Hài kịch là gì (chi tiết nhất)
Bài viết Hài kịch là gì chi tiết nhất, đầy đủ khái niệm, đặc điểm, cách đọc hiểu & bài tập có đáp án chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm về Hài kịch.
Hài kịch là gì (chi tiết nhất)
1. Khái niệm hài kịch
- Hài kịch là một thể loại kịch dùng tiếng cười phê phán thói hư tật xấu, suy đồi đạo đức, tệ nạn xã hội, tống tiễn những gì không phù hợp với đời sống, từ đó nỗ lực thay đổi nhận thức của khán giả, hướng đến một nhân sinh quan tốt đẹp hơn. Hài kịch dùng tiếng cười để phê phán những giá trị lỗi thời, khẳng định sự chiến thắng của những giá trị mới mẻ, tiến bộ. Đặc điểm của hài kịch thể hiện qua tình huống, xung đột, hành động, nhân vật, các sắc điệu của tiếng cười, thủ pháp trào phúng, ngôn ngữ hài kịch,…
2. Đặc điểm của hài kịch
- Cốt truyện hài kịch thường là câu chuyện đời thường, dựa trên tình huống gây cười (hiểu lầm, nhầm lẫn, trùng hợp ngẫu nhiên,…) dẫn đến nghịch cảnh trớ trêu, bộc lộ bản chất, tính cách đáng chê cười của nhân vật, nhiều khi có kết cục dở khóc, dở cười,… Câu chuyện thường bắt đầu bằng sự mất cân bằng, lệch chuẩn nào đó và kết thúc khi sự cân bằng được thiết lập lại, hợp đạo lí.
- Xung đột trong hài kịch thường phát sinh từ sự sai lệch với chuẩn mực đạo đức và thẩm mĩ mà cộng đồng công nhận, đòi hỏi lập lại sự hài hòa và hợp lí. Trong hài kịch có nhiều hình thức xung đột, nhưng phổ biến nhất là sự không tương xứng giữa cái bên trong với cái bên ngoài. Xung đột kịch được biểu hiện qua hành động kịch với các sự việc, tình huống gây cười. Có nhiều kiểu xung đột như: xung đột giữa cái cao cả và cái cao cả, cái cao cả với cái thấp kém, cái thấp kém với cái thấp kém,…
- Hành động trong hài kịch là toàn bộ hoạt động của các nhân vật thông qua lời thoại, ngữ điệu, cử chỉ, biểu cảm,… nhằm thể hiện thế giới nội tâm và kết nối sự kiện, làm nên sự phát triển của cốt truyện hài kịch. Hành động trong hài kịch thường gắn với tình huống hài kịch và góp phần thể hiện các thủ pháp trào phúng.
- Nhân vật hài kịch là đối tượng của tiếng cười và có thể thuộc mọi tầng lớp trong xã hội, là những người có tính cách, tâm lí, lối sống, đam mê, ứng xử trái với lẽ thường, tạo nên những tình huống, hành vi, lời lẽ nực cười. Nhân vật là hiện thân của các thói tật xấu hay những thứ thấp kém trong xã hội.
- Tiếng cười trào phúng có nhiều cung bậc: hài hước, mỉa mai, châm biếm, đả kích tùy theo đối tượng trào phúng có được thông cảm hay không.
- Thủ pháp trào phúng: Hài kịch thường sử dụng các thủ pháp trào phúng như phóng đại, nghịch lí, nghịch dị, tương phản, tăng cấp, nói mỉa, từ nhiều nghĩa, chơi chữ, gây hiểu lầm, thoại bỏ lửng, nhại, tự lật tẩy (tự bóc trần),…
- Ngôn ngữ và hiệu ứng “chữa trị” của hài kịch
Ngôn ngữ trong hài kịch gần với ngôn ngữ đời sống và đậm tính gây cười. Là một trong những thể loại nghệ thuật có khả năng tác động và định hình ý thức cộng đồng, ngoài chức năng giải trí, làm hưng phấn tâm trạng, hài kịch còn giúp khán giả lạc quan và tỉnh táo nhận thức thực tế, bảo vệ mình trước cái tiêu cực, dấy lên mong muốn chữa trị những khiếm khuyết, bất cập trong đời sống xã hội và cá nhân.
