Thơ bốn chữ là gì (chi tiết nhất)
Bài viết Thơ bốn chữ là gì chi tiết nhất, đầy đủ khái niệm, đặc điểm, cách đọc hiểu & bài tập có đáp án chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm về Thơ bốn chữ.
Thơ bốn chữ là gì (chi tiết nhất)
1. Khái niệm thơ bốn chữ
Thơ bốn chữ: bài thơ có nhiều dòng, mỗi dòng có bốn chữ.
2. Đặc điểm thơ bốn chữ
- Số chữ trong mỗi dòng: Mỗi dòng thơ chỉ có đúng bốn chữ.
- Nhịp thơ: Thường có nhịp 2/2 (hai tiếng một nhịp).
- Vần: Thường có cả vần lưng và vần chân, gieo vần liền hoặc vần cách.
- Nội dung: Thường được sử dụng để viết về những chủ đề gần gũi, đời thường như tình cảm gia đình, tình bạn, thiên nhiên, con người.
3. Ví dụ một số tác phẩm thơ bốn chữ
- Lượm (Tố Hữu)
- Mẹ (Đỗ Trung Lai)
- Lời của cây (Trần Hữu Thung).
- Đồng dao mùa xuân (Nguyễn Khoa Điềm)
- Ngày mới (Nguyễn Bích Lan)
- ….
4. Cách đọc hiểu một văn bản thơ bốn chữ
- Thơ bốn chữ:
+ Chú ý số chữ, khổ thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, thanh bằng trắc và biện pháp tu từ có trong bài thơ.
+ Dựa vào trải nghiệm, trình độ của bản thân để cảm thụ và thấu hiểu nội dung của bài thơ.
+ Tìm hiểu rõ về xuất xứ (tác giả, hoàn cảnh sáng tác) của bài thơ.
+ Phát hiện ra các từ ngữ, hình ảnh tạo cảm xúc.
5. Một số bài tập liên quan đến thể loại thơ bốn chữ.
5.1. Trắc nghiệm
Câu 1: Thể thơ được gọi tên dựa theo đặc điểm nào?
A. Nhịp thơ
B. Số tiếng trong mỗi dòng thơ
C. Số câu thơ trong đoạn
D. Cách gieo vần
Đáp án: B
Câu 2: Nhận định Số lượng dòng trong mỗi bài không hạn chế đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
Câu 3: Vần thường được đặt ở cuối dòng gọi là gì?
A. Vần lưng
B. Vần liền
C. Vần chân
D. Vần cách
Đáp án: C
Câu 4. Đâu là cách ngắt nhịp thường thấy ở thơ bốn chữ?
A. 1/3
B. 2/2
C. 3/1
D. 1/1/2
Đáp án: B
Câu 5: Thơ bốn chữ, năm chữ thường gần gũi với thể loại văn học nào?
A. Vè, đồng dao
B. Vè, thơ lục bát
C. Đồng dao, thơ lục bát
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Đáp án: A
Câu 6: Hình ảnh thơ bốn chữ, năm chữ như thế nào?
A. Ẩn dụ, tượng trưng
B. Dung dị, gần gũi
C. Sâu sắc, đa nghĩa
D. Châm biếm, đả kích
Đáp án: B
Câu 7. Dòng nào sau đây nêu đúng về hình ảnh trong thơ?
A. Là những chi tiết, cảnh từ thực tế đời sống, được tái hiện bằng ngôn ngữ thơ ca.
B. Góp phần diễn tả cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ về thế giới và con người
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Đáp án: C
Câu 8: Đâu không phải là yêu cầu về nội dung đối với bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ?
