghiệp. Hãy vung bàn tay đẫm máu vô hình của ngươi mà xóa sạch, xé tan sợi dây oan nghiệt đã làm cho ta phải e sợ tê tái. Trời tối dần rồi, quạ đã sải cánh bay về tổ trong rừng âm u, những vật tốt đẹp của ban ngày chìm dần trong giấc ngủ, ác quỷ đen tối của đêm trường trỗi dậy tìm mồi. Những lời nói của tôi làm bà ngạc nhiên lắm nhỉ; nhưng thôi cứ yên tâm nán chờ. Sự tình đã xấu chỉ có làm xấu nữa mới tốt lên được. Nào, ta đi thôi.

Cả hai vào.

(Trích Măcbet, William Shakespeare, in trong William Shakespeare – Tuyển tập tác phẩm, NXB Sân khấu – Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2006, Tr.450-452)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Liệt kê những lời chỉ dẫn sân khấu được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 2. Đoạn trích trên có sự xuất hiện của bao nhiêu nhân vật? Đó là những nhân vật nào?

Câu 3. Dựa vào phần tóm tắt và hai câu nói của Măcbet (Bancô và Flinxơ con y còn sống sờ sờ ra đó; một việc khủng khiếp sẽ xảy ra), hãy cho biết Măcbet đang âm mưu thực hiện điều gì? Nhằm mục đích gì ?

Câu 4. Nêu tóm tắt nội dung của đoạn trích ?

Câu 5. Dựa vào phần tóm tắt và nội dung đoạn trích, anh/ chị có nhận xét gì về tính cách nhân vật người vợ của Măcbet ?

Câu 6. Phân tích ngắn gọn tâm trạng của nhân vật Măcbet trong đoạn trích?

Câu 7. Chỉ ra hiệu ứng thanh lọc của đoạn trích? Hiệu ứng đó có tác động như thế nào đối với nhận thức của anh/ chị?

Câu 8. Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nhận xét về ngôn ngữ kịch được sử dụng trong đoạn trích?

Đáp án:

Câu 1: Những lời chỉ dẫn sân khấu được sử dụng trong đoạn trích: nói một mình, Măcbet ra, cả hai vào.

Câu 2: Đoạn trích có sự xuất hiện của hai nhân vật. Đó là Măcbet và vợ Măcbet.

Câu 3:

– Măcbet đang âm mưu thực hiện việc giết hai cha con Bancô và Flinxơ.

– Mục đích: Để giữ vững ngai vàng của mình, vì mụ phù thủy cũng tiên đoán Bancô sau này sẽ là tổ phụ của một dòng vua.

Câu 4: Tóm tắt nội dung đoạn trích: Sau khi giết Đơncan và cướp ngôi vua, Măcbet sống trong tâm trạng lo âu, sợ hãi. Vợ Măcbet khuyên nhủ chồng phải quên đi những việc đã làm để đối phó với tình hình trước mắt. Nhằm củng cố ngai vàng của mình, Măcbet âm mưu giết hai cha con Bancô và Flinxơ.

Câu 5: Nhận xét về nhân vật vợ Măcbet:

– Một người đàn bà mưu mô, xảo quyệt, đầy tham vọng.

– Một người đàn bà sắt đá, không hề day dứt về những tội ác mà mình đã gây ra.

Câu 6: Phân tích ngắn gọn tâm trạng của nhân vật Măcbet:

– Tâm trạng kinh hoàng, luôn bị ám ảnh bởi tội ác mình đã gây ra.

– Tâm trạng lo âu khắc khoải vì sợ hậu họa và sợ ngai vàng của mình bị lung lay.

– Chuyển sang tâm trạng hân hoan khi nghĩ đến kế hoạch giết chết

cha con nhà Bancô.

Câu 7:

– Hiệu ứng thanh lọc của đoạn trích: Qua tâm trạng của kinh hoàng, lo âu của Măcbet, người đọc thấy được cái giá phải trả khi gây ra tội ác: con người sẽ phải sống trong dằn vặt, đau khổ, không một giây phút nào được thanh thản, bình yên.

– Tác động đối với bản thân: Nhắc nhở bản thân luôn sống lương thiện, luôn hành xử đúng với đạo lí, để có được một đời sống nội tâm thanh thản, hạnh phúc.

Câu 8.

Ngôn ngữ kịch chủ yếu là ngôn ngữ của nhân vật, là ngôn ngữ biểu đạt hành động, kết hợp một cách có chọn lọc với các chỉ dẫn sân khấu. Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kịch trang trọng, sử dụng nhiều cách nói hoa mĩ, hình ảnh. Ví như, Mắcbet nói: Thà rằng vũ trụ tan vỡ, đất trời sụp đổ, còn hơn là hằng ngày phải ăn trong kinh hoàng, đêm đêm bị ám ảnh bởi những giấc mơ hãi hùng, thao thức quằn quại thâu đêm,… Ngôn ngữ kịch góp phần quan trọng trong việc khắc họa tính cách nhân vật Mắcbet, một người âm mưu, thủ đoạn. Đồng thời, ngôn ngữ kịch thể hiện sinh động diễn biến tâm trạng của nhân vật Mắcbet và vợ Mắcbet.

Bài tập 2: Đọc đoạn trích sau:

Lược dẫn: Cha của Hamlet, tức đức vua của Đan Mạch, bị người em ruột giết chết để chiếm ngôi. Mẹ của Hamlet ngay sau đó đã tái giá với em chồng. Hamlet ở xa, biết tin cha mất đã trở về và vô cùng đau buồn. Chàng quyết điều tra xem ai là kẻ đã giết cha mình. Đoạn trích dưới đây nói về cuộc gặp gỡ giữa Hamlet với chú ruột (vua Đan Mạch mới) và mẹ.

[…]

HẬU – Hamlet yêu của mẹ, con hãy vứt bỏ mầu sắc ảm đạm kia đi, con hãy nhìn vua Đan Mạch đây với cặp mắt thân yêu. Đừng ủ rũ cúi tìm chi mãi bóng hình người cha cao quý của con trong cát bụi làm gì. Con há chẳng biết, đó là luật chung của tạo hóa, cái gì có sống phải có chết, tất phải bước qua cõi đời này để đi tới nơi vĩnh viễn.

HAMLET – Đúng thế, tâu Lệnh bà, đó là luật chung mà.

HẬU – Đã thế sao con vẫn coi hình như là chuyện lạ lùng?

HAMLET – “Hình như” ư, tâu Lệnh bà? Không, thực chứ con nào có biết chuyện “hình như”! Mẹ hiền ơi, chẳng phải chỉ có tấm áo khoác ngoài đen như mực này, bộ tang phục trọng thể con mặc theo tục lệ này, cũng chẳng phải tiếng thở dài não nuột, nhọc nhằn, không, chẳng phải những dòng suối lệ tràn đầy, chẳng phải bộ mặt sầu bi, cũng như những hình thức, những kiểu cách, những bề ngoài thảm thương kia, tất cả đều chẳng nói lên được tâm trạng thực của con. Những điều đó quả thật là chuyện “hình như” vì người ta rất có thể đóng kịch ra như thế. Nhưng còn những điều chứa chất trong đáy lòng con đây, biểu lộ ra ngoài sao được. Những biểu hiện ấy toàn là những tấm áo ngụy trang của niềm đau thương mà thôi.

VUA – Hamlet, cháu làm tròn bổn phận cư tang đối với thân phụ như thế, đủ tỏ bản chất dịu hiền đáng khen của cháu. Nhưng có điều cháu nên biết, là thân phụ cháu cũng đã từng mất thân phụ của người, và chính người thân phụ ấy lại cũng đã mất thân phụ của mình. Kẻ còn sống tất nhiên vì chữ hiếu phải ấp ủ trong một thời gian mối sầu thương tang tóc, nhưng nếu cứ khư khư đau buồn mãi thì đó là một sự ương ngạnh, một niềm đau không xứng đáng với kẻ nam nhi, chẳng thuận lẽ trời, một trái tim yếu mềm, một tâm hồn không kiên định, một trí suy xét tầm thường và ngu muội! Bởi vì cái việc ta đã biết tất phải như thế và cũng tầm thường như mọi sự tầm thường nhất, thì tại sao lại cứ ương ngạnh, ấp ủ mãi trong lòng? Đó là một tội đối với trời, một tội đối với người đã khuất, một tội đối với lẽ thường! Một sự vô lý! Lẽ phải thường tình là mọi người cha đều phải chết; từ khi có cái thi hài đầu tiên cho đến người chết hôm nay, lẽ phải đó luôn luôn kêu lên: “Ấy là việc tất nhiên!”. Hãy vứt bỏ nỗi sầu đau vô ích ấy đi và hãy coi trẫm đây như cha đẻ; sao cho thiên hạ thấy rằng con sẽ là người kế tục trực tiếp của ngôi báu này, và lòng ta đối với con cũng như một người cha thương yêu con nhất đời với tình yêu cao quý. Còn việc con muốn trở lại học viện Wittenberg thì thật trái với ý ta lắm đấy. Ta tha thiết mong con hãy vâng mệnh ta ở lại đây, cho ta được vui lòng đẹp ý. Con là người đứng đầu các triều thần của ta, cháu ruột của ta, con ta…

HẬU – Hamlet con ơi, đừng để mẹ uổng công cầu xin. Mẹ van con, ở lại đây cùng chúng ta, đừng đi Wittenberg nữa con ạ!