- Lời thoại: là lời của các nhân vật hài kịch nói với nhau (đối thoại), nói với bản thân (độc thoại) hay nói với khán giá (bàng thoại), góp phần thúc đầy xung đột hài kịch phát triển.
3. Ví dụ một số tác phẩm hài kịch
- Quan thanh tra (Gogol)
- Bệnh sĩ (Lưu Quang Vũ)
- Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ (Shakespeare)
- Lão hà tiện, Trưởng giả học làm sang (Mô-li-e)
- …
4. Cách đọc hiểu một văn bản hài kịch
- Khi đọc hiểu văn bản hài kịch, các em cần chú ý:
+ Nắm được cốt truyện của văn bản kịch.
+ Xác định được nhân vật trung tâm trong mối quan hệ với các nhân vật khác trong văn bản kịch.
+ Xác định được những mâu thuẫn không thể hoá giải (mâu thuẫn bên trong nhân vật, mâu thuẫn giữa khát vọng của nhân vật với thực tiễn đời sống). Những mâu thuẫn này được thể hiện qua ngôn ngữ, hành động, tâm trạng.... của nhân vật như thế nào?
+ Quan tâm đến các chỉ dẫn sân khấu để hiểu rõ hơn về bối cảnh, hành động và tâm trạng của nhân vật.
+ Liên hệ, kết nối với cuộc sống và bản thân để hiểu sâu hơn về nội dung văn bản và hiểu thêm chính mình.
5. Một số bài tập liên quan đến thể loại hài kịch
5.1. Trắc nghiệm
Câu 1: Chọn từ thích hợp để điền vào dấu ba chấm trong móc vuông sau đây:
Hài kịch là một thể loại kịch dùng biện pháp gây cười để […] các tính cách và hành động xấu xa, lố bịch, lỗi thời của con người.
A. Tấn công.
B. Lên án.
C. Chế giễu.
D. Phản ánh.
Đáp án: A
Câu 2: Ý kiến: “…tính cách, tình huống và hành động kịch được thể hiện dưới dạng đáng cười hoặc ẩn chứa cái hài nhằm giễu cợt, phê phán” đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.
Đáp án: A
Câu 3: Đối tượng của tiếng cười trong hài kịch là:
A. Nhân vật.
B. Mâu thuẫn.
C. Chỉ dẫn sân khấu.
D. Lời thoại.
Đáp án: B
Câu 4. Tính cách của nhân vật hài kịch được thể hiện qua:
A. Lời thoại.
B. Những biến cố.
C. Thói hư, tật xấu.
D. Mối quan hệ với nhân vật khác.
Đáp án: B
Câu 5: Chủ đề của tác phẩm hài kịch được thể hiện qua:
A. Các sự kiện.
B. Cốt truyện.
C. Xung đột và giải quyết xung đột.
D. Mọi hành động kịch.
Đáp án: C
Câu 6: Hành động kịch bao gồm:
A. Toàn bộ hoạt động của các nhân vật (lời thoại, điệu bộ, cử chỉ,…).
B. Lời thoại, điệu bộ của nhân vật chính.
C. Biểu cảm, điệu bộ của nhân vật.
D. Ứng xử của nhân vật kịch trong biến cố.
Đáp án: A
Câu 7. Dòng nào sau đây không nói lên nói lên xung đột kịch?
A. Xung đột cái cao cả với cái cao cả.
B. Giữa cái cao cả với cái thấp kém.
C. Giữa cái thấp kém với cái thấp kém.
D. Giữa cảnh tĩnh với cảnh động.
Đáp án: B
Câu 8: Dòng nào sau đây không nói lên thủ pháp trào phúng trong hài kịch?
A. Tạo tình huống kịch tính; thoại bỏ lửng, nhại.
B. Điệu bộ gây cười, gây hiểu lầm.
C. Mâu thuẫn nội dung với hình thức.
D. Nghệ thuật phóng đại, chơi chữ.
Đáp án: A
Câu 9: Chọn từ/ngữ thích hợp để điền vào dấu ba chấm trong móc vuông sau đây:
“Trong hài kịch cũng có thể mô tả nỗi đau khổ của con người, song chỉ có thể cho phép ở mức độ nhất định sao cho nỗi đau […]”.