A. Số tiếng trong mỗi dòng thơ: bốn tiếng hoặc năm tiếng
B. Tình cảm, cảm xúc của em
C. Thông điệp mà em gửi gắm qua bài thơ
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Đáp án: A
Câu 9: Tác dụng của thể thơ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ là:
A. Góp phần thể hiện cảm xúc của nhà thơ trọn vẹn, thành công.
B. Số tiếng trong mỗi câu thơ phối hợp với vần, nhịp mang đến sự gần gũi và dễ đọc
C. Người nghe dễ cảm nhận và tác giả dễ thể hiện cảm xúc, suy tư của bản thân.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Đáp án: D
Câu 10: Tình cảm, cảm xúc của người viết trong thơ thể hiện qua:
A. Các biện pháp tu từ.
B. Ngôn ngữ của tác phẩm.
C. Mạch cảm xúc.
D. Hình ảnh thơ sáng tạo.
Đáp án: B
5.2. Tự luận
Bài tập 1: Đọc văn bản trả lời câu hỏi:
Mẹ
Lưng mẹ còng rồi
Cau thì vẫn thẳng
Cau - ngọn xanh rờn
Mẹ - đầu bạc trắng
Cau ngày càng cao
Mẹ ngày một thấp
Cau gần với giời
Mẹ thì gần đất!
Ngày con còn bé
Cau mẹ bổ tư
Giờ cau bổ tám
Mẹ còn ngại to!
Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ
Ngẩng hỏi giời vậy
- Sao mẹ ta già?
Không một lời đáp
Mây bay về xa.
(Đỗ Trung Lai)
Câu 1. Xác định thể thơ, vần, nhịp.
Câu 2. Nêu chủ đề của bài thơ.
Câu 3. Hình ảnh nào trong bài thơ được đối sánh với hình ảnh mẹ, ở những phương diện nào? Liệt kê những từ ngữ được hình ảnh thể hiện? Vì sao tác giả lại lựa chọn hình ảnh đó?
Câu 4. Để thể hiện hình tượng người mẹ và cau, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
Câu 5. Hai câu thơ "Cau gần với giời/Mẹ thì gần đất" gợi cho em cảm xúc, suy nghĩ gì?
Câu 6. Trong 14 câu thơ đầu, nét tương đồng duy nhất giữa mẹ và cau thể hiện qua câu thơ nào? Chỉ ra cái hay của của hai câu thơ đó.
Câu 7. Chỉ ra và phân tích những câu thơ thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ.
Câu 8. Em hiểu như thế nào về nội dung hai dòng thơ cuối của bài thơ: Không một lời đáp/ Mây bay về xa
Đáp án:
Câu 1:
- Thể thơ: Bốn chữ
- Vần: Vần chân và vần lưng
- Nhịp: Nhịp chẵn
Câu 2: Chủ đề: Tình yêu thương của con với mẹ
Câu 3:
- Hình ảnh trong bìa thơ được so sánh với mẹ: Hình ảnh cây cau.
- Ở những phương diện cau thẳng, cau vươn cao.
- Từ ngữ: vẫn thẳng, ngọn xanh rờn, ngày càng cao, gần với giời,
- Tác dụng: Chọn hình ảnh ấy để tăng thế đối lập giữa cây cau và hình ảnh người mẹ đã lớn tuổi
Câu 4:
- Biện pháp nghệ thuật: Tương phản
- Tác dụng:
+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu thơ
+ Nhấn mạnh xót xa của con khi nghĩ về mẹ với hi sinh.
Câu 5:
- Cảm xúc đau xót khi mẹ đã mất mát dần.
Câu 6:
- Trong 14 câu thơ đầu, nét tương đồng duy nhất giữa mẹ và cau thể hiện qua câu thơ:
Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
- Cái hay của câu thơ: Đã làm hình ảnh thơ sinh động. Cau khô khoong còn giá trị thì bỏ đi. Nhưng con người thì không bao giời như vậy.
Câu 7:
- Những câu thơ thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ:
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ
Ngẩng hỏi giời vậy
-Sao mẹ ta già?
- Câu thơ cho thấy sự trân trọng, nâng niu con dành cho mẹ của mình.
Câu 8:
- Hai dòng thơ cuối nói về sự mất mát của hình ảnh mẹ. Mẹ mãi mãi xa rời con và gây cho con muôn vàn đau đớn, xót xa.