HAMLET – Tâu Lệnh bà, con cố hết sức vâng lời Lệnh bà.

VUA – Ồ! Câu trả lời đáng yêu và hay làm sao! Con hãy sống trên đất nước Đan Mạch này như chính ta vậy. Nào ta đi thôi, ái khanh. Hamlet tự nguyện vui lòng ở lại làm ta đẹp lòng mãn ý biết bao nhiêu. Để ban thưởng, ta ra lệnh: hôm nay, trên đất nước Đan Mạch này, cứ mỗi tuần rượu hân hoan là tiếng đại bác lại dâng cao lời chúc tụng lên chín tầng mây và tiệc rượu của trẫm sẽ tưng bừng, đất trời sẽ âm vang tiếng súng gầm rền rã. Nào ta đi.

Tiếng kèn đồng. Mọi người vào, trừ Hamlet

HAMLET – Ôi, thịt da rắn chắc, quá rắn chắc này hãy chảy ra đi, tan ra đi, biến thành một giọt sương! Mong sao đấng bất diệt kia đừng trừng phạt kẻ tự hủy hoại mình. Ôi! Trời hỡi trời! Bao nhiêu lạc thú trên đời này đối với ta sao mà chán chường, nhạt nhẽo và vô vị đến thế! Bẩn thỉu thay là đời, ôi bẩn, bẩn! Chỉ là một cái vườn hoang mọc lên hạt giống độc, đầy rẫy những cây cỏ thối tha. Sự tình đã đưa đến nỗi này! Mới chết được hai tháng! Mà không, làm gì được, nào đã được hai tháng. Một đức vua hiển minh như thế, sánh với kẻ kia khác nào thần Hyperion đem đọ với quỷ đêm. Người đã yêu quý mẹ ta, đến nỗi không muốn để gió trời thổi mạnh vào da mặt bà. Trời đất hỡi: ta có nên nhớ lại nữa không? Mẹ ta đã từng bám lấy cổ người, tưởng chừng như càng hưởng thụ lại càng thêm khao khát! Thế mà, chỉ trong một tháng… Thôi… ta đừng nghĩ đến nữa! Nhẹ dạ, đích danh mi là đàn bà! Một tháng trời ngắn ngủi! Đôi giày tang còn chưa mòn gót, mới ngày nào lê theo thi hài người cha đáng thương của ta, khóc như nàng Niôbê đầm đìa giọt lệ; ấy thế mà mẹ ta, chính mẹ ta. Trời hỡi! Một con vật không biết điều hay lẽ phải cũng còn để tang được lâu hơn – mẹ ta đã tái giá cùng chú ta, em ruột của cha ta. Nhưng đem so y với người, có khác gì đem ta sánh với Hecquyn! Mới trong vòng một tháng! Giọt lệ giả dối khóc chồng chưa kịp ráo trong khóe mắt đỏ hoe, thì đã vội bước đi bước nữa. Ôi! Sao quá nhẫn tâm vội vàng đắm mình vào đống gối chăn loạn luân khéo léo đến thế! Như vậy chẳng tốt đâu, trước sau chẳng thể nào tốt được! Nhưng tim ta ơi! Hãy nổ tung ra đi, vì ta bắt buộc cứ phải chịu câm miệng! […]

(Trích Hamlet, W. Shakespeare, Đào Duy Anh, Bùi Ý, Bùi Phụng dịch, Nxb Sân khấu, Hà Nội, 2006)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Những nhân vật nào xuất hiện trong đoạn trích?

A. Hamlet và vua

B. Vua và Hậu

C. Hamlet và hậu

D. Vua, hậu, Hamlet

Câu 2. Những lời nói của các nhân vật ở trong đoạn trích được gọi là:

A. Lời thoại

B. Lời tác giả

C. Lời chỉ dẫn sân khấu

D. Lời thuyết minh

Câu 3. Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết vua và hậu muốn Hamlet làm gì?

A. Thôi không đau buồn vì người cha đã mất

B. Không nuôi lòng căm thù đối với vua

C. Ở lại Đan Mạch, không đi Wittenberg

D. Cả A và C

Câu 4. Dựa vào lời độc thoại của Hamlet, hãy cho biết Hamlet khinh ghét mẹ mình vì điều gì?

A. Chồng chết nhưng không hề buồn đau

B. Chồng mới chết đã tái giá cùng em chồng

C. Thể hiện một thái độ buồn đau giả tạo

D. Không cho Hamlet nuôi ý định báo thù

Câu 5. Hamlet có thái độ như thế nào đối với vua?

A. Tôn trọng

B. Yêu thương

C. Coi thường

D. Căm thù

Câu 6. Qua phần lược dẫn và phần lời thoại nhân vật, nhà vua được miêu tả là một con người như thế nào?

A. Giả dối, nham hiểm

B. Chân thành, trung thực

C. Yếu đuối, nhu nhược

D. Nóng nảy, nông cạn

Câu 7. Nhận xét nào sau đây nói lên bi kịch của Hamlet trong đoạn trích?

A. Không thể báo thù cho người cha quá cố

B. Không thể bộc lộ những suy nghĩ thật của mình

C. Không thể tiếp tục đi đến Wittenberg

D. Không thể tìm ra kẻ đã giết cha mình

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8. Nhân vật Hamlet bộc lộ nỗi niềm tâm sự gì qua những lời độc thoại?

Câu 9. Qua những lời độc thoại của Hamlet, tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp gì?

Câu 10. Bạn có suy nghĩ gì về nhận định của Hamlet: Cuộc đời “chỉ là một cái vườn hoang mọc lên hạt giống độc, đầy rẫy những cây cỏ thối tha”? (Viết khoảng 5 – 7 dòng)

Đáp án:

Câu 1. D

Câu 2. A

Câu 3. D

Câu 4. B

Câu 5. C

Câu 6. A

Câu 7. B

Câu 8. Qua lời độc thoại, Hamlet bày tỏ thái độ chán chường trước những tấn tuồng của cuộc đời; thể hiện nỗi khinh bỉ đối với người mẹ của mình, khi mà chồng chết chưa lâu đã vội tái giá với người em ruột của chồng; thể hiện sự khinh thường đối với đức vua mới, khi mà so về tài đức đều kém xa so với phụ thân của chàng trước kia.

Câu 9. Qua những lời độc thoại của Hamlet, tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp:

– Con người sống phải biết luân thường đạo lí

– Cần biết khinh căm thù cái ác, khinh bỉ cái xấu xa

Câu 10. Hamlet là nhân vật chính trong toàn bộ vở kịch, cha bị đầu độc, mẹ bị người khác chiếm đoạt nhưng bản thân lại sống dưới quyền của kẻ thù nên tính cách rất cáu kỉnh và mạnh mẽ. Từ cuộc đời mình, chàng nhận định: Cuộc đời “chỉ là một cái vườn hoang mọc lên hạt giống độc, đầy rẫy những cây cỏ thối tha”. Điều này hoàn toàn đúng đắn đối với bối cảnh triều đình mà Hamlet đang phải sống, đúng với cái tâm trạng chán chường của Hamlet khi mà cha mới mất, mẹ đã tái giá để lấy chính em ruột của cha. Tuy nhiên, nếu xét rộng ra, đó là một nhận định có phần cực đoan, bởi bên cạnh những mặt tiêu cực, cuộc đời vẫn luôn tồn tại những mặt tích cực.

