Thơ năm chữ là gì (chi tiết nhất)

Bài viết Thơ năm chữ là gì chi tiết nhất, đầy đủ khái niệm, đặc điểm, cách đọc hiểu & bài tập có đáp án chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm về Thơ năm chữ.

Thơ năm chữ là gì (chi tiết nhất)

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

1. Khái niệm thơ năm chữ

Thơ năm chữ: Bài thơ có nhiều dòng, mỗi dòng năm chữ.

2. Đặc điểm thơ năm chữ

- Số chữ trong mỗi dòng: Mỗi dòng thơ có năm chữ.

- Nhịp thơ: Thường có nhịp 2/3 hoặc 3/2.

- Vần: Cũng có cả vần lưng và vần chân, gieo vần liền hoặc vần cách.

- Nội dung: Đa dạng hơn thơ bốn chữ, có thể viết về nhiều chủ đề khác nhau, từ tình cảm đến xã hội, từ thiên nhiên đến con người.

- Dễ dàng kết hợp các hình ảnh, âm thanh, màu sắc, tạo nên những bức tranh thơ đẹp mắt.

3. Ví dụ một số tác phẩm thơ năm chữ

- Quả sấu non trên cao (Xuân Diệu)

- Anh thợ gốm (Xuân Diệu)

- Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ).

- Ông đồ (Vũ Đình liên)

Quảng cáo

- Nắng hồng (Bảo Ngọc)

- Ngàn sao làm việc (Võ Quảng)

- Gặp lá cơm nếp (Thanh Thảo)

- ….

4. Cách đọc hiểu một văn bản thơ năm chữ

- Khi đọc hiểu bài thơ năm chữ, cần chú ý:

+ Chú ý số chữ, khổ thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, thanh bằng trắc và biện pháp tu từ có trong bài thơ.

+ Dựa vào trải nghiệm, trình độ của bản thân để cảm thụ và thấu hiểu nội dung của bài thơ.

+ Tìm hiểu rõ về xuất xứ (tác giả, hoàn cảnh sáng tác) của bài thơ.

+ Phát hiện ra các từ ngữ, hình ảnh tạo cảm xúc.

5. Một số bài tập liên quan đến thể loại thơ năm chữ.

5.1. Trắc nghiệm

Câu 1: Thể thơ được gọi tên dựa theo đặc điểm nào?

A. Nhịp thơ

Quảng cáo

B. Số tiếng trong mỗi dòng thơ

C. Số câu thơ trong đoạn

D. Cách gieo vần

Đáp án: B

Câu 2: Nhận định Số lượng dòng trong mỗi bài không hạn chế đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 3: Vần thường được đặt ở cuối dòng gọi là gì?

A. Vần lưng

B. Vần liền

C. Vần chân

D. Vần cách

Đáp án: C

Câu 4. Đâu là cách ngắt nhịp thường thấy ở thơ năm chữ?

Quảng cáo

A. 1/3

B. 2/2

C. 3/1

D. 2/3 hoặc 3/2

Đáp án: D

Câu 5: Thơ năm chữ thường gần gũi với thể loại văn học nào?

A. Vè, đồng dao

B. Vè, thơ lục bát

C. Đồng dao, thơ lục bát

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án: A

Câu 6: Hình ảnh thơ năm chữ như thế nào?

A. Ẩn dụ, tượng trưng

B. Dung dị, gần gũi

C. Sâu sắc, đa nghĩa

D. Châm biếm, đả kích

Đáp án: B

Câu 7.  Dòng nào sau đây nêu đúng về hình ảnh trong thơ?

A. Là những chi tiết, cảnh từ thực tế đời sống, được tái hiện bằng ngôn ngữ thơ ca.

B. Góp phần diễn tả cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ về thế giới và con người

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 8: Đâu không phải là yêu cầu về nội dung đối với bài thơ năm chữ?