Bài tập 2: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...
(Tố Hữu, Việt Bắc, NXB Văn học, 1962)
Câu 1. Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong khổ thơ 3
Câu 2. Nêu tác dụng của các biện pháp miêu tả trong 2 đoạn thơ cuối.
Câu 3. Viết 1 đoạn văn 3 - 5 câu nêu cảm xúc về nhân vật chú bé Lượm trong đoạn trích trên
Đáp án:
Câu 1.
− Biện pháp tu từ: So sánh, ẩn dụ.
− Tác dụng: Tác giả so sánh ''Lượm'' với ''Con chim chích''. Giúp ta hình dung ra Lượm là chú bé rất nhanh nhẹn nhỏ nhắn đáng yêu; hình ảnh ẩn dụ ''Đường vàng'' để chỉ con người cách mạng, con đường mà Lượm đã chọn để đi theo thể hiện lí tưởng chiến thắng cao đẹp của chú bé Lượm.
Câu 2.
Tác dụng của các biện pháp miêu tả trong hai đoạn thơ cuối: Các biện pháp miêu tả trên phối hợp với nhau để khắc hoạ một cách ấn tượng, sinh động về chân dung của Lượm: một chú bé liên lạc nhỏ bé, gầy gò nhưng nhanh nhẹn (thoăn thoắt), hiếu động, nghịch ngợm (nghênh nghênh; Ca lô đội lệch), yêu đời, hồn nhiên (Như con chim chích / Nhảy trên đường vàng). Vì chú liên lạc nhỏ bé nên chiếc xắc bên mình cũng nhỏ bé, xinh xắn (xinh xinh).
Câu 3. Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con chim chích nhảy trên đường vàng”. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi. Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả.
Bài tập 3: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Đồng dao mùa xuân
Có một người lính
Đi vào núi xanh
Những năm máu lửa.
Một ngày hoà bình
Anh không về nữa.
Có một người lính
Chưa một lần yêu
Cà phê chưa uống
Còn mê thả diều
Một lần bom nổ
Khói đen rừng chiều
Anh thành ngọn lửa
Bạn bè mang theo
Mười, hai mươi năm
Anh không về nữa
Anh vẫn một mình
Trường Sơn núi cũ
Ba lô con cóc
Tấm áo màu xanh
Làn da sốt rét
Cái cười hiền lành
Anh ngồi lặng lẽ
Dưới cội mai vàng
Dài bao thương nhớ
Mùa xuân nhân gian
Anh ngồi rực rỡ
Màu hoa đại ngàn
Mắt như suối biếc
Vai đầy núi non...
Tuổi xuân đang độ
Ngày xuân ngọt lành
Theo chân người lính
Về từ núi xanh...
(Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 1. Dấu hiệu nào giúp em biết bài thơ Đồng dao mùa xuân thuộc thể thơ bốn chữ?
Câu 2. Bài thơ Đồng dao mùa xuân được gieo vần như thế nào?
Câu 3. Em hãy chỉ ra cách ngắt nhịp và tác dụng của cách ngắt nhịp trong bài thơ.
Câu 4. Hãy xác định một số hình ảnh tiêu biểu trong bài thơ. Hình ảnh nào là trung tâm, xuyên suốt bài thơ?
Câu 5. Em cảm nhận như thế nào về ba khổ thơ cuối?
Câu 6. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ Đồng dao mùa xuân là gì?
Câu 7. Tình cảm của tác giả được thể hiện trong bài thơ như thế nào?
Đáp án:
Câu 1:
- Dấu hiệu giúp em biết bài thơ Đồng dao mùa xuân thuộc thể thơ bốn chữ: Mỗi dòng thơ đều có 4 chữ
Câu 2:
- Bài thơ Đồng dao mùa xuân được gieo vần: chân và cách quãng.
Câu 3:
- cách ngắt nhịp: 2/2 ; 1/3
Câu 4:
Một số hình ảnh tiêu biểu trong bài thơ.