Bài tập 3: Đọc văn bản sau:

CỦA HỒI MÔN

(Vua Lear - William Shakespear)

* Tóm tắt vở bi kịch

Vua Lear là bi kịch kinh điển của nhà văn William Shakespeare gồm 5 hồi. Khi thấy mình đã già, Vua Lear quyết định triệu tập các triều thần và ba cô con gái tới để thông báo ý định giao lại đất đai và quyền điều hành đất nước cho các con. Phép thử đặt ra là nhà vua sẽ chỉ ban ân huệ cho cô con gái nào bày tỏ tình yêu thương cha nhiều nhất. Trong khi hai cô con gái lớn, Goneril và Regan thề thốt về tình yêu vô bờ bến dành cho cha thì cô công chúa thứ ba - Cordelia chỉ chân thật chia sẻ yêu cha đúng như tình cảm của một người con đối với cha mình, và tình yêu ấy không thể là tất cả bởi sau này cô còn phải dành tình cảm cho chồng con khi lập gia đình. Cho rằng con út vô ơn bạc bẽo, Vua Lear nổi giận trục xuất cô út khỏi đất nước, chia giang sơn cho hai cô chị. Nhưng rồi sau đó, hai con gái lớn câu kết tước tùy tùng, đuổi ông ra khỏi nhà. Vua Lear hóa điên loạn, công chúa út đưa người về cứu cha, cô thất bại và bị giết chết. Hai chị gái vì tranh giành tình nhân, quyền lực, cuối cùng cũng phải chết trong đau đớn. Cùng với bi kịch Vua Lear còn có bi kịch của một người cha khác là bá tước Gloucester. Ông đã bị chính đứa con hoang của mình lừa dối để giành d aú quyền thừa kế.

* Nhân vật chính của vở bi kịch Vua Lear

LEAR - Vua nước Anh; GONERIL, REGAN, CORDELIA – Những con gái vua Lear; Bá tước KENT, Vua nước Pháp.

* Đoạn trích sau đây nằm ở Hồi 1 (lớp 1) của tác phẩm

LỚP I: Một lễ đường trong cung điện vua Lear

Gloucester và Edmund ra

LEAR - Bây giờ ta muốn nói ra những điều bấy nay ta giữ kín. Truyền lấy bản đồ! Đây, ta đã chia đất nước làm ba phần. Ta quyết định cất khỏi tuổi già này bao nỗi lo toan cùng công việc nước, đem gánh nặng đặt lên sức vóc trẻ trung hơn, để cho ta được thênh thang bước vào cõi thọ. Hiền tế của ta, Cornwall, và con ta nữa, hỡi Albany mà lòng ta thương chẳng kém, giờ đây ta tuyên bố rõ ràng về từng phần đất đai chia cho mỗi nàng công chúa của ta để tránh về sau mọi điều xích mích. Hai vương công nước Pháp và xứ Burgundy, hai vị giai tế cao sang cùng rắp ranh công chúa út của ta, hai người qua đây chơi ướm hỏi cũng đã khá lâu, ta nên trả lời dứt khoát. Vậy, ta hỏi các con gái của ta, ngày nay ta đã từ thoái mọi phần: quyền lợi, đất đai, cũng như quan tâm việc nước; vậy thì trong các con, kẻ yêu ta nhất là ai, để cho ân trạch của ta biết mưa đổ xuống tấm lòng nào là nơi xứng đáng nhất. Goneril, công chúa đầu lòng của ta, cho con nói trước.

GONERIL: Thưa phụ vương, lòng con yêu phụ vương thực không lời nào tả xiết, con yêu phụ vương thiết tha hơn cả yếu ánh sáng, yêu vũ trụ, yêu tự do, yêu trên hết mọi vật quý giá nhất đời; yêu như yêu sự sống đầy duyên, đầy sức, đây nhan sắc, đầy vinh quang; yêu như chưa có con yêu cha nào bằng, yêu như chưa có cha nào được con yêu đến thế; yêu tới mức không còn hơi sức nữa và yêu tới độ lời lẽ hóa nghèo nàn; con yêu cha thực vượt xa mọi bờ bến.

CORDELIA (nói riêng) - Cordelia thì sao đây? Yêu mà im tiếng!

LEAR - Cả cõi đất này, từ đây đến đấy, với bao nhiêu rừng cây bóng cả và đồng ruộng phì nhiêu, với bao nhiêu sông cá đầy nguồn cùng bãi bờ bát ngát, ta cho con làm nữ chủ. Đó là sở hữu của con và Albany, truyền cho con cháu đời đời. Nào, đến thứ nữ của ta thì nói sao? Regan, con rất yêu quý của ta, vợ của Cornwall, con nói đi.

REGAN - Con với chị con đều đúc nên cùng một chất và so với chị, con biết mình con nào có kém chị? Nghe trong trái tim chân thật của con, con thấy lời chị con vừa thốt ra chính là tiếng của lòng con yêu kính đó; có điều lời ấy còn xa mới đạt tới độ nồng nàn. Con nói thực, con thù ghét mọi sinh thú ở đời, duy nhất chỉ thấy được hạnh phúc trong tấm tình con yêu đấng phụ vương rất tôn kính.

CORDELIA (nói riêng) - Hẩm hiu thay cho Cordelia này! Không! Đâu đến nỗi vậy? Tình ta dào dạt còn phong phú hơn lời lẽ ta nhiều.

LEAR - Thuộc về con và dòng dõi của con hưởng thụ đời đời là cả một phần ba phong tục đất nước đẹp tươi này, cũng rộng lớn, cũng hữu tình chẳng kém chi phần dành cho Goneril. Còn bây giờ, nào hòn ngọc báu rất nâng niu tuy út ít của ta, trang thục nữ thanh tân mà cả vườn nho nước Pháp và cả đồng cỏ sữa Bơcgơđịn đang cùng ganh nhau để chiếm được trái tim: con nói sao đây để đáng được hưởng phần ba đất nước còn trù phú hơn cả phần của hai chị con? Con nói đi.

CORDELIA - Thưa phụ vương, con chẳng có gì đáng nói.

LEAR - Chẳng có gì?

CORDELIA - Con chẳng có gì.

LEAR - Chẳng có gì thì chẳng được gì hết. Nói đi nào!

CORDELIA - Tội thay cho con! Trái tim con, con không sao nâng nó lên đầu lưỡi được. Con yêu cha đúng theo đạo nghĩa kẻ làm con.

LEAR - Thế nào, thế nào? Cordelia? Con nên lựa lại lời mà nói, kẻo nữa con sẽ phải thiệt thòi nhiều!

CORDELIA - Thưa phụ vương của con, phụ vương đã sinh ra con, nuôi nấng con, thương yêu con; nghĩa nặng đó con xin đền đáp lại sao cho phải đạo; con vâng lời cha, yêu quý cha và hơn nữa, làm rỡ ràng công đức phụ vương. Hai chị con nói là yêu cha đến trọn hết cả tấm tình yêu; nếu thực thế thì sao hai chị lại lấy chồng? Một ngày kia mà con lấy chồng thì vị phu tướng nào đưa tay ra đón lấy tâm nguyên của con cũng sẽ đón theo về phân nửa tấm tình con, phần nửa công phụng dưỡng với phần nửa bổn phận của con. Chắc chắn là con phải đừng lấy chồng như hai chị con mới có thể toàn tâm toàn ý dâng trọn tình con cho cha con được.

LEAR - Con nói đúng theo lòng con đấy chứ?

CORDELIA - Thưa phụ vương, vâng.

LEAR - Ít tuổi thế mà đã vô tình đến thế sao?

CORDELIA - Thưa phụ vương, ít tuổi thế nhưng mà chân thực.

LEAR - Được lắm. Đem cái chân thực ấy đi mà làm của hồi môn. Vì rằng, thể với ánh sáng thần thiêng mặt trời, thề với bầu bí mật của Hecat và của trời đêm, thề với các tinh cầu có quyền năng cho ta được sống hay phải chết; tại đây, ta gạt bỏ hẳn mọi ân tình phụ tử, mọi quan hệ huyết mạch tông môn và từ đây ta coi mi vĩnh viễn là người dưng: đối với ta không vương, không bận. Đối với cái giống man rợ phải ăn thịt con mới đủ thỏa cơn thèm lòng ta gớm ghét như thế nào thì đối với mi, lòng ta cũng thế, hỡi kẻ trước đây đã từng là con gái của ta.

KENT - Kính tâu chúa thượng.