A. Không lấn át cái cười.
B. Ngang bằng cái cười.
C. Nhỏ hơn cái cười.
D. Chỉ thoáng hiện ra.
Đáp án: B
Câu 10: Chọn từ/ngữ thích hợp để điền vào dấu ba chấm trong móc vuông sau đây:
“Các tính cách trong hài kịch thường được […], cận cảnh và ở trạng thái tĩnh, nhất là những nét gây cười”.
A. Chấm phá.
B. Mô tả một cách đậm nét.
C. Phóng đại.
D. Lột tả.
Đáp án: D
5.2. Tự luận
Bài 1: Học sinh đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi kế tiếp
NHÀ THỊ TRƯỞNG HÂN HOAN
(Quan thanh tra – Gô gôn)
Tóm tắt hài kịch Quan thanh tra:
Hồi I: Thị trưởng một thị trấn tỉnh lẻ ở nước Nga đột ngột triệu tập quan chức để tuyên bố về việc nhận được mật báo: có quan thanh tra cấp cao bí mật tới thị trấn. Cả bọn kinh hãi, bởi việc gì trong thị trấn khó có thể coi là tử tế... Cả bọn tưởng một người khách ở thị trấn là quan thanh tra, nên sửa soạn đến cung phụng để che tội mình.
Hồi II: I-van A-lếch-xan-đrô-vích Khơ-lét-xta-cốp (Ivan Alexandrovitr Khlestacov) vốn là một nhân viên thư kí quèn ở văn phòng của một vụ ở Pê-téc bua (Petersburg). Anh ta từng sống chui lủi để trốn tiền trọ, song vẫn luôn giữ diện mạo bảnh bao. Khi hắn đang hết tiền, đói khát thì đám quan chức trong thị trấn, tưởng gã là quan thanh tra, tới cung phụng. Thị trưởng mời hắn chuyển đến ở nhà mình.
Hồi III: Khơ-lét-xta-cốp nhập vai quan thanh tra đến ở nhà thị trưởng. Việc được thết đãi linh đình tạo cảm hứng cho gã khoác lác về vị thế sang trọng và danh tiếng tưởng tượng của mình. Vợ và con gái thị trưởng sán lại làm thân. Lũ quan tham trong thị trấn lại thêm phần sợ hãi.
Hồi IV: Quan chức, những kẻ tò mò và cả những người bị oan khuất trong thị trấn lũ lượt xin vào gặp Khơ-lét-xta-cốp. Gã thoạt đầu còn sượng sùng vay tiền đám quan chức, tiến tới đòi hỏi, quát nạt để ăn hối lộ công khai của cả người bị hiếp đáp. Khơ-lét-xta-cốp còn tận dụng cơ hội để tán tỉnh cả vợ lẫn con gái thị trưởng, rồi cầu hôn với con gái ông ta.
Hồi V: Thị trưởng vênh váo với việc con gái mình sẽ kết hôn với “quan lớn” thanh tra, đang hân hoan thì chủ sự bưu vụ báo tin Khơ-lét-xta-cốp không phải là quan thanh tra. Đúng lúc đó, một viên hiến binh xuất hiện, tuyên bố: Quan thanh tra thực vừa mới đến thành phố, yêu cầu tất cả tới trình diện khiến tất cả kinh hoàng, đờ ra như hoá đá, chuyển vào Lớp Câm – kết thúc hài kịch.
Đoạn trích Nhà thị trưởng hân hoan là lớp 7, hồi 5 của vở hài kịch.
Cảnh sát trưởng:
Tôi hân hạnh chúc mừng ông lớn, và cầu mong ông lớn được sống lâu trăm tuổi.
Thị trưởng: Cảm ơn, cảm ơn! Thưa các vị, xin mời các vị ngồi. (Khách ngồi.)
Am-mốt phi-ô-đô-rô-vích:
Nhưng ông Am -mốt phi-ô-đô-rô-vích, xin ông cho biết, câu chuyện này bắt đầu ra sao, diễn biến như thế nào?
Thị trưởng: Chuyện thật kì lạ, chính anh ấy hỏi xin chứ lị.