A. Số tiếng trong mỗi dòng thơ: bốn tiếng hoặc năm tiếng

B. Tình cảm, cảm xúc của em

C. Thông điệp mà em gửi gắm qua bài thơ

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án: A

Câu 9: Tác dụng của thể thơ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ là:

A. Góp phần thể hiện cảm xúc của nhà thơ trọn vẹn, thành công.

B. Số tiếng trong mỗi câu thơ phối hợp với vần, nhịp mang đến sự gần gũi và dễ đọc

C. Người nghe dễ cảm nhận và tác giả dễ thể hiện cảm xúc, suy tư của bản thân.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án: D

Câu 10: Tình cảm, cảm xúc của người viết trong thơ thể hiện qua:

A. Các biện pháp tu từ.

B. Ngôn ngữ của tác phẩm.

C. Mạch cảm xúc.

D. Hình ảnh thơ sáng tạo.

Đáp án: B

5.2. Tự luận

Bài tập 1: Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

ANH THỢ GỐM - Huy Cận

Nắng lên hồng ban mai

Anh thợ gốm ngồi xoay

Đất mịn nhào với nắng

Hình đẹp nở trong tay.

 

Gió xuân man mác thổi

Cỏ non rờn ngoài đê

Mùa xuân đang tạo lại

Cây lá trên đồng quê.

 

Anh ngồi xoay ung dung

Ánh sáng rọi theo cùng

Ngực anh màu nắng đượm

Đẹp hồng như đất nung.

 

Bình đẹp nghìn xưa cũ

Tay ông cha giao về

Đang sống lại tươi tắn

Trong bàn tay vuốt ve...

 

Bình cao dáng trẻ thon

Lọ nhớn thân đẫy tròn

Đẹp phúc đầy của mẹ

Đẹp duyên hiền của con.

 

Xoay xoay bàn gỗ ơi,

Nước mát nhào đất tơi

Anh làm thêm cái đẹp

Chưa có ở trong đời...

Câu 1. Dòng nào nói đúng đặc điểm về thể thơ của bài thơ Anh thợ gốm?

A. Thể thơ năm chữ (5 chữ/dòng); 4 dòng/khổ; gieo vần chân.

B. Thể thơ năm chữ (5 chữ/dòng); 4 dòng/khổ; gieo vần lưng

C. Thể thơ năm chữ (5 chữ/dòng); 4 dòng/khổ; gieo vần liền, vần cách.

D. Thể thơ tự do; 4 dòng/khổ; gieo vần liền, vần cách.

Câu 2. Xác định đề tài của bài thơ:

A. Người lao động.

B. Tình yêu quê hương đất nước.

C. Người nghệ sĩ.

D. Người nông dân.

Câu 3. Đối tượng trữ tình của bài thơ là:

A. Nghề gốm nghệ thuật.

B. Anh thợ gốm tài hoa.

C. Người lao động khéo léo.

D. Khung cảnh lao động tươi vui.

Câu 4. Những khổ thơ nào viết về quá trình làm việc của anh thợ gốm?

A. Khổ 1.

B. Khổ 2.

C. Khổ 3, 4.

D. Khổ 3, 4, 5, 6.

Câu 5. Người thợ gốm được gợi tả trong tư thế nào?

A. Đang ngắm nghía sản phẩm của mình.

B. Đang vuốt bình theo nhịp xoay.

C. Đang trong quá trình chế tác những chiếc bình cổ, tạo sản phẩm mới.

D. Đang đạp bàn xoay.

Câu 6. Ngực anh màu nắng đượm/ Đẹp hồng như đất nung sử dụng nghệ thuật nào, gợi tả vẻ đẹp nào của thợ gốm?

A. Ẩn dụ, so sánh, gợi tả vẻ khỏe khoắn, rắn rỏi… tuyệt đẹp của anh thợ gốm.

B. Nghệ thuật so sánh, gợi tả vẻ đẹp phi thường của anh thợ gốm.

C. Nghệ thuật so sánh, gợi tả vẻ đẹp dung dị trong nắng của anh thợ gốm.

D. Nghệ thuật so sánh, gợi tả sự cần mẫn của anh thợ gốm.

Câu 7. Hình ảnh nào đã được lặp lại hai lần trong bài thơ? Chúng gợi tả và làm nổi bật điều gì về con người lao động?

A. Hình ảnh bàn tay gợi sự khỏe khoắn, nhanh nhẹn của người thợ thủ công.

B. Hình ảnh bàn tay gợi thao tác khéo léo, điêu luyện của nghệ nhân.

C. Hình ảnh xoay xoay gợi sự liên tục tuần hoàn trong lao động

D. Hình ảnh nắng gợi khung cảnh lao động tràn ngập ánh sáng

Câu 8. Mùa xuân và người thợ gốm có nét tương đồng nào?