LEAR - Thôi, im đi, Kent! Chớ có đứng cản trước mặt rồng thiêng đang cơn thịnh nộ. Thực uổng công ta yêu quý nó nhất từ bấy đến nay, những tưởng trao trót tuổi già vào tay nó ân cần phụng dưỡng! Bước khỏi đây ngay cho khuất mắt ta! Nhắm mắt dứt đi, ta cũng dứt khoát tuyệt tình thương nó! Cho triệu người Pháp vào đây! Đứng phỗng ra thế à? Triệu cả người Burgundy vào! Cornwall và Albany, kèm thêm phần ba kia vào phần của hai công chúa. Còn như nó, thì mang cái tính kiêu hãnh mà nó gọi mỹ miều là chân thực đó đi mà lấy chồng! Ta ban cho hai khanh mọi quyền binh của ta, uy vũ của ta cùng với mọi đặc quyền của một vị quân thượng. Còn phần ta, với một trăm viên tùy tướng ta dành riêng và do các con đài thọ, ta sẽ đến ở với mỗi con một tháng, tuần tự luân phiên. Ta chỉ giữ cho ta cái danh hiệu nhà vua thôi; ngoài ra, kiểm soát thu nhập và quản trị quốc gia là ở trong tay các con hết. Và để xác nhận lời ta nói, thì đây, vương miện của ta, ta trao cho hai con chia đôi. (Trao vương miện)

KENT - Hỡi Lear chí tôn, hỡi người mà tôi hằng thờ phụng với đạo quân thần, kính yêu với tình cha con, tuân theo với nghĩa sư đệ, tôi khấn vái như thánh bản mệnh trong lúc nguyện cầu...

LEAR - Coi chừng! Cung đã giương, dây đã kéo, tránh khỏi mũi tên bay!

KENT - Cho tên cứ phóng ra, dù mũi thép có phạm tới cõi tim này. Kent tôi thô bạo cũng cam, bởi vua Lear đã thành mất trí. Người tính giở chuyện gì đây hỡi con người tuổi tác? Dễ thường Người tưởng đạo làm tôi sợ không dám nói khi uy quyền chúa thượng đến cúi mình trước giọng lưỡi nịnh thần? Bảo vệ tiết- tháo thì lời chính trực phải giữ tới cùng khi đấng quân vương sa vào vòng mê muội. Xin hãy thủ tiêu lời phán quyết của Người đi! Hãy nghe theo lương tri minh mẫn nhất của Người! Dẹp cơn nóng vội kinh người kia xuống!

(William Shakespeare- Tuyển tập tác phẩm. NXB Sân khấu 2006)

(*) Tên do nhóm biên soạn đặt

* William Shakespeare (1564 - 1616) là một nhà văn và nhà viết kịch Anh, được coi là nhà văn vĩ đại nhất của Anh và là nhà viết kịch đi trước thời đại. Ông còn được vinh danh là nhà thơ tiêu biểu của nước Anh và là “Thi sĩ của dòng sông Avon” (Avon là dòng sông nơi sinh của Shakespeare, Stratford-upon-Avon).

Trả lời câu hỏi từ 1 đến 5 (trình bày ngắn gọn)

Câu 1. Xác định 2 - 3 đặc trưng của bi kịch trong văn bản Của hồi môn.

Câu 2. Tóm tắt cốt truyện của văn bản Của hồi môn.

Câu 3. Tình huống nào làm xuất hiện mâu thuẫn của vở bi kịch? Xác định mâu thuẫn, xung đột và cho biết sự việc nào đẩy mâu thuẫn lên đỉnh điểm?

Câu 4. Vì sao vua Lear chia của cải cho hai người con Goneril và Regan và không chia của cải cho Cordelia? Nhận xét con người Cordelia và vua Lear, vai trò của trích đoạn Của hồi môn đối với vở bi kịch Vua Lear.

Câu 5. Văn bản đọc hiểu trên đã đề cập đến những vấn đề có ý xã hội nào? Vấn đề nào còn có ý nghĩa thiết thực với con người ở thế kỷ XXI?

Đáp án:

Câu 1. Đặc trưng của bi kịch trong văn bản Của hồi môn:

- Hình thức: Cấu trúc theo hồi, lớp; căn bản có tên nhân vật in đậm trước lời thoại; có chỉ dẫn sân khấu in nghiêng trong ngoặc đơn.

- Nội dung: có cốt truyện, chứa đựng mâu thuẫn xung đột và nỗi đau của con người.

Câu 2. Tóm tắt: Vua Lear triều thần và ba cô con gái tới để thông báo ý định giao lại đất đai, quyền điều hành đất nước cho các con. Vua ban ân huệ cho cô con gái nào bày tỏ tình yêu thương cha nhiều nhất. Hai cô con gái lớn, Goneril và Regan thề thốt về tình yêu vô bờ bến dành cho cha, cô công chúa thứ ba - Cordelia chỉ chân thật chia sẻ yêu cha đúng như tình cảm của một người con. Cho rằng con út vô ơn bạc bẽo, Vua Lear nổi giận và gả cho vua Pháp, không có của hồi môn, chia giang sơn cho hai cô chị.

Câu 3:

- Tình huống: Vua Lear quyết định trao quyền, chia của cải cho các con.

Sự việc đẩy mâu thuẫn lên đỉnh điểm: Lear gả Cordelia cho vua Pháp và không có của hồi môn, cùng với lời nói vô cùng tàn nhẫn.

-> Chia của phụ thuộc vào lời nói của các con ở một thời điểm, tình cảm không được kiểm chứng -> không công bằng.

- Sự việc đẩy mâu thuẫn lên đỉnh điểm: Xung đột đã đạt trạng thái cao trào khi vua Lear đưa ra quyết định không chia quyền lực, đất đai cho Cordelia nữa và thậm chí còn cắt đứt mối quan hệ cha - con với Cordelia. (Lear gả Cordelia cho vua Pháp và không có của hồi môn) có vai trò rất quan trọng, khiến các nhân vật thể hiện tính cách bản chất của mình.

Câu 4: 

- Vua Lear chia của cải cho hai người con Goneril và Regan và không chia của cải cho Cordelia vì: Goneril và Regan nói những lời ngọt ngào, Cordelia nói lời chân thật (HS tự đưa dẫn chứng).

- Chứng tỏ: Lear chỉ chấp nhận lời nói tung hô, ngọt ngào của sự giả dối từ Goneril, Regan mà không chấp nhận lời nói có phần trái tai song được xuất phát từ tấm lòng chân thực của công chúa út Cordelia.

- Cordelia: Cordelia quá lạnh lùng, quá thẳng thắn tới mức có chút tàn nhẫn đã làm cha đau lòng. Cordelia là người tôn trọng sự thật, không bao giờ làm trái với điều mình suy nghĩ, căn ghét sự giả dối.

- Vai trò của trích đoạn Của hồi môn đối với vở bi kịch.

Trích đoạn Của hồi môn có vị trí quan trọng đặc biệt đối với vở kịch;

+ Việc trao của hồi môn là nguyên nhân gây xung đột kéo dài suốt vở kịch.

+ Khắc họa nhân vật chính của vở bi kịch, những sai lầm dẫn đến bi kịch đau đớn của nhân vật chính vua Lear và gia đình ông ta.

Câu 5: 

- Đoạn văn bản “Của hồi môn” đề cập đến:

+ Tình cảm cha con.

+ Vấn đề chữ hiếu.

+ Vấn đề phân chia tài sản.

+ Sự đối chọi giữa “sự thật” và “giả dối”.

Được viết cách đây hơn 400 năm nhưng “Vua Lear” gửi đến độc giả những vấn đề có giá trị với mọi thời đại (tất cả các vấn đề nêu trên) cho các bậc làm cha mẹ cho đến những đứa con dần lớn khôn, trưởng thành.

Bài tập 4: Đọc văn bản sau:

NỖI ĐAU CỦA VUA LEAR (*)

(Vua Lear - William Shakespear)

* Tóm tắt vở bi kịch: Vua Lear là bi kịch kinh điển của nhà văn William Shakespeare gồm 5 hồi. Khi thấy mình đã già, Vua Lear quyết định triệu tập các triều thần và ba cô con gái tới để thông báo ý định giao lại đất đai và quyền điều hành đất nước cho các con. Phép thử đặt ra là nhà vua sẽ chỉ ban ân huệ cho cô con gái nào bày tỏ tình yêu thương cha nhiều nhất. Trong khi hai cô con gái lớn, Goneril và Regan thề thốt về tình yêu vô bờ bến dành cho cha thì cô công chúa thứ ba - Cordelia chỉ chân thật chia sẻ yêu cha đúng như tình cảm của một người con đối với cha mình, và tình yêu ấy không thể là tất cả bởi sau này cô còn phải dành tình cảm cho chồng con khi lập gia đình. Cho rằng con út vô ơn bạc bẽo, Vua Lear nổi giận trục xuất cô út khỏi đất nước, chia giang sơn cho hai cô chị. Nhưng rồi sau đó, hai con gái lớn câu kết tước tùy tùng, đuổi ông ra khỏi nhà. Vua Lear hóa điên loạn, công chúa út đưa người về cứu cha, cô thất bại và bị giết chết. Hai chị gái vì tranh giành tình nhân, quyền lực cuối cùng cũng phải chết trong đau đớn. Cùng với bi kịch còn có bi kịch của một người cha khác là bá tước Gloucester. Ông đã bị chính đứa con hoang của mình lừa dối để giành quyền thừa kế.