+ Hình ảnh người lính: biểu tượng cho sự trẻ trung, kiên cường, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.
+ Hình ảnh ngọn lửa: tượng trưng cho sự hi sinh anh dũng của người lính
+ Hình ảnh núi Trường Sơn: là địa danh hùng vĩ, hiểm trở, nơi hoạt động chủ yếu, gắn bó với người lính trong những năm tháng chiến tranh.
⇒ Hình ảnh trung tâm, xuyên suốt bài thơ là hình ảnh người lính. Hình ảnh này được nhắc đến trong cả bài thơ, với những nét riêng biệt: người lính trẻ trung, kiên cường nhưng cũng lạc qian, yêu đời, trong sáng.
Câu 5:
Hình ảnh người lính còn sống mãi mùa xuân của đất nước
Câu 6:
Bài thơ là khúc đồng dao về tuổi thanh xuân của người lính về sự bất tử của người lính trẻ
Câu 7:
Tình cảm: thương nhớ mùa xuân nhân gian tha thiết với tuổi trẻ mùa xuân của cuộc đời
Câu 4: Đọc văn bản sau:
LƯỢM
Ngày Huế đổ máu
Ra thế Lượm ơi! |
Một hôm nào đó |
1949
(Tố Hữu, Thơ, NXB Giáo dục, 1994)
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại nào?
A. Thơ tự do.
B. Thơ bốn chữ.
C. Thơ năm chữ.
D. Thơ lục bát.
Câu 2. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong bốn câu thơ sau:
Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng
A. Nhân hoá.
B. Hoán dụ.
C. So sánh.
D. Ẩn dụ.
Câu 3. Chú bé trong bài thơ làm công việc gì?
A. Du kích.
B. Dân công.
C. Liên lạc.
D. Bộ đội.
Câu 4. Những câu, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt (Ra thế/Lượm ơi!...; Thôi rồi, Lượm ơi !) thể hiện cảm xúc gì ở người chú?
A. Sự hồi hộp, lo lắng.
B. Sự bàng hoàng, xót xa
C. Sự ngạc nhiên, bất ngờ
D. Sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.
Câu 5. Hình ảnh và công việc của chú bé Lượm trong bài thơ gần giống với nhân vật nào sau đây?
A. Lê Văn Tám.
B. Võ Thị Sáu.
C. Bế Văn Đàn.
D. Kim Đồng.
Câu 6. Trong khổ thơ sau có bao nhiêu từ láy?
Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 7. Nhân vật Lượm trong bài thơ được tác giả khắc họa như thế nào?
A. Hồn nhiên, vui tươi, hăng hái và dũng cảm.
B. Hồn nhiên, vui tươi và siêng năng.
C. Yêu đời, yêu thiên nhiên và con người.
D. Có tính tự lập, biết cống hiến sức mình cho đất nước.
Câu 8. Bài thơ Lượm được sáng tác vào thời kì nào?
A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
B. Thời kì kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
C. Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
D. Sau khi đất nước thống nhất.
Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Nêu suy nghĩ của em về nhân vật Lượm?
Câu 10. Là người đội viên, em cần phải làm gì để thể hiện tình yêu quê hương, đất nước?
Đáp án:
Câu 1. B
Câu 2. C
Câu 3. C
Câu 4. D
Câu 5. D
Câu 6. B
Câu 7. A
Câu 8: C
Câu 9:
Bài thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả. Hình ảnh một cậu bé thiếu nhi hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Với tinh thần hồn nhiên, vui tươi, hăng hái ,cậu bé dường như rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến. Đến những câu thơ cuối, hình ảnh ấy, chú bé Lượm đã thể hiện rõ tính cách hồn nhiên,ngay thơ,trong sáng, dũng cảm khi đã một mình làm nhiệm vụ liên lạc . Trước những tình thế ngàn cân treo sợi tóc, lòng yêu tổ nước,thương dân giúp cậu vượt qua mọi nỗi lo sợ mà tiếp tục đi với tinh thần vui vẻ.Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ, cậu đã hi sinh cho quê hương – 1 hi sinh thiêng liêng, một tấm gương sáng mà đời con cháu chúng ta phải noi theo.
