Thơ lục bát là gì (chi tiết nhất)
Bài viết Thơ lục bát là gì chi tiết nhất, đầy đủ khái niệm, đặc điểm, cách đọc hiểu & bài tập có đáp án chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm về Thơ lục bát.
Thơ lục bát là gì (chi tiết nhất)
1. Khái niệm thơ lục bát
Lục bát (6 – 8) là thể thơ có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Một cặp câu lục bát gồm một dòng 6 tiếng (dòng lục) và một dòng 8 tiếng (dòng bát).
2. Đặc điểm thơ lục bát
- Về cách gieo vần tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó, tiếng thứ tám dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo.
- Về ngắt nhịp: thơ lục bát thường được ngắt nhịp chẵn, ví dụ như 2/2/2, 2/4/2, 4/4,...
- Về thanh điệu: sự phối hợp thanh điệu giữa các tiếng trong một cặp câu lục bát được thể hiện như sau:
3. Ví dụ một số tác phẩm thơ lục bát
- Việt Bắc, Bầm ơi,… (Tố Hữu)
- Mẹ ốm,… (Trần Đăng Khoa)
- Các bài ca dao về quê hương đất nước.
- …
4. Cách đọc hiểu một văn bản thơ lục bát
Khi đọc bài thơ lục bát, các em cần chú ý:
- Bài thơ có được chia khổ không? Gồm bao nhiêu khổ? Mỗi khổ có bao nhiêu dòng? Vần trong bài thơ được gieo như thế nào? Các dòng thơ được ngắt nhịp ra sao?
- Bài thơ viết về ai và về điều gì?
- Bài thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Từ ngữ trong bài thơ có gì độc đáo? Việc sử dụng các từ ngữ và biện pháp nghệ thuật đó đem lại tác dụng ra sao?
- Ai là người đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ? Người đó bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ gì?
5. Một số bài tập liên quan đến thể loại thơ lục bát.
5.1. Trắc nghiệm
Câu 1: Dòng nào sau đây KHÔNG phù hợp với đặc điểm của thơ lục bát?
A. Thể thơ dân tộc của Việt Nam.
B. Thể thơ dân gian gồm các cặp câu thơ kết thành một bài.
C. Một cặp lục bát lại xen một cặp song thất lục bát.
D. Câu đầu là 6 chữ, câu sau là 8 chữ, cứ nối tiếp cho tới hết bài.
Đáp án: C
Câu 2: Thơ lục bát có quy định nghiêm ngặt về cách gieo vần/hiệp vần nào sau đây?
A. Hiệp vần tiếng thứ 6 ở 2 dòng; tiếng thứ 8 dòng bát với tiếng thứ 6 dòng lục.
B. Vần được gieo ở cuối các câu chẵn của bài thơ.
C. Chữ cuối câu 1 có thể cùng vần hoặc không vần.
D. Trong toàn bài thơ chỉ dùng 1 vần duy nhất (gọi là độc vận).
Đáp án: A
Câu 3: Dòng nào nói đúng đặc điểm trong ngắt nhịp của thơ lục bát?
A. Thường ngắt nhịp lẻ ở chữ thứ 3 và thứ 5.
B. Thường ngắt nhịp chẵn (2/2/2/2 hoặc 4/4).
C. Thường ngắt nhịp ở chữ thứ 2 hoặc thứ 4 của câu.
D. Thường ngắt nhịp 4/3.
Đáp án: B
Câu 4. Dòng nào nói đúng đặc điểm về thanh điệu của thơ lục bát?
A. Dòng 6 và 8, tiếng thứ 6 và thứ 8 thanh bằng (B), tiếng thứ 4 thanh trắc (T).
B. Riêng dòng 8, dù tiếng thứ 6 và 8 đều là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ 6 là thanh huyền (-) thì tiếng 8 là thanh ngang (không dấu) và ngược lại.
C. Dòng 6 và 8, tiếng thứ 6 và thứ 8 thanh trắc (T) tiếng thứ 4 thanh bằng (B).
D. Cȧ ý a & b.
Đáp án: D
Câu 5: Dòng nào KHÔNG thuộc đặc trưng cái tôi trữ tình trong thơ lục bát/ ca dao?
A. Nội dung tác phẩm trữ tình gắn liền với hình tượng nhân vật trữ tình.
B. Nhân vật trữ tình không có diện mạo, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể.
C. Nhân vật trữ tình hiện diện trong giọng điệu, cảm xúc, cách cảm, cách nghĩ.
D. Nhân vật trữ tình có diện mạo, hành động, lời nói, mối quan hệ cụ thể.
Đáp án: D
Câu 6: Lục bát biến thể thường thể hiện sự sáng tạo ở những yếu tố nào sau đây?