Nhân vật chính của vở bi kịch Vua Lear

LEAR - Vua nước Anh; GONERIL, REGAN, CORDELIA – Những con gái vua Lear; Bá tước KENT, Vua nước Pháp, OSWALD: Quản gia của Goneril; công tước ALBANY; ĐIỆN (như nhân vật hề).

Đoạn trích sau đây nằm ở cuối Hồi 1 (lớp 3,4 ) của tác phẩm

LỚP III: Lâu đài của công tước Albany - Một sảnh đường

Goneril cùng với viên quản gia Oswald

GONERIL - Đến ngày ông cụ làm khổ ta; không lúc nào ông cụ không nổ ra điều này tiếng nọ, làm loạn cả nhà. Ta không thể chịu đựng mãi đâu. Bọn quan hầu của ông cụ thì sinh ngang ngược, còn ông cụ thì hơi một tý lại kêu ca. Lát nữa ông cụ đi săn về, ta không muốn nói năng gì với ông cụ. Bảo là ta khó ở. Các ngươi có sao lãng việc phục dịch, thì càng tốt thôi, tội lỗi đâu ta nhận hết.

Tiếng kèn săn

OSWALD - Thưa bà, cụ đang về, tôi nghe thấy hiệu kèn báo.

GONERIL - Ta định làm cho ra chuyện: ông ấy tức thì cứ mặc ông ấy sang ở với em gái ta. Ta biết cô ấy cũng chẳng khác gì ta, nhất định không chịu cho ai trùm lợp. Rõ khéo cái ông già hủ bại! Quyền tự mình đã không giữ nữa, lại cứ đòi hống hách, đòi phán với truyền! Thể có quỷ thần, cái ông già lẫn cẫn này đã trở thành con nít mất rồi. Chiều chuộng lắm chỉ đâm hỏng nhiều, phải khe khắt mới được! Nhớ điều ta dặn, nghe!

OSWALD - Thưa bà,vâng.

GONERIL - Đối với bọn tùy tướng, các ngươi càng phải tỏ ra rẻ rúng, lạnh nhạt hơn nữa. Sinh chuyện gì cũng chẳng sao. Bảo cho bọn các ngươi biết trước điều đó. Ta sẽ nhân những dịp xích mích để nói dứt khoát. Bây giờ ta đi viết ngay thư cho em ta, dặn dò cứ theo ta mà cư xử. Đi sửa soạn bữa ăn.

LỚP IV: Vẫn trong lâu đài của Albany: một căn khác

LEAR - Bà có phải là con ta không?

GONERIL - Rất mong rằng đức ông cư xử vẫn khôn ngoan như trước kia con kính phục thì hơn; xin dẹp cái tính bẳn gắt kia đi, ít lâu nay nó khiến đức ông khác với bản tính của Người nhiều quá.

ĐIÊN - Đến lừa kia cũng còn biết đến chuyện ngược đời: cỗ xe kéo ngựa! Dô tá dô tà, hỡi người mà tôi yêu.

LEAR - Liệu có kẻ nào ở đây nhận được ra ta không. Đây chẳng phải là Lear đâu; Lear mà đi đứng như thế này sao? Nói nàng vậy sao? Mắt của Lear ở đâu? Đến thế được sao? Có họa là trí của lão đã suy, tinh thần lão đã bại. Lão thức đấy ư? Không phải? Ai bảo cho lão biết lão là ai đi.

ĐIÊN - Cái bóng vua Lear đó.

LEAR - Điều này, ta cần phải biết cho tỏ tường, bởi vì theo nhận thức của trí khôn, của hiểu biết, của lẽ phải, không chừng ta đã tưởng lầm là ta có con gái ở đời!

ĐIÊN - Có đấy, nhưng họ muốn ông phải vâng lời họ.

LEAR - Xin cho biết quý danh của quý bà!

GONERIL - Vẻ mặt ngạc nhiên của ngài thực đúng điệu với những trò ngài vẫn thường giở chứng! Xin ngài hiểu cho đúng ý kiến của tôi đây. Người có tuổi, đáng tôn kính, thì ngài phải biết điều. Ngài lưu lại đây một trăm quan tùy sai và kỵ mã, họ bừa bãi, trác táng, lăng loàn quá lắm, khiến triều đình này nhiễm thói hư hỏng ấy bị coi như một quán trọ ồn ào. Sự phóng túng dâm bốn biến nó thành một quán rượu, một lầu xanh, chứ không còn là nơi cung điện trang nghiêm nữa. Riêng phần liêm sỉ đã đòi phải có một phương cứu vãn tức thời. Điều tôi thỉnh Cầu, ngài chấp nhận cho thì hơn, không thì tôi cứ làm đúng phép: xin ngài rút bớt số người tùy thuộc xuống, số người được còn ở lại hầu hạ ngài, thì phải là phù hợp với tuổi tác ngài, những kẻ hiểu rõ phận mình và hiểu rõ phận ngài.

LEAR - Âm ty, quỷ ngục đây! Bảo thắng ngựa cho ta ngay! Gọi các tùy tùng của ta đến ngay! Quân nghịch nữ vô loài! Ta không thèm phiền bận đến mi nữa đâu; ta còn một đứa con gái nữa.

GONERIL - Ông thì đánh đập người nhà tôi; còn bọn quân hung bạo của ông thì coi những người còn hơn chúng như là tôi tớ.

(Albany ra)

LEAR - Hối lại muộn rồi! Khốn khổ! (Với Anbany) - Kìa, ngài! Ngài đã đến? Phải chăng đây là ý muốn của ngài? Ngài nói lên chứ... Sắp ngựa cho ta! Ôi! Vong ân bội nghĩa, con quỷ lòng lim dạ đá! Ở nơi con cái ta, mi còn gớm hơn loài thủy quái vạn phần!

ALBANY - Xin người hãy bình tĩnh lại.

LEAR (với Goneril) - Con diều hâu kinh tởm, mi dựng đứng chuyện cho người! Tùy tòng của ta toàn kén trong những người lỗi lạc, biết cặn kẽ mọi điều cư xử, nghiêm trang tôn trọng kẻ trượng phu.

Ôi! Cái lỗi cỏn con như kia, cớ sao ở Cordelia ta lại coi là xấu xa nhường ấy? Mi khác nào một món cực hình vào phá phách thân thể ta, vắt kiệt mọi tình thương ở quả tim ta, khiến nó chứa đầy những hờn cùng giận. 1 loa trùa bái hát tin Ôi! Lear, Lear, Lear! Cứ đập vỡ cái cửa này ra! (Vỗ mãi lên trán mình) Nó đã để cho cái rồ dại lọt vào và để cho cái khôn ngoan lọt ra mất!... Đi, đi thôi tả hữu của ta!

ALBANY - Thưa đức ông, tôi không hề can dự và cũng không được biết một tí gì về những chuyện đã làm người giận dữ.

LEAR - Có thể thế, thưa ngài... Nghe ta đây, hỡi thiên nhiên nữ chúa! Nghe ta, nghe ta nguyền đây! Xin hãy cho ngừng máy huyền vi, nếu thiên tâm đã tính cho cái loài giống này có cơ sinh nở. Hãy gieo họa lụi tàn vào tử cung của nó, khiến cho bộ phận hoài thai của nó héo hắt, và con người vô phúc của nó chớ hòng có con! Nếu nó đã lỡ hoài dựng mất rồi thì hãy khiến cho con nó nhuyễn nhào trong hờn oán, làm người để thành yêu nghiệt làm tội nó suốt đời! Con nó sẽ làm cho trán nó sớm nhiều nếp răn, cho má nó chóng sói sâu vì nguồn nước mắt. Bao nhiều công lao cúc dục, con nó sẽ đền đáp lại nó bằng những lời nhạo báng, bằng sự khinh nhờn. Cho nó thấm thía được rằng sự bội bạc của kẻ làm con cắn rứt nó đau độc còn gấp trăm nghìn răng loài rắn rết. - Thôi đi! Thôi xéo! (vào)

ALBANY - Hỡi thiên địa quỷ thần! Vì đâu mà ra nông nỗi thế?

GONERIL - Tướng công bận tâm nghĩ ngợi mà làm gì? Cứ để mặc, tính khí ông già lẩm cẩm đấy mà.

(Lear lại trở ra)

LEAR - Thế nào? Năm mươi tùy tướng của ta, mà ngay một trận, trong khoảng mười lăm ngày...?

ALBANY - Việc gì vậy, thưa ngài?

LEAR - Rồi tôi sẽ nói anh nghe. (Với Goneril) - Sống đây và chết đây! Thực là nhục nhã cho tao, chí khí đàn ông mà mi làm đảo điên thế được; những giọt nước mắt nóng bỏng này, tao không nén nổi, để thiên hạ nghĩ được là tao khóc vì mi.