A. Đều tràn đầy sức sống

B. Đều xuất hiện trong nắng rực rỡ

C. Con người và mùa xuân đang sáng tạo cái đẹp, sự sống

D. Cùng tạo nên không gian tươi sáng của mùa xuân

Câu 9. Hãy viết/vẽ về khổ thơ (có hình ảnh, tư thế) em thích nhất trong bài thơ này (nếu là hình ảnh, đồ họa cần có dòng caption – Lời chú thích, thuyết minh)

Câu 10. Viết đoạn văn giới thiệu về một sản phẩm đồ gốm/ mỹ nghệ mà em yêu thích với khách du lịch đến Việt Nam

Đáp án:

Câu 1: C

Câu 2: A

Câu 3: B

Câu 4: D

Câu 5: C

Câu 6: A

Câu 7: B

Câu 8: C

Câu 9. Khổ thơ trong bài "Anh thợ gốm" của Bùi Ngọc Tấn là một khổ thơ rất đặc biệt, thể hiện sự cần mẫn, kiên trì và vẻ đẹp trong công việc của một người thợ gốm. Một trong những hình ảnh mà tôi yêu thích nhất là khi tác giả miêu tả anh thợ gốm "mang đôi tay" mềm mại tạo ra những sản phẩm thủ công.

Câu 10. Làng gốm Bát Tràng nằm ở tả ngạn sông Hồng, nay thuộc xã Bát Tràng, Huyện Gia Lâm, Hà Nội, cách trung tâm thành phố hơn 10km về phía Đông Nam. Đây là làng nghề truyền thống nổi tiếng về các sản phầm bằng gốm sứ. Làng nghề này được hình thành từ thời nhà Lý. Trải qua hơn 500 năm lịch sử với bao biến cố thăng trầm cùng thời gian nhưng cái tên Bát Tràng vẫn tồn tại và ngày càng phát triển cho đến tận bây giờ. Ghé thăm những xưởng gốm trong làng, du khách sẽ được giới thiệu về các công đoạn làm ra sản phẩm như thế nào. Du khách sẽ phải nể phục trước sự tài tình, khéo léo, tỉ mỉ của các nghệ nhân trong nghề. Nhờ bàn tay điêu luyện đã biến nắm đất thành tác phẩm nghệ thuật tinh túy và sinh động. Gốm sứ Bát Tràng không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm đẹp mắt, mà còn có rất nhiều ứng dụng quan trọng trong nghệ thuật trang trí, kiến trúc và đời sống hàng ngày của người Việt. Những sản phẩm gốm  Bát Tràng được tạo ra với các kỹ thuật thủ công truyền thống, mang trong mình những giá trị văn hóa sâu sắc từ lịch sử phong kiến cho đến nay.

Bài tập 2: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Mồ côi

Con chim non rũ cánh

Đi tìm tổ bơ vơ

Quanh nẻo rừng hiu quạnh

Lướt mướt dưới dòng mưa.

 

Con chim non chiu chít

Lá động khóc tràn trề

Chao ôi buồn da diết

Chim ơi biết đâu về.

 

Gió lùa mưa rơi rơi

Trên nẻo đường sương lạnh

Đi về đâu em ơi

Phơi thân tần cô quạnh!

 

Em sưởi trong bàn tay

Cho lòng băng giá ấm

Lìa cành lá bay bay

Như mảnh đời u thảm!

 

Con chim non không tổ

Trẻ mồ côi không nhà

Hai đứa cùng đau khổ

Cùng vất vưởng bê tha

 

Rồi ngày kia rã cánh

Rụi chết bên đường đi…

Thờ ơ con mắt lạnh

Nhìn chúng: “Có hề chi!”

Huế, tháng 10-1937

Nguồn: Tố Hữu, Từ ấy, NXB Văn học, 1959

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Thể thơ bốn chữ

B. Thể thơ bảy chữ

C. Thể thơ năm chữ

D. Thể thơ lục bát

Câu 2. Đối tượng biểu cảm của bài thơ là gì?

A. Con chim non mồ côi

B. Em bé mồ côi

C. Con chim non và em bé

D. Tất cả trẻ em mồ côi

Câu 3. Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu chung của bài thơ Mồ côi?

A. Giọng điệu thiết tha trìu mến

B. Giọng điệu nghiêm trang, chừng mực

C. Giọng điệu vui đùa, dí dỏm

D. Giọng điệu buồn thương, phiền muộn

Câu 4. Từ mồ côi có nghĩa là gì?