An-na An-drây-ép-na:
Anh ấy hỏi một cách kính cẩn, tế nhị. Anh ấy nói rõ ràng minh bạch như thế này: “Thưa bà An-na An-đrây-ép-na, chỉ vì tối một niềm kính trọng phẩm giá của bà. Con người điển trai, có học thức, đứng đắn như thế lại nói: “Thưa bà An-na An-đrây-ép-na, không hiểu bà có tin cho không, đối với tôi cuộc đời không đáng giá một đồng xu nhỏ; chỉ vì tôi quý trọng những đức tính hiếm có của bà quá thể.”
Ma-ria An-tôn-nốp-na: Hứ! Mợ ạ, anh ấy nói với con như thế chứ.
An-na An-drây-ép-na:
Im đi, mày thì biết cái gì, đừng có dúng vào những việc không phải của mình
Anh ấy lại nói tiếp: “Bà An-na An-đrây-ép-na, bà làm cho tôi đâm thẫn thờ sửng sốt.” Anh ấy còn nhiều câu khen ngợi tôi đại loại như thế nữa. Khi tôi muốn nói với anh ấy rằng chúng tôi không hi vọng được cái vinh dự như vậy, thế là anh ấy quỳ ngay xuống, kêu lên một cách rất lịch sự: “An-na An-đrây-ép-na, bà đừng làm tôi đau khổ. Xin đáp lại mối tình của tôi, nếu không sẽ tự kết liễu cuộc đời mình.
Ma-ria An-tôn-nốp-na: Mợ ạ, đó là những câu anh ấy nói về con.
An-na An-drây-ép-na:
Phải, tất nhiên... Anh ấy cũng có nói về mày, tao không bảo là không.
Thị trưởng:
Rồi anh ấy lại còn doạ tự sát. Anh ấy nói: tôi sẽ tự tử, tôi sẽ tự bắn vào đầu.
Nhiều người nói: Thật thế kia à!
Am-mốt Phi-ô-đô-rô-vích: Chuyện kì lạ nhỉ!
Lu-ca Lu-kích: Thực là số trời run rủi.
Ác-tê-mi Phi-líp-pô-vích:
Bố ơi, không phải số trời đâu, số trời là cái quái gì, đó là do có tài nên danh phận đây. (Nói riêng) Thằng cha ngu như lợn này, số nó bao giờ cũng gặp may.
Am-mốt Phi-ô-đô-rô-vích:
Ông An-tôn An-tô-nô-vích, ông có muốn tôi để lại cho ông con chó đực, cái con ông muốn mua ấy...
Thị trưởng: Không, bây giờ tôi không có thì giờ nghĩ đến chó má nữa.
Am-mốt Phi-ô-đô-rô-vích: Nếu ông không muốn lấy con ấy thì chọn con khác.
Vợ Rô-cô-rốp-krin:
Chà, An-na An-đrây-ép-na, chị thật không thể tưởng tượng được em vui sướng biết bao thấy chị được hạnh phúc!
Rô-cô-rop-krin:
Xin ông cho biết, hiện nay vị khách lừng danh ở đâu? Tôi nghe nói ngài có việc phải đi rồi!
Thị trưởng: Phải, anh ấy đi một ngày thôi, có việc quan trọng.
An-na An-đrây-ép-na: Đi đến nhà chú đấy, để xin ông ta tán thành việc hôn nhân.
Thị trưởng:
Để xin ông ta tán thành; nhưng ngày mai. (Hắt hơi, mọi người cùng kêu: “Sống lâu, giàu bền”) Cảm ơn vạn bội! Nhưng ngày mai, anh ấy trở lại. (Hắt hơi. Tất cả mọi người lại kêu lên: “Sống lâu, giàu bền”)
Cảnh sát trưởng: Chúc ngài sống lâu.
Bốp-chin-xki: Sống lâu trăm tuổi, tiền của như núi.
Đốp-chin-xkhi: Sống một trăm thêm năm tuổi lẻ.
Ác-tê-mi Phi-líp-pô-vích: Phỉ thui, chết mẹ mày đi.
Vợ Kô-rốp-kin: Phỉ phui, quỷ bắt mày đi!