Gió dông cùng chướng khí hãy trút cả lên đầu mi! Lời rủa nguyền của kẻ làm cha đau thương bất trị, hãy đục ruỗng mày qua đủ năm giác quan! Ôi đôi mắt già nua ngờ nghệch của ta! Mi mà còn khóc mãi sự này thì ta moi móc đôi tròng mà quẳng đi cùng với bao dòng nước mi đã phí hoài cho rơi vào bùn đất! Ta còn một gái nữa, người này thì hẳn là hiền thục và sẵn lòng. Nó mà biết chuyện mày khu xử thế này thì nó sẽ cào nát cái mặt mày ra, hỡi con lang cái! Rồi mày coi! Ta sẽ lấy lại nguyên tư thế của ta, chứ mày đừng tưởng là mất hẳn. Báo đời cho mày biết.

(William Shakespeare - Tuyển tập tác phẩm,  NXB Sân khấu 2006)

(*) Tên do nhóm biên soạn đặt

* William Shakespeare (1564 - 1616), tên phiên âm: Uy-li-am Sếch-xpia là một nhà văn và nhà viết kịch Anh, được coi là nhà văn vĩ đại nhất của Anh và là nhà viết kịch đi trước thời đại. Ông còn được vinh danh là nhà thơ tiêu biểu của nước Anh và là “Thi sĩ của dòng sông Avon” (Avon là dòng sông nơi sinh của Shakespeare, Stratford-upon-Avon).

Trả lời câu hỏi từ 1 đến 5 ( trình bày ngắn gọn)

Câu 1. Đoạn trích kịch bản trên kể về việc gì? Ai là nhân vật chính của đoạn trích Nỗi đau của vua Lear?

Câu 2. Dẫn ra một chỉ dẫn sân khấu, một đoạn độc thoại và đối thoại trong văn bản Nỗi đau của vua Lear.

Câu 3. Nhân vật Conneril là người như thế nào? Phân tích một số lời thoại của nhân vật để làm cơ sở nhận xét về con người này.

Câu 4. Đọc đoạn lời thoại của vua Lear (từ Gió dông cùng chướng... đến báo đời cho mày biết.) và trả lời câu hỏi kế tiếp.

a) Vua Lear nói về ai, vì sao phải nói như vậy?

b) “Ta còn một gái nữa, người này... hỡi con lang cái!” Lời này chứng tỏ nhân vật đã nhận ra điều gì?

c) Đoạn đã diễn tả những cảnh ngộ, cảm xúc nào của nhân vật? Có vai trò như thế nào đối với việc khắc họa nhân vật bi kịch, với toàn đoạn trích?

Câu 5. Theo em, vua Lear nên đối xử với Goneril như thế nào? Vua Lear có xứng đáng phải chịu kết cục như vậy không?

Đáp án:

Câu 1.

- Nội dung đoạn trích: kể về việc cô con gái Conneril được vua Lear chia cho một nửa đất nước đã trở mặt. Cô ta cáu bẳn với vua cha, hạ bớt người hầu, đối đãi tệ bạc với ông. Ông vô cùng đau đớn khi nhận ra bộ mặt cô con gái Conneril và nguyền rủa con không tiếc lời.

- Nhân vật chính của đoạn trích: vua Lear và cô con gái Conneril.

Câu 2.

- Chỉ dẫn sân khấu: (Vỗ mãi lên trán mình).

- Đoạn đối thoại trong văn bản.

+ LEAR - Âm ty, quỷ ngục đây! Bảo thắng ngựa cho ta ngay! Gọi các tùy tùng của ta đến ngay! Quân nghịch nữ vô loài! Ta không thèm phiền bận đến mi nữa đâu; ta còn một đứa con gái nữa.

+ GONERIL - Ông thì đánh đập người nhà tôi; còn bọn quân hung bạo của ông thì coi những người còn hơn chúng như là tôi tớ.

- Một đoạn độc thoại của vua Lear ( cuối đoạn trích): Gió dông cùng chướng khí hãy trút cả lên đầu mi! Lời rủa nguyền của kẻ làm cha đau thương bất trị, hãy đục ruỗng mày qua đủ năm giác quan! Ôi đôi mắt già nua ngờ nghệch của ta! Mi mà còn khóc mãi sự này thì ta moi móc đôi tròng mà quẳng đi cùng với bao dòng nước mi đã phí hoài cho rơi vào bùn đất! Ta còn một gái nữa, người này thì hẳn là hiền thục và sẵn lòng. Nó mà biết chuyện mày khu xử thế này thì nó sẽ cào nát cái mặt mày ra, hỡi con lang cái! Rồi mày coi! Ta sẽ lấy lại nguyên tư thế của ta, chứ mày đừng tưởng là mất hẳn. Báo đời cho mày biết.

Câu 3.

- Nhân vật Conneril là đứa con bất hiếu, giả dối, sống vì tiền.

- Lời thoại, hành động của nhân vật Conneril:

+ Lời thoại với viên quản gia về vua Lear: Đến ngày ông cụ làm khổ ta; không lúc nào ông cụ không nổ ra điều này tiếng nọ, làm loạn cả nhà. Ta không thể chịu đựng mãi đâu. Lát nữa ông cụ đi săn về, ta không muốn nói năng gì với ông cụ. Bảo ta khó ở.

+ Lời thoại với cha - vua Lear: Điều tôi thỉnh cầu, ngài chấp nhận cho thì hơn, không thì tôi cứ làm đúng phép: Xin ngài rút bớt số người tùy thuộc xuống, số người được còn ở lại hầu hạ ngài, thì phải là phù hợp với tuổi tác ngài, những kẻ hiểu rõ phận mình và hiểu rõ phận ngài.

-> Xưng hô với cha như người xa lạ (ngài - tôi). Tỏ rõ thái độ coi thường, khó chịu với cha trước mặt người hầu, từ chối gặp..

-> Lột tả bản chất bất hiếu của đứa con hư (Lear mới ở nhà Goneril chưa đầy một tháng). Khi đã có được tài sản, đứa con gái bất lương đã thay lòng, trở mặt rất nhanh ngay với cha ruột của mình, người đã từng làm vua.

-> Vì mục đích ích kỷ: có thể làm và nói mọi điều để được cha chia cho nhiều của cải, khi biết cha không còn gì, Goneril đã trở mặt.

Câu 4.

a. Vua Lear nói về Goneril, đứa con gái bất hiếu đang gây đau khổ cho cha.

- Vì tột cùng đau khổ, thất vọng về cổ con gái bất hiếu, vì không thể chịu đựng được sự thật tàn nhẫn.

b. Người hiền thục là con gái út của vua Lear. Nhân vật đã nhận ra sai lầm của mình, nhận ra bản chất của cỗ con gái cả Goneril và cô gái út - Cordelia.

c. Cảnh ngộ bi thảm của vua Lear, tâm trạng đau đớn tột cùng của nhân vật Lear.

- Có vai trò: khắc họa bi kịch, một quãng đời đau đớn để phản ánh số phận của nhân vật chính và chuẩn bị kết thúc lớp 4 của Hồi 1.

Câu 5.

- Cách đối xử của vua Lear với Goneril:

+ Vua Lear nên tỉnh táo và công bằng hơn trong việc phân chia tài sản và quyền lực cho các con gái của mình. Ông không nên dựa vào những lời nịnh bợ và bề ngoài của các con để quyết định ai xứng đáng nhận phần lớn tài sản và quyền hành. Thay vào đó, ông cần đánh giá dựa trên lòng trung thành và sự chân thật.

+ Vua Lear cũng nên thể hiện sự công bằng và khách quan trong việc đối xử với các con. Ông cần lắng nghe và quan tâm đến cảm xúc, suy nghĩ của tất cả các con gái, không thiên vị ai. Điều này sẽ giúp ông hiểu rõ hơn về tình cảm và tính cách thực sự của các con, từ đó có quyết định đúng đắn hơn.

+ Khi nhận ra sự bất hiếu của Goneril, vua Lear nên có biện pháp kỷ luật phù hợp để răn đe và giáo dục cô, thay vì chỉ trích và trục xuất. Việc trục xuất và phẫn nộ không giải quyết được vấn đề mà chỉ làm tăng thêm sự căng thẳng và mâu thuẫn trong gia đình.

- Việc vua Lear phải chịu đựng những đau khổ và bi kịch là hậu quả của những quyết định sai lầm và cách đối xử không công bằng của ông đối với các con gái. Ông đã quá tin tưởng vào những lời nịnh bợ của Goneril và Regan, trong khi lại không nhận ra sự chân thành của Cordelia. Sự mù quáng và thiếu suy xét này đã dẫn đến bi kịch gia đình và sự sụp đổ của bản thân ông.