A. Số tiếng, số dòng.
B. Gieo vần, ngắt nhịp.
C. Tâm trạng nhân vật trữ tình.
D. Số lượng câu thơ trong bài.
Đáp án: B
Câu 7. Dòng nào KHÔNG nói lên những sáng tạo mới trong thơ lục bát hiện đại?
A. Biến đổi cấu trúc bằng trắc.
B. Biến đổi cách ngắt nhịp.
C. Biến đổi các vế đối.
D. Biến đổi cách gieo vần: Chữ thứ tư câu bát hiệp vần với chữ cuối câu lục.
Đáp án: C
Câu 8: Dòng nào KHÔNG nói lên nét tương đồng trong ca dao truyền thống và lục bát hiện đại ?
A. Nội dung trữ tình được thể hiện gắn liền với hình tượng nhân vật trữ tình.
B. Hình tượng nhân vật trữ tình trực tiếp thổ lộ suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng.
C. Thường ngắt nhịp chẵn; âm hưởng sâu lắng tha thiết; trữ tình uyển chuyển, mềm mại, tinh tế.
D. Thường ngắt nhịp lẻ; âm hưởng sâu lắng tha thiết.
Đáp án: D
Câu 9: Thơ lục bát thừa hưởng “gia sản” nào của ca dao truyền thống ?
A. Giãi bày cảm xúc ngọt ngào qua so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, lối nói luyến láy, đối đáp giao duyên.
B. Ngôn ngữ tinh tế, mềm mại, cách thể hiện cảm xúc ngọt ngào, trữ tình.
C. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu gần gũi mà nên thơ.
D. Cách ngắt nhịp gieo vần.
Đáp án: A
Câu 10: Dòng nào nói lên nghệ thuật tiểu đối trong thơ lục bát?
A. Là hình thức đối xứng trong hai câu thơ đứng liền nhau, tạo sự cân xứng.
B. Là hình thức đối xứng trong một câu thơ, câu thơ chia làm hai vế bằng nhau.
C. Là hình thức tương phản trong một khổ thơ.
D. Là hình thức tương phản trong hai khổ thơ bất kỳ trong bài.
Đáp án: B
5.2. Tự luận
Bài tập 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả đập dờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một ảo nâu nhuộm bùn.
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.
(Nguyễn Đình Thi, Việt Nam quê hương ta)
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thể thơ lục bát.
B. Thể thơ sáu chữ.
C. Thể thơ tám chữ.
D. Thể thơ tự do.
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?
A. Tự sự.
C. Biểu cảm.
B. Miêu tả.
D. Nghị luận.
Câu 3. Chủ đề của đoạn trích trên là gì?
A. Tình cảm gia đình.
B. Tình yêu quê hương đất nước.
C. Truyền thống văn hóa dân tộc.
D. Đấu tranh xây dựng đất nước.
Câu 4. Từ nào sau đây không cùng loại với các từ còn lại?
A. Đất nước.
B. Quê hương.
C. Thương đau.
D. Gái trai.
Câu 5. Chỉ ra các tiếng mang vần trong 4 câu thơ đầu.
Câu 6. Tìm và chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên
Câu 7. Cảm nhận của em về vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam trong đoạn thơ trên (viết khoảng 5 dòng).
Đáp án:
Câu 1. A
Câu 2. C
Câu 3. B
Câu 4. C
Câu 5. Các chữ mang vần - ơi - trời. - hơn - rờn - sơn.
Câu 6.
- Nhân hóa: Việt Nam đất nước ta ơi.
- So sánh: Sùng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.
- Hoán dụ: Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên.
Câu 7. Qua bài thơ trên,em lại cảm thấy quê hương ta thật giản dị, thấy rằng đất nước Việt Nam mình thật to lớn và vĩ đại. Những dòng sông,cánh cò dập dờn và uốn lượn bên khí sắc thanh bình. Tiếng sáo diều vi vu cùng làn gió trong xanh khiến em càng yêu quê hương và còn hơn thế nữa. Những sự vật thiên nhiên ở đời được coi như không hồn không vía. Nhưng khi nó tồn tại trong thơ ca thì lại tạo nên một bức tranh ngụ tình đẹp đến khó tả.