Thị trưởng: Cảm ơn, tôi cũng chúc các vị như thế.
An-na An-drây-ép-na:
Bây giờ chúng tôi có ý định sống ở thủ đô. Không khí ở đây, tôi thú thật, quê mùa lắm, rất khó chịu... Nhà tôi ấy mà, sẽ được phong nguyên soái.
Thị trưởng: Thưa các vị, tôi thú thực rất muốn làm nguyên soái, khỉ thế chứ lại.
Lu-ca Lu-kích: Cầu Chúa cho ông được toại nguyện.
Ra-xta-cốp-xki: Sức người không làm gì được, mọi việc đều do ý Chúa cả.
Am-mốt Phi-ô-đô-rô-vích: Thuyền to thì cần biển rộng chứ.
Ác-tê-mi Phi-líp-pô-vích: Thật vinh dự, xứng đáng với công trạng.
Am-mốt phi-ô-đô-rô-vích: (Nói riêng)
Nếu nó làm nguyên soái, thì thật là trò hề. Nó mà mang lon tướng thì như bò được thắng yên ngựa! Hử, không đâu, anh bạn, bài ca ấy nghe hãy còn xa xôi lắm! Ở đời khối thằng tài cán hơn anh mà chẳng được làm nguyên soái nữa là.
Ác-tê-mi Phi-líp-pô-vích: (Nói riêng)
Chà đồ chó chết, nó lại muốn leo lên chức nguyên soái. Chưa biết chừng nó được là cũng nên, nó có cái vẻ tinh ranh, khéo xoay xở lắm. (Nói với thị trưởng) An-tôn An-tô-nô-vích, lúc ấy đừng quên anh em nhé.
Am-mốt Phi-ô-đô-rô-vích:
Và nếu có việc gì xảy ra chẳng hạn như anh em cần giúp đỡ việc gì, đừng quên che chở anh em đấy nhé.
Kô-rốp-kin:
Sang năm, tôi cho cháu ra thủ đô, để nó làm việc cho nhà nước; nhờ ông nâng đỡ cháu, coi cháu như con ông vậy.
Thị trưởng: Về phía tôi, tôi xin sẵn sàng, sẵn sàng cố gắng.
An-na An-drây-ép-na:
Antôsa, lúc nào cậu cũng hay hứa trước. Lúc bấy giờ, còn thì giờ đầu mà nghĩ tới việc đó. Sao lại cứ hứa hẹn hão cho nặng mình ra
An-na An-drây-ép-na:
Tất nhiên là có thể, nhưng không thể che chở cho bất kì thằng tẹp nhẹp nào, Vợ Kô-rốp-kin: Các vị nghe chưa, bà ấy đối xử với chúng ta như thế đấy.
(Gôgôn, Quan thanh tra, Vũ Đức Phúc dịch, NXB Sân khấu, Hà Nội, 2006)
(*) Tên văn bản do nhóm biên soạn đặt.
(1) Nguyễn văn là “một lời chúc tụng”. Nhưng những người mê tín ở Việt Nam hay nói: “Sống lâu”
(2) Khi hắt hơi, người ta có hai kiểu mê tín: một là chức tụng, hai là nói để giải hoạ. Ac-lê-mi là kế quỷ quyệt, lợi dụng việc đó, xỏ thị trưởng.
* Nikolay Vasilievich Gogol (Gô-gôn) (1809 – 1852) là một văn sĩ, thi sĩ, kịch tác gia và phê bình gia người Nga gốc Ukraina – Ba Lan. Ông là một nhà văn hiện thực lớn của nước Nga và của toàn thế giới thế kỉ XIX.
Câu hỏi:
Câu 1. Tóm tắt nội dung và mâu thuẫn/xung đột thể hiện trong trích đoạn hài kịch Nhà thị trưởng hân hoan (Quan thanh tra của Gô-gôn)
Câu 2. Vì sao vợ chồng nhà thị trưởng vênh váo như vậy? Họ là người như thế nào? Điều này khiến em dự đoán drama (kịch) nào sẽ xảy ra tiếp theo?