Tuy nhiên, kết cục bi thảm mà vua Lear phải chịu đựng có phần quá nghiệt ngã. Ông đã mất hết tất cả, từ quyền lực, gia đình đến sự tỉnh táo. Đây là một hình phạt nặng nề, không chỉ do những sai lầm của ông mà còn do sự tàn nhẫn và âm mưu của các con gái lớn.

Qua đó, ta thấy rằng vua Lear vừa là nạn nhân của những quyết định sai lầm của chính mình, vừa là nạn nhân của sự phản bội và bất hiếu từ các con. Kết cục bi thảm của ông là một lời cảnh tỉnh về việc phải tỉnh táo, công bằng và cân nhắc kỹ lưỡng trong các quyết định quan trọng, đặc biệt là trong việc đối xử và tin tưởng những người thân yêu.

Bài tập 5:  Đọc văn bản sau:

THAM VỌNG

(Lớp 1, 2, 3 – Hồi 1 – Kịch Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng)

Tóm tắt vở kịch Vũ Như Tô: Vũ Như Tô, một kiến trúc sư thiên tài, bị hôn quân Lê Tương Dực bắt xây dựng Cửu Trùng đài để làm nơi hưởng lạc. Vũ Như Tô kiên quyết từ chối. Đan Thiềm, cung nữ đã thuyết phục Vũ Như Tô trổ hết tài năng để xây dựng cho đất nước tòa lâu đài vĩ đại. Vũ Như Tô đã thay đổi thái độ, chấp nhận xây Cửu Trùng đài. Từ đó, ông dồn hết tâm trí và bằng mọi giá xây dựng toà đài sao cho thật hùng vĩ, tráng lệ. Lợi dụng tình hình rối ren và mâu thuẫn ấy, Quận công Trịnh Duy Sản - kẻ cầm đầu phe đối lập trong triều đình đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ làm phản, giết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm. Cửu Trùng đài bị chính những người thợ nổi loạn đập phá, thiêu hủy.

Nhân vật của vở kịch: Lê Tương Dực - Vua nhà Lê 24 tuổi; Kim Phượng - Thứ phi 20 tuổi; Trịnh Duy Sản - Quận công 60 tuổi; Nguyễn Vũ - Đông các đại học sĩ 52 tuổi; Lê An Công bộ thượng thư 58 tuổi; Vũ Như Tô - Kiến trúc sư 40 tuổi; Đan Thiềm - Cung nữ 38 tuổi; Thị Nhiên - vợ Vũ Như Tô 40 tuổi; Hai Quát - Phó đốc công; Phó Bảo - Phó nề; Phó Cõi - Phó mộc; Phó Toét - Phó đúc; Phó Độ - Phó chạm; Lê Trung Mại - Thái giám 42 tuổi; Ngô Hạch - Võ sĩ của Trịnh Duy Sản 25 tuổi; Thái tử Chiêm Thành - 18 tuổi; Thợ - Nội giám - Cung nữ - Quân sĩ.

Đoạn trích sau đây trích là lớp 1, 2, 3 thuộc Hồi I của vở kịch

HỒI THỨ NHẤT (Một cung cấm của vua Lê) - Lớp 1

Lê Tương Dực - Kim Phượng - Cung nữ ăn mặc diêm dúa

KIM PHƯỢNG: Tàu Hoàng thượng, có việc chi mà mặt rồng hớn hở. Việc bang giao với Trung Quốc đã xong xuôi hay sao?

LÊ TƯƠNG DỰC: Có phải đâu công việc ấy, trẫm mặc triều đình. Nội giám bay! Đem rượu trẫm uống. Trẫm vui đây là về việc Cửu Trùng đài.

KIM PHƯỢNG: Cửu Trùng đài!

LÊ TƯƠNG DỰC: Mộng của trẫm sắp thành. Trời quá yêu cho trẫm một người thợ giỏi. Suốt một năm trời tìm kiếm cũng không uổng công.

KIM PHƯỢNG: Tàu Hoàng thượng đó là ai?

LÊ TƯƠNG DỰC: Vũ Như Tô.

KIM PHƯỢNG: Vũ Như Tô!

LÊ TƯƠNG DỰC: Bấy lâu nay bao nhiêu thợ trong nội, bao nhiêu thợ chốn kinh kỳ, bao nhiêu thợ địa phương, trẫm đều không vừa ý. Rặt là phường tiểu xảo, không ai có quy mô to tát. Trẫm đã xuống chiếu cầu người tài. Nhiều quan để bạt

Vũ Như Tô. Trẫm cũng biết tiếng. Nhưng hắn ngu si, làm cao, còn đem vợ con đi trốn. Nay hắn bị đóng cũi giải về, rõ tự mình chuốc khổ, chứ có làm chi nên tội?

KIM PHƯỢNG: Thực là giống ngu si. Đứa thợ quèn thì chỉ chết già ở hang cùng ngõ hẻm! Mấy kẻ đã được quân vương biết tới? Hay là để người đời khinh rẻ như bèo. Thực là giống ngu si.

LÊ TƯƠNG DỰC: Nhưng hắn là một người thợ có hoa tay tuyệt thế, chạm trổ, nạm đục, xây dựng không kém đường gì. Lại có tài đào muốn kiểu hồ, vẽ những vườn hoa lộng lẫy như Bồng lai. Hắn còn là một tay hội họa khác thường: Chỉ một vẩy bút là chim hoa đã hiện trên mảnh lụa, thần tình biến hóa như cảnh hóa công. Còn cái tài tính toán thì không lời nào tả hết. Hắn sai khiến gạch đá như ông tướng cầm quân, có thể xây những lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ. Khanh cho thế là ngạc nhiên sao? Cửu trùng đài tới nay không ai dựng nổi, rồi đây Vũ sẽ xây nhanh chóng như đài nhất dạ, huy hoàng tráng lệ như đài Cô Tô. Trẫm sẽ cùng khanh vui sướng mặc cả sự đời. Khanh tính sao?

KIM PHƯỢNG: Thực là phúc lớn cho chị em thần thiếp, trời mới xui cho thánh thượng gặp người tài. Xin chúc thánh hoàng vạn tuế, để chị em thần thiếp được hưởng ơn trời.

LÊ TƯƠNG DỰC: Ái khanh buổi nay tươi đẹp bội phần. Bay đầu, tấu nhã nhạc lên. Trẫm muốn theo Minh Hoàng đưa hồn vào cõi mộng. sống mãi tuổi thanh xuân..

Đan Thiềm vào

Lớp II

Những người trước, thêm Đan Thiềm

ĐAN THIỀM (quỳ xuống ): Tàu Hoàng thượng!...

(Vua cau mặt và các cung nữ nguýt khinh bỉ)

LÊ TƯƠNG DỰC: Có việc chi, mi vào hoãn cuộc vui? Đây là lần thứ mấy?

ĐAN THIỀM: Tàu Hoàng thượng, thần thiếp có bao giờ dám vượt phận hèn?Nguyên quan thượng thư công bộ xin vào bệ kiến tâu việc Vũ Như Tô.

LÊ TƯƠNG DỰC (quay phắt lại): Ồ! Đã giải nó về kinh rồi à? Cho quan công bộ vào.

Đan Thiềm ra, Kim Phượng và bầy cung nữ đứng sau lưng vua. Lê An vào.

Lớp III

Vua - Kim Phượng - Cung nữ - Lê An

LÊ AN (quỳ xuống): Vạn tuế!

LÊ TƯƠNG DỰC: Cho phép ngươi đứng dậy. Tiền

LÊ AN (đứng dậy, sợ sệt): Tàu Hoàng thượng, Vũ Như Tô đã giải về kinh.

LÊ TƯƠNG DỰC: Mau dẫn nó vào đây. Trẫm đang mong đợi.

LÊ AN (ngập ngừng): Nhưng muôn tâu Hoàng thượng... y...

LÊ TƯƠNG DỰC: Sao?

LÊ AN: ... là một kẻ quê mùa...

LÊ TƯƠNG DỰC: Không sao!

LÊ AN: Y còn là một tên vô lễ, khinh đại thần, khinh triều đình.

LÊ TƯƠNG DỰC: Là một tên thợ quèn, nó dám hỗn láo như vậy à?

LÊ AN: Tàu Hoàng thượng y còn khinh cả...

LÊ TƯƠNG DỰC: Cả ai? Khinh cả trẫm?

LÊ TƯƠNG DỰC: Trẫm? Quân vô lễ! Nó không sợ chết hay sao?