A. Là bị mất cha và/hoặc mất mẹ từ khi còn bé dại

B. Là trẻ em sống trong các làng trẻ SOS, các trung tâm bảo trợ xã hội

C. Là trẻ em trong độ tuổi đi học nhưng không được đến trường học tập

D. Là trẻ em phải làm việc kiếm sống từ khi chưa đủ tuổi lao động

Câu 5. Khổ thơ sau đây sử dụng cách gieo vần như thế nào?

Con chim non không tổ

Trẻ mồ côi không nhà

Hai đứa cùng đau khổ

Cùng vất vưởng bế tha

A. Vần chân

B. Vần lưng

C. Vần hỗn hợp

D. Vần liền

Câu 6. Từ ngữ nào sau đây là ngôn ngữ vùng miền?

A. Con chim non

B. Buồn da diết

C. Trẻ mồ côi

D. Có hề chi

Câu 7. Em bé mồ côi đã làm gì khi gặp chú chim non đáng thương?

A. Đi tìm mẹ cho chim non

B. Đặt chim non về tổ của mình

C. Mang chim non về nuôi

D. Sưởi ấm cho chim trong tay mình

Câu 8. Hoàn cảnh của em bé mồ côi và chú chim non có gì giống nhau?

A. Cùng không nhà, không tổ

B. Cùng vất vưởng, bê tha

C. Cùng đói ăn, rách mặc

D. A và B là phương án đúng

Câu 9. Sau khi đọc bài thơ, em có nhận xét gì về tâm hồn, tình cảm của tác giả?

Câu 10. Em hãy viết khoảng 3 - 5 dòng nêu suy nghĩ của mình về vai trò của sự sẻ chia trong cuộc sống.

Đáp án:

Câu 1. C

Câu 2. C

Câu 3. D

Câu 4. A

Câu 5. A

Câu 6. D

Câu 7. D

Câu 8. D

Câu 9.  

Bài thơ cho thấy nhà thơ Tố Hữu có một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, giàu lòng yêu thương. Chỉ bắt gặp hình ảnh con chim non lạc mẹ, một em bé mồ côi bên đường cũng đủ để nhà thơ bồi hồi thương cảm, thấy buồn da diết và không thôi tự hỏi Đi về đâu em ơi. Tâm hồn, tình cảm ấy được bộc lộ trong bài thơ, gợi sự xót xa, đồng cảm nơi người đọc và từ đó, bồi dưỡng tình yêu thương cho bản thân.

Câu 10.

Sự sẻ chia trong cộng đồng cũng vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn. Hành động sẻ chia có thể đến từ việc quyên góp tiền, đồ dùng thiết yếu cho những người bị ảnh hưởng, hoặc đơn giản là giúp đỡ những người gặp nạn. Mỗi hành động nhỏ đều có thể tạo ra sức mạnh lớn lao, như một hạt mưa nhỏ góp phần làm đầy đại dương. Sự sẻ chia không chỉ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn mà còn tạo ra một cộng đồng đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau.

Bài tập 3: Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu:

Em vươn vai đứng dậy
Trái Đất đã xanh rồi
Giữa biêng biếc mây trời
Tiếng chim vui ngọt quá

Quàng khăn xanh biển cả
Khoác áo thơm hương rừng
Trái Đất mang trên lưng
Những đứa con của đất

Tuy màu da có khác
Nhưng vẫn chung nụ cười
Như biển cả không vơi
Một màu xanh thăm thẳm
 

Như ban mai nắng ấm
Lung linh bờ thảo nguyên
Hãy giữ được bình yên
Cho hoa thơm thơm mãi

Em vươn vai đứng dậy
Mong Trái Đất hòa bình
Đừng bao giờ chiến tranh
Mà đau hòn máu đỏ

Cho năm châu hội ngộ
Trong tình thương loài người
Và cho khắp mọi nơi
Là nhà bồ câu trắng.

(Em nghĩ về Trái Đất, Nguyễn Lãm Thắng, thivien.net)

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra số từ trong dòng thơ: Cho năm châu hội ngộ.

Câu 3. Theo bài thơ, những đứa con của đất có đặc điểm gì riêng và chung?

Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong hai dòng thơ:

Quàng khăn xanh biển cả
 Khoác áo thơm hương rừng

Câu 5. Em hiểu như thế nào về nội dung hai dòng thơ:

Và cho khắp mọi nơi
Là nhà bồ câu trắng.