Bài tập 2. Đọc văn bản sau:
VỀ QUÊ
Theo ông cháu được về quê
Đồng xanh tít tắp mùa hè thênh thang
Về quê được tắm giếng làng
Bắc thang bẻ ổi chín vàng trên cây
Trời cao lồng lộng gió mây
Tre đu kẽo kẹt nắng đầy sân phơi
Chó mèo cứ quẩn chân người
Vịt bầu từng nhóm thảnh thơi bơi thuyền
Vườn sau gà bới giun lên
Lũ con chiêm chiếp theo liền đằng sau
Buổi trưa cháu mải đi câu
Chiều về mấy đứa tranh nhau thả diều
Ở quê ngày ngắn tí teo
Nghỉ hè một tháng trôi vèo như không…
(Vũ Xuân Quản, Thả diều trên đê, NXB Văn học, 2020, tr.65)
Trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Xác định yếu tố tự sự và miêu tả trong hai dòng thơ? “Theo ông cháu được về quê Đồng xanh tít tắp mùa hè thênh thang”
Câu 3. Em hãy chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong dòng thơ: “Vịt bầu từng nhóm thảnh thơi bơi thuyền”?
Câu 4. Em nhận xét gì về cảnh vật quê hương ta qua những dòng thơ sau? “Về quê được tắm giếng làng Bắc thang bẻ ổi chín vàng trên cây Trời cao lồng lộng gió mây Tre đu kẽo kẹt nắng đầy sân phơi”
Câu 5. Em hãy nêu chủ đề của bài thơ?
Câu 6. Bài thơ gợi cho em những tình cảm gì? Từ đó, em hãy nêu 02 việc cần làm để góp phần xây dựng quê hương?
Đáp án:
Câu 1. Thể thơ lục bát.
Câu 2.
- Yếu tố tự sự: Theo ông cháu được về quê
- Yếu tố miêu tả: Đồng xanh tít tắp
Câu 3.
- Tác dụng: Gợi tả cụ thể hình ảnh từng nhóm vịt bầu bơi lội chậm rãi, nhàn nhã, thoải mái trong ao làng.
- Qua đó, ta thấy được khung cảnh làng quê yên ả, thanh bình. Tác giả thể hiện sự quan sát tinh thế, sự gắn bó và tình yêu quê sâu nặng.
Câu 4. Cảnh vật quê ta hiện lên với những hình ảnh thân quen, bình dị nhất của quê hương đó là giếng làng, ổi chín vàng, trời cao lồng lộng, tre đu kẽo kẹt…
Câu 5. Chủ đề của bài thơ:
- Tình yêu quê hương, đất nước.
- Tình yêu gia đình.
Câu 6.
- Bài thơ gợi cho em những tình cảm:
+ Yêu và thích được sống ở quê.
+ Yêu ông bà, yêu những cái đơn sơ giản dị, yêu các con vật ,…
- 02 việc cần làm để góp phần xây dựng quê hương:
+ Chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động để mai sau xây dựng quê hương.
+ Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong, lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội.
+ Tích cực tham gia, góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với khả năng như tham gia bảo vệ môi trường, tham gia các hoạt động xã hội…
Bài tập 3. Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi.
"Quê hương là một tiếng ve
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
Dòng sông con nước đầy vơi
Quê hương là một góc trời tuổi thơ
(…)
Quê hương là cánh đồng vàng
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều
Quê hương là dáng mẹ yêu
Áo nâu nón là liêu xiêu đi về."
(Quê hương, Nguyễn Đình Huân)
Câu 1. Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ?
Câu 3. Tìm các cụm danh từ, cụm động từ trong hai dòng thơ sau và cho biết việc dùng cụm từ làm thành phần chính của câu có tác dụng gì?
Quê hương là dáng mẹ yêu
Áo nâu nón là liêu xiêu đi về
Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích trên?
Câu 5. Qua đoạn thơ, tác giả muốn gửi đến chúng ta bức thông điệp gì?
Đáp án:
Câu 1.
- Đoạn thơ trên viết theo thể thơ lục bát.
- Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là miêu tả.
Câu 2. Nội dung chính của đoạn thơ là tình yêu quê hương sâu sắc, thể hiện qua những hình ảnh thân thuộc như tiếng ve, lời ru của mẹ, dòng sông, cánh đồng lúa, và hình ảnh người mẹ. Đoạn thơ mô tả quê hương như một phần không thể thiếu trong ký ức tuổi thơ, là những gì gắn bó và nuôi dưỡng tâm hồn con người.
Câu 3.
- Các cụm danh từ và cụm động từ trong hai dòng thơ:
+ Cụm danh từ: "dáng mẹ yêu", "áo nâu nón lá", "liêu xiêu".
+ Cụm động từ: "đi về".
- Việc dùng các cụm từ làm thành phần chính trong câu có tác dụng tạo nên sự nhấn mạnh, làm nổi bật hình ảnh quê hương qua những chi tiết giản dị nhưng vô cùng gần gũi, chân thật. Các cụm từ này giúp thể hiện tình cảm sâu sắc, sự gắn bó của tác giả với quê hương và người mẹ.
Câu 4.