Câu 3. Đặc điểm của nhân vật hài kịch hiện lên trong đoạn trích như thế nào? Em ấn tượng với thủ pháp nghệ thuật khắc hoạ nhân vật hài kịch nào của tác giả Gô-gôn?
Câu 4. Đọc đoạn thoại sau và trả lời câu hỏi a, b, c.
An-na An-đrây-ép-na: Anh ấy hỏi một cách kính cẩn, tế nhị. Anh ấy nói rõ ràng minh bạch như thế này: “Thưa bà An-na An-đrây-ép-na, chỉ vì tôi một niềm kính trọng phẩm giá của bà”. Con người điển trai, có học thức, đứng đắn như thế lại nói: “Thưa bà An-na An-đrây-ép-na, không hiểu bà có tin cho không, đối với tôi cuộc đời không đáng giá một đồng xu nhỏ; chỉ vì tôi quý trọng những đức tính hiếm có của bà quá thể..”
Ma-ria An-tôn-nốp-na: Hứ! Mợ ạ, anh ấy nói với con như thế chứ.
An-na An-đrây-ép-na: Im đi, mày thì biết cái gì, đừng có dúng vào những việc không phải của mình! Anh ấy lại nói tiếp: “Bà An-na An-đrây-ép-na, bà làm cho tôi đâm thẫn thờ sửng sốt”. Anh ấy còn nhiều câu khen ngợi tôi đại loại như thế nữa. Khi tôi muốn nói với anh ấy rằng chúng tôi không hi vọng được cái vinh dự như vậy, thế là anh ấy quỳ ngay xuống, kêu lên một cách rất lịch sự: “An-na An-đrây-ép-na! Bà đừng làm tôi đau khổ. Xin đáp lại mối tình của tôi, nếu không sẽ tự kết liễu cuộc đời mình”
Ma-ria An-tôn-nốp-na: Mợ ạ, đó là những câu anh ấy nói về con.
a) Xác định nhân vật “anh ấy”, người gọi “anh ấy” và chỉ ra sự phi lí, hài hước trong cách xưng hô này.
b) “Mợ ạ, anh ấy nói với con như thế chứ” là lời của ai? Lời nói ấy phản ánh được “vấn đề” nào?
c) Tiếng cười cất lên từ đâu? Tác giả đã gửi gắm điều gì qua đoạn hội thoại ấy?
Câu 5. Văn bản trên sử dụng những thủ pháp gây cười nào? Theo em, thủ pháp nào đặc sắc nhất? Vì sao?
Đáp án:
Câu 1.
- Tóm tắt nội dung: Thị trưởng vênh váo, say sưa với việc con gái mình sẽ kết hôn với “quan lớn” thanh tra, gia đình sẽ chuyển về thủ đô, sẽ thật thần thế, danh giá, các quan chức địa phương đến chúc mừng, cầu cạnh. Ngoài mặt kẻ nào cũng ra sức nịnh bợ nhưng bên trong coi nhau không ra gì.
- Mâu thuẫn: giữa cái thấp hèn với cái thấp hèn (Thị trưởng vênh váo cậy thần thế, danh giá chưa có của mình >< kẻ nịnh bợ để cầu lợi, nhưng trong lòng vẫn khinh bỉ nhau)
Câu 2.
- Vợ chồng nhà thị trưởng vênh váo vì tin chắc rằng mình sẽ có con rể danh giá là quan thanh tra, sẽ đến thủ đô sống, sẽ được phong nguyên soái, sẽ được giao tiếp với giới thượng lưu, sẽ có nhiều người cầu cạnh,...
- Là những kẻ háo danh, hám lợi, cả tin, dễ bị lừa
- Drama (kịch) tiếp theo: nhận ra mình bị lừa cay đắng, thất vọng và căm tức kẻ thanh tra rởm.
Câu 3.
- Các nhân vật hài kịch, phẩm chất bên trong không tương xứng với vị trí thân phận của họ và do vậy, họ đáng là nạn nhân của tiếng cười:
+ Thị trưởng: kẻ hám lợi bị công chức quèn lừa nhưng đang mong được phong nguyên soái.
+ Vợ thị trưởng: ngu dốt, mê trai; đang đê mê với lời có cánh giả dối (“Tôi một niềm kính trọng phẩm giá của bà”; “Bà đừng làm