Câu 6. Tại sao nhân vật em trong bài thơ lại có mong ước: 

Mong Trái Đất hòa bình

Đừng bao giờ chiến tranh?

Câu 7. Theo em, mỗi người cần làm những gì để cho cuộc sống trên Trái Đất của chúng ta ngày trở nên tốt đẹp hơn? (Nêu ít nhất hai việc làm).

Đáp án:

Câu 1:

- Bài thơ được viết theo thể thơ: 5 chữ (ngũ ngôn)

Câu 2:

- Số từ trong dòng thơ: năm

Câu 3: Theo bài thơ, những đứa con của đất có đặc điểm:

+ đặc điểm riêng: màu da;

+ đặc điểm chung: nụ cười.

Câu 4:

+ Dấu hiệu nhân hóa:  biển cả quàng khăn; rừng khoác áo.

+ Tác dụng: Làm cho biển cả và rừng trở nên gần gũi, sinh động như con người; gợi ra vẻ đẹp duyên dáng của rừng và biển; qua đó thấy được tình cảm yêu mến của nhân vật “em” với thiên nhiên. 

Câu 5: Nội dung hai dòng thơ: Mong ước khắp nơi đều được hòa bình (vì chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình).

Câu 6:

Nhân vật em trong bài thơ lại có mong ước: 

Mong Trái Đất hòa bình

Đừng bao giờ chiến tranh?

bởi vì: chiến tranh gây đau thương mất mát, gia đình li tán, kinh tế kiệt quệ, nhiều công trình bị hủy diệt, trẻ em không được đến trường…

Câu 7: Những việc cần làm để cho cuộc sống trên Trái Đất của chúng ta ngày trở nên tốt đẹp hơn:

+ Bảo vệ môi trường;

+ Lên án chiến tranh;

+ Sống nhân ái, thân thiện, đoàn kết;….

Bài tập 4: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Dạ khúc cho vầng trăng

Trăng non ngoài cửa sổ

Mảnh mai như lá lúa

Thổi nhẹ thôi là bay

Con ơi ngủ cho say

Để trăng thành chiếc lược

Chải nhẹ lên mái tóc

Để trăng thành lưỡi cày

Rạch bầu trời khuya nay

Trăng thấp thoáng cành cây

Tìm con ngoài cửa sổ

Cửa nhà mình bé quá

Trăng lặn trước mọi nhà

Vai mẹ thành võng đưa

Theo con vào giấc ngủ

Trăng thành con thuyền nhỏ

Đến bến bờ tình yêu…

(Duy Thông)

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ bốn chữ

B. Thơ năm chữ

C. Thơ song thất lục bát

D. Thơ lục bát

Câu 2. Bài thơ “Dạ khúc cho vầng trăng” được ngắt nhịp theo cách nào?

A. Nhịp 1/2/2 và 2/3

B. Nhịp 1/4 và 2/2/1

C. Nhịp 2/3 và 3/2

D. Nhịp 3/2 và 1/4

Câu 3. Các vần “ay” trong các tiếng “bay-say” ở những dòng thơ sau sử dụng kiểu gieo vần nào?  

Mảnh mai như lá lúa

Thổi nhẹ thôi là bay

Con ơi ngủ cho say

Để trăng thành chiếc lược

A. Vần chân

B. Vần lưng

C. Vần cách

D. Vần hỗn hợp

Câu 4. Trong bài thơ, tác giả liên tưởng và so sánh trăng với những hình ảnh nào?

A. Cửa sổ, mái tóc, cành cây, bến bờ

B. Lá lúa, chiếc lược, lưỡi cày, con thuyền

C. Cửa sổ, mái tóc, chiếc lược, lưỡi cày

D. Lá lúa, chiếc lược, cành cây, bến bờ

Câu 5.  Từ “dạ khúc” có nghĩa là gì?

A. Bản tình ca có những giai điệu trầm lắng, ngọt ngào, êm ái

B. Khúc nhạc nhẹ nhàng, êm ái làm đắm say lòng người

C. Ca khúc trữ tình nhẹ nhàng, sâu lắng khiến lòng người rung động

D. Tác phẩm âm nhạc có nội dung u buồn hay mơ màng, thích hợp cho đêm khuya

Câu 6. Các hình ảnh trăng non, cửa sổ, lá lúa, chiếc lược, mái tóc, lưỡi cày, cành cây, võng, con thuyền người mẹ nói với em nhỏ trong bài thơ là gì?