- Biện pháp tu từ chủ yếu trong đoạn thơ là so sánh. Tác giả so sánh quê hương với những hình ảnh thân thuộc như tiếng ve, lời ru của mẹ, cánh đồng lúa, dáng mẹ yêu...
- Tác dụng của biện pháp tu từ này là làm tăng tính hình tượng và cảm xúc, giúp người đọc cảm nhận rõ hơn về vẻ đẹp và giá trị của quê hương trong lòng tác giả.
Câu 5.
Qua đoạn thơ, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp về tình yêu quê hương sâu sắc, về những giá trị tinh thần bất diệt mà quê hương mang lại cho con người. Quê hương không chỉ là nơi sinh ra mà còn là nguồn cội nuôi dưỡng tâm hồn, là nơi chắp cánh cho mỗi bước đi của con người trong cuộc sống.
Bài tập 4: Đọc đoạn thơ sau:
Mẹ ốm
(Trích)
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.
Khắp người đau buốt, nóng ran
Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm.
Người cho trứng, người cho cam
Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.
Sáng nay trời đổ mưa rào
Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương.
Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.
(1970)
(Trần Đăng Khoa, trích tập thơ Góc sân và khoảng trời)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì?
Câu 2. Trong các từ được gạch dưới, từ nào là từ láy?
Câu 3. Chỉ ra trạng ngữ trong câu:
Sáng nay trời đổ mưa rào
Nắng trong trái chín ngọt ngào hương bay.
Câu 4. Em hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ:
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
Câu 5. Qua đoạn thơ trên, em nhận ra tình cảm của tác giả dành cho mẹ như thế nào?
Câu 6. Từ nội dung của đoạn thơ, em suy nghĩ gì về vai trò của người mẹ đối với cuộc sống của mỗi người?
Đáp án:
Câu 1. Thể thơ: lục bát.
Câu 2. Trong các từ được gạch dưới, từ láy: ngọt ngào.
Câu 3. Trạng ngữ: Sáng nay
Câu 4. Nội dung hai câu thơ:
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
– Người mẹ bị ốm;
– Ruộng vườn vắng mẹ không người chăm sóc.
Câu 5. Tình cảm của tác giả dành cho mẹ trong đoạn thơ:
– Thương mẹ tần tảo, lao động vất vả;
– Xót xa trước cảnh mẹ bệnh;
Câu 6. Suy nghĩ gì về vai trò của người mẹ đối với cuộc sống mỗi người:
– Người mẹ rất quan trọng trong việc nuôi nấng, dưỡng dục con cái.
– Người mẹ ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách, lối sống của con cái.
– Người mẹ là chỗ dựa tinh thần của con cái.
Bài tập 5. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
CÂY DỪA
Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Dang tây đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa- chiếc lược chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt, nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa
Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra…
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.
(Trần Đăng Khoa)
Câu 1. Văn bản được viết theo thể loại nào? Em hãy chỉ ra đặc trưng của thể loại ấy trong văn bản trên?
Câu 2. Xác định danh từ, động từ, tính từ đã sử dụng trong bài thơ trên (mỗi từ loại hai từ )
Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung ở đoạn thơ:
Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Dang tây đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Câu 4. Qua bài thơ ,tác giả muốn nhắn nhủ cho chúng ta điều gì? ( trả lời trong 1 câu văn)
Đáp án:
Câu 1.
- Thể loại: Thơ
- Đặc trưng: viết theo thể thơ lục bat, có vần, có nhịp…
Câu 2:
- Danh từ: cây dừa, tàu dừa
- Tính từ: xanh, bạc phếch…
- Động từ: tỏa, nằm…
Câu 3:
- Hai biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh
- Tác dụng:
+ Nhân hóa cây dừa: Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng.
=> tác giả đã gán cho dừa cách nói( tay, đầu) và hành động( đốn, gật , gọi) của con người làm cho dừa trở nên gần sống động có tâm hồn. Hình ảnh cây dừa hiện lên sinh động có đường nét sức gợi tả biểu cảm cao. Lời thơ gợi cảm.
+ So sánh: Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
-> So sánh: quả dừa- đàn lợn con. Cách so sánh thể hiện sự liên tưởng phong phú của nhà thơ, làm cho hình ảnh quả dừa hiện ra sinh động trước mắt bạn đọc, lời thơ trở nên giàu sức gợi.
Câu 4: Ngợi ca cây dừa với những phẩm chất tốt đẹp trở thành hiện thân của con người Việt Nam: nhân hậu, thân thiện; lam lũ, chịu thương chịu khó; luôn hiên ngang dũng cảm…
Xem thêm các bài viết về định nghĩa và khái niệm môn Văn chọn lọc, hay khác:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)