Câu 10.
Là một học sinh cũng như là một đội viên , em luôn nỗ lực mỗi ngày để thể hiện tình yêu nước của dân tộc. Điều đó không thể chỉ nói trong suy nghĩ, tâm tưởng mà được em cụ thể hóa bằng các hành động. Em luôn học hỏi và tìm tòi mỗi ngày, để mai sau có thể trở thành một người có ích cho xã hội. Đối với lứa tuổi thiếu niên, chúng ta nên làm những việc nhỏ nhưng có thể giúp đất nước như: Học tập tốt, Chăm ngoan,... Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.Em mong rằng, mình có thể giúp cho đất nước phát triển và ngày càng tươi đẹp.
Bài tập 5: Đọc văn bản sau:
Mưa rơi tí tách
Hạt trước hạt sau
Không xô đẩy nhau
Xếp hàng lần lượt
Mưa vẽ trên sân
Mưa dàn trên lá
Mưa rơi trắng xóa
Bong bóng phập phồng
Mưa nâng cánh hoa
Mưa gọi chồi biếc
Mưa rửa sạch bụi
Như em lau nhà.
Mưa rơi, mưa rơi
Mưa là bạn tôi
Mưa là nốt nhạc
Tôi hát thành lời…
(Trích Mưa, Nguyễn Diệu, Thư viện thơ, 2019)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Bài thơ “Mưa” thuộc thể thơ gì?
A. Bốn chữ
B. Năm chữ
C. Lục bát
D. Tự do
Câu 2. Em hãy cho biết khổ thơ thứ hai được ngắt nhịp như thế nào?
A. Nhịp 1/1/2
B. Nhịp 2/1/1
C. Nhịp 2/2
D. Nhịp 1/2/1
Câu 3. Đối tượng nào được nhắc đến nhiều nhất trong bài thơ?
A. Cánh hoa
B. Hạt mưa
C. Chồi biếc
D. Chiếc lá
Câu 4. Theo em biện pháp tu từ nào được sử dụng trong khổ thơ thứ nhất?
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. So sánh
D. Nhân hóa
Câu 5. Xác định chủ đề của bài thơ “Mưa”?
A. Tình yêu thiên nhiên
B. Tình yêu đất nước
C. Tình yêu quê hương
D. Tình yêu gia đình
Câu 6. Theo em đáp án nào đúng nhất về tình cảm của tác giả đối với mưa?
A. Yêu quý, trân trọng
B. Hờ hững, lạnh lùng
C. Nhớ mong, chờ đợi
D. Bình thản, yêu mến
Câu 7. Em hãy nêu 2 lợi ích của mưa đối với đời sống con người và các sinh vật trên Trái đất.
Câu 8. Từ những lợi ích của mưa, em hãy nêu ít nhất 2 biện pháp để bảo vệ môi trường trong sạch.
Đáp án:
Câu 1: A
Câu 2: C
Câu 3: B
Câu 4. D
Câu 5. A
Câu 6. A
Câu 7. Lợi ích của mưa đối với đời sống con người và các sinh vật trên Trái đất
- Mưa giúp cây cối tốt tươi, sinh trưởng.
- Mưa giúp các loài sinh vật sống dưới nước sống sót.
- Mưa cung cấp nước ngọt cho con người.
- Mưa điều hòa khí hậu.
Câu 8. Những biện pháp bảo vệ môi trường:
- Trồng nhiều cây xanh
- Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên
- Giảm sử dụng túi nilon
- Xử lý ô nhiễm trong nước thải trước khi xả ra môi trường
- Sử dụng các tiến bộ của khoa học
Xem thêm các bài viết về định nghĩa và khái niệm môn Văn chọn lọc, hay khác:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)