A. Những hình ảnh gần gũi, quen thuộc, ấm áp tình mẹ

B. Những hình ảnh chỉ có trong truyện cổ tích

C. Những hình ảnh tráng lệ, ít thấy trong đời sống

D. Những hình ảnh chỉ có trong trí tưởng tượng của mẹ

Câu 7. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

“Trăng thấp thoáng cành cây

Tìm con ngoài cửa sổ

Cửa nhà mình bé quá

Trăng lặn trước mọi nhà”

Câu 8. Viết đoạn văn từ 5 -7 dòng trình bày cảm nhận của em về cái hay của nội dung hoặc đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Dạ khúc vầng trăng”.

Đáp án:

Câu 1. B  

Câu 2. C   

Câu 3. A  

Câu 4. B  

Câu 5. D  

Câu 6. A  

Câu 7. 

- Nhân hóa: “Trăng thấp thoáng cành cây / Tìm con ngoài cửa sổ”.

- Tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ:

+ Nhà thơ sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động của con người “tìm” để chỉ hoạt động của vầng trăng giúp cho trăng trở nên sinh động, có hồn.

+ Trăng (trăng non) hiện lên như một bạn nhỏ rất đáng yêu đang tìm con để bầu bạn, vui chơi, hòa nhịp vào thế giới tâm hồn của trẻ thơ.

+ Biện pháp tu từ nhân hóa giúp cho câu thơ sinh động, hấp dẫn, cuốn hút người đọc, đặc biệt là có sức lôi cuốn đối với bạn đọc nhỏ tuổi. 

Câu 8.

Bài thơ “Dạ khúc vầng trăng” như một khúc hát ru con ngọt ngào, êm ái của người mẹ. Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ với những hình ảnh thơ trong sáng, bình dị phù hợp với thế giới tâm hồn trẻ thơ dễ nhớ, dễ thuộc. Bài thơ giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn tình yêu thương con sâu nặng của người mẹ.

Bài tập 5:  Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Tháng Ba

Hoàng Vân

Tháng ba mùa giáp hạt

Đến rong rêu cũng gầy

Mẹ bưng rá vay gạo

Cha héo hắt đường cày

 

Áo nâu may dịp tết

Bây giờ mực tím dây

Bần dưới sống ăn đữo

Khoai mậm non cả ngày

 

Tháng ba mưa dầm đất

Rét Nàng Bân tím trời

Kéo cảnh vun lửa đốt

Trẻ và trâu cùng cười

 

Tháng ba, tháng ba ơi!

Mùa xa… ngày thơ dại

Lúa lên xanh ngoài bãi

Sữa ướp đòng sinh đôi

Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể loại nào?

A. Bốn chữ

B. Năm chữ

C. Tự do

D. Tứ tuyệt

Câu 2. Xác định nội dung chính của bài thơ trên và dấu hiệu nhận biết

A. Người mẹ, vì có hình ảnh Mẹ bưng rá vay gạo

B. Tình yêu quê hương, vì có hình ảnh lúa lên xanh ngoài bãi

C. Ký ức tuổi thơ đói nghèo, vì rất nhiều hình ảnh gợi cuộc sống thiếu đói trong mùa giáp hạt

D. Cuộc sống đói nghèo, vì phỉa ăn bần, ăn khoai mậm

Câu 3. Xác định ngắt nhịp (chính) của bài thơ?

A. Nhịp 3/2 và 2/3

B. Nhịp 1/4 và 4/1

C. Nhịp thơ linh hoạt

D. Khó xác định

Câu 4. Vì sao tháng ba mùa giáp hạt lại khốn khó?

A. Khi giao mùa (giữa xuân và hạ)

B. Mùa xuân đi chơi không làm

C. Thời kỳ đói khổ nhất trong năm

D. Khi lúa mùa cũ ăn hết, lúa mới chưa thu hoạch nên đói khổ

Câu 5. Xác định nội dung của khổ thơ thứ nhất?

A. Cảnh vật ảm đạm trong tháng ba

B. Mẹ đi vay gạo nấu cơm

C. Cha cày đồng mệt mỏi

D. Cuộc sống khốn khó mùa giáp hạt

Câu 6. Tuổi thơ hồn nhiên trong đói nghèo thể hiện rõ ở khổ thơ nào, dòng thơ nào?