LÊ AN: Chính y không sợ chết nên mới dám buông những nhời bất kính, thần không dám nói ra đây.

LÊ TƯƠNG DỰC: Nó thấy trẫm cần đến mà ngông cuồng sao? Đem nó ra chính pháp.

KIM PHƯỢNG: Tàu Hoàng thượng nhưng còn Cửu trùng đài?

LÊ TƯƠNG DỰC (mơ mộng): Cửu trùng đài?

LÊ AN: Cửu trùng đài! Tàu Hoàng thượng, y khai trước mặt hạ thần là đành chết chứ không chịu làm.

VUA và KIM PHƯỢNG (kinh ngạc): Không chịu làm?

LÊ AN: Thần đã dỗ dành, dọa nạt nhưng y vẫn chấp nê, y còn nói...

LÊ TƯƠNG DỰC: Nó nói sao? Cho ngươi cứ thực tấu bày.

LÊ AN: Tàu Hoàng thượng, y nói, nếu là đời vua Hồng Đức, y không ngại gì trổ hết tài năng xây một tòa cung điện nguy nga; còn Hoàng thượng, là... hôn quân, bạo chúa, xin Hoàng thượng tha chết cho hạ thần (người run bắn lên). Vì thế nên y nhất định không giúp Hoàng thượng xây đài.

LÊ TƯƠNG DỰC: Điệu nó ra chính pháp. Gầm trời không thiếu gì người tài hơn nó. Trẫm sẽ gọi hết cả thợ trong nước về xây đài, kẻ nào trái ý chém bêu đầu làm lệnh.

LÊ AN - Tàu Hoàng thượng nhưng nghìn năm chưa dễ có một người như Vũ Như Tô. Tội thì có to, tài thì nên dụng.

LÊ TƯƠNG DỰC: Ngươi muốn dung nó sao? Đầu ngươi cũng không vững MOUT hơn đầu nó (nghiến răng, mặt lộ vẻ tàn ác ghê gớm). Hãy đi bắt chín họ nó về, bất kỳ già trẻ lớn bé đem ra chợ chém ngang lưng bêu đầu ngoài chợ. Còn Vũ Như Tô thì giam nó lại, ngày đêm khảo đả, cho nó chịu muôn đường thống khổ, rồi đem làm tội lăng trì.

LÊ AN: Phụng mệnh.

KIM PHƯỢNG: Nhưng còn Cửu Trùng đài?

LÊ TƯƠNG DỰC (mơ mộng): Cửu Trùng đài! (dịu giọng bảo Lê An) Ngươi ra dẫn thắng Tô vào đây.

(Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Như Tô. NXB KiM Đồng)

------------------------------------

(*) Nhan để do nhóm biên soạn đặt

Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Bắc Sơn...

Trả lời câu hỏi từ 1 đến 5 ( trình bày ngắn gọn)

Câu 1. Tóm tắt những sự việc chính ở văn bản đọc Tham vọng và cho biết nhân vật chính của văn bản này.

Câu 2. Văn bản kịch đọc hiểu Tham vọng có điểm nào giống với văn truyện? Có hình thức nào khác với văn bản truyện?

Câu 3. Phân tích ngắn gọn mâu thuẫn, xung đột thể hiện trong đoạn trích đọc hiểu Tham vọng trên. Từ đó giải thích nguyên nhân làm xuất hiện những mâu thuẫn xung đột đó.

Câu 4. Xác định nhân vật chính của vở kịch Vũ Như Tô và nhận xét sự xuất hiện của nhân vật chính đó trong đoạn trích đọc hiểu Tham vọng. Từ đó phân tích ngắn gọn bi kịch của nhân vật chính đã xác định.

Câu 5. Hãy rút ra chủ đề, cảm hứng chủ đạo của văn bản đọc. Từ đó cho biết bức thông điệp nào của đoạn trích Tham vọng tác động sâu sắc tới nhận thức và quan điểm của em?

Đáp án:

Câu 1.

- Tóm tắt sự việc chính: Vua Lê Tương Dực trò chuyện với Kim Phượng về Vũ như Tô và Cửu Trùng đài. Say mê Cửu Trùng đài, Lê Tương Dực sai Lê An bắt Vũ Như Tô, một kiến trúc sư thiên tài về xây dựng Cửu Trùng đài để làm nơi hưởng lạc, vui chơi với các cung nữ. Lê An kể cho Lê Tương Dực nghe về Vũ Như Tô: dù dỗ dành, dọa giết, Vũ Như Tô vẫn ngang nhiên chửi mắng tên hôn quân và kiên quyết từ chối xây Cửu Trùng đài. Lê Tương Dực vô cùng tức giận nhưng vẫn không từ bỏ mộng dùng Vũ Như Tô xây Cửu Trùng đài.

- Nhân vật chính trong văn bản đọc: Lê Tương Dực, Lê An.

Câu 2: 

- Điểm giống văn bản truyện: có cốt truyện, sự việc và nhân vật.

- Điểm khác với văn bản truyện về hình thức.

+ Cấu trúc theo: Hồi, lớp, cảnh.

+ Tên nhân vật in đậm; hành động kịch đặt sau tên nhân vật và dấu 2 chấm.

+ Các chỉ dẫn sân khấu (diễn xuất cảm xúc, cử chỉ của nhân vật ) in nghiêng trong ngoặc đơn, không có lời người kể chuyện.

Câu 3:

- Mâu thuẫn, xung đột: giữa vua Lê Tương Dực và Vũ Như Tô.

+ Vua Lê Tương Dực muốn xây Cửu Trùng đài do chính Vũ Như Tô thực hiện.

+ Vũ Như Tô là kiến trúc sư tài ba lại chạy trốn. Dù được dỗ dành, rồi dọa nạt, Vũ Như Tô vẫn ngang nhiên chửi mắng tên hôn quân và kiên quyết từ chối xây Cửu Trùng đài.

-> Mâu thuẫn nảy sinh từ từ sự đánh giá của một thường dân với Vua.

-> Mâu thuẫn xung đột đẩy lên cao trào với lời tuyên bố của vua (Hãy đi bắt chín họ nó về, bất kỳ già trẻ lớn bé đem ra chợ chém ngang lưng bêu đầu ngoài chợ. Còn Vũ Như Tô thì giam nó lại, ngày đêm khảo đả, cho nó chịu muôn đường thống khổ, rồi đem làm tội lăng trì).

-> Vua dù tức giận nhưng vẫn khó trừng phạt như lời tuyên bố bởi muốn dùng tài năng phục vụ thú hưởng lạc xa hoa của mình (Trẫm muốn theo Minh Hoàng đưa hồn vào cõi mộng... Ước gì trẫm cùng khanh sống mãi tuổi thanh xuân...)

- Nguyên nhân làm xuất hiện những mâu thuẫn xung đột.

+ Kẻ có quyền – Vua Lê Tương Dực khát khao hưởng lạc, dùng quyền hành của mình đẻ sai khiến người tài.

+ Kẻ có tài là Vũ Như Tô là người có khí phách, tự trọng không dễ bề sai khiến. Vũ Như Tô dám khinh bỉ vua, dám từ chối lệnh vua.

-> Khát vọng tầm thường của kẻ ngu dốt có quyền đã tạo nên xung đột gay gắt với người có tài, khí phách, tự trọng nhưng là dân đen, không có quyền.  

Câu 4: 

+ Nhân vật chính của vở kịch: Vũ Như Tô.

- Nhân vật chính Vũ Như Tô của vở kịch được nhắc đến từ đầu đến cuối đoạn trích nhưng không xuất hiện trực tiếp (chủ yếu qua lời của Vua Lê Tương Dực và dnéb ob ob Lê An); nhân vật chính Đan Thiềm cũng xuất hiện rất ít.

Bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô: một kiến trúc sư tài hoa mà không được thể hiện tài năng của mình, bị sống trong sự săn đuổi, đe dọa. Nếu được làm nghề, thỏa mãn khát khao sáng tạo sẽ phải sống đối lập với bản thân. Tức là Vũ Như Tô sẽ phải xây Cửu Trùng đài để phục vụ, để thỏa mãn thú ăn chơi hưởng lạc của vị vua bất tài vô dụng.

Câu 5: 

- Chủ đề của văn bản đọc: Ngợi ca tài năng, khí phách của Vũ Như Tô và lên án ông vua bất tài vô dụng Lê Tương Dực.

- Cảm hứng: Ngợi ca và phê phán.

- Bức thông điệp của đoạn trích Tham vọng tác động sâu sắc tới nhận thức và quan điểm của em là khát vọng nghệ thuật chân chính xuất phát từ thiên lương.

Xem thêm các bài viết về định nghĩa và khái niệm môn Văn chọn lọc, hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học