A. Khổ 1, dòng thơ: Đến rong rêu cũng gầy

B. Khổ 2, dòng thơ: Bây giờ mực tím dây

C. Khổ 3, dòng thơ: Trẻ và trâu cùng cười

D. Khổ 4, dòng thơ: Lúa lên xanh ngoài bãi

Câu 7. Những câu thơ nào thể hiện rõ nhất nỗi buồn của đất trời trong tháng ba mùa giáp hạt?

A. Tháng ba mưa dầm đất/ Rét Nàng Bân tím trời

B. Tháng ba, tháng ba ơi! Mùa xa… ngày thơ dại!

C. Mẹ bưng rá vay gạo/ Cha héo hắt đường cày

D. Bần dưới sông ăn đỡ/ Khoai mậm non cả ngày

Câu 8. Niềm hy vọng vào vụ mùa bội thu được thể hiện ở chi tiết, hình ảnh nào?

A. Tháng ba, tháng ba ơi!

B. Lúa lên xanh; Sữa ướp đòng sinh đôi

C. Kéo cành vun lửa đốt

D. Áo nâu may dịp tết

Câu 9. Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ là?

A. Người mẹ tần tảo

B. Người bố vất vả

C. Lũ trẻ hồn nhiên

D. Một người có tuổi thơ sống ở vùng quê nghèo khó

Câu 10. Nhà thơ dành tình cảm yêu thương sâu sắc cho đối tượng nào?

A. Những đứa trẻ hồn nhiên

B. Con người vất vả, nghèo khó của quê hương

C. Cha mẹ nghèo khó của mình

D. Quê hương

Câu 11. Khổ thơ cuối đã thể hiện được những điều gì?

A. Yêu thương, gắn bó với quê hương; niềm vui vào vụ mùa mới

B. Nhớ thương kí ức đã xa; niềm vui lúa đã trổ bông

C. Tháng ba đã lùi xa; ngày gặt đang đến gần

D. Vui sướng vì lúa đang sinh sôi nảy nở

Câu 12. Bức thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong bài thơ là?

A. Hãy nhớ tích trữ lương thực vì tháng ba là mùa giáp hạt

B. Đừng quên những ngày bố mẹ phải nhọc nhằn

C. Đừng quên ngày phải ăn bần, ăn khoai mầm

D. Cuộc sống còn vất vả, hãy sống lạc quan và hy vọng

Câu 13. Những bạn trẻ trong bài thơ đã sống như thế nào trong tháng ba, mùa giáp hạt?

Câu 14.

a. Xác định những câu thơ có chứa nghệ thuật nhân hóa và nêu tác dụng

b. Xác định 2 khổ thơ có sự tương phản trong bài và nêu tác dụng

Đáp án:

Câu 1: B

Câu 2: C

Câu 3: A

Câu 4. D

Câu 5. D

Câu 6. C

Câu 7. A

Câu 8. B

Câu 9. D

Câu 10. B

Câu 11. A

Câu 12. D

Câu 13. Các bạn trẻ: ăn trái bần, khoai mậm trong mùa giáp hạt; kéo cành vun lửa đốt, đưa trâu đi ăn giúp bố mẹ, đùa vui… => làm việc, sống lạc quan

Câu 14.

a.

- Câu thơ: Đến rong rêu cũng gầy/ Trẻ và trâu cùng cười.

- Nghệ thuật nhân hoa đã được thể hiện:

+ Sự vật, con vật là những sinh thể đều trải qua những khó khăn khắc nghiệt của cuộc sống; cảm nhận được niềm vui khi bên nhau trong những thười khắc khó khăn.

+ Câu thơ: Trẻ và trâu cùng cười như xua vợi đi u ám đói khổ của mùa giáp hạt; khiến cho cuộc sống, âm hưởng bài thơ tươi vui hơn.

b.

- Sự tương phản ở khổ 1 và khổ 4: đói nghèo >< niềm tin

+ Khổ 1: gợi hiện thực đói nghèo, vất vả vào mùa giáp hạt. Cả con người và cảnh vật đều gần tàn tạ, héo úa (rong rêu cũng gầy; mẹ bưng rá vay gạo, bố héo hắt…)

+ Khổ 4: khát vọng, niềm tin vào ngày mai (hình ảnh lúa lên xanh, ướp đòng…)

Xem thêm các bài viết về định nghĩa và khái niệm môn Văn chọn lọc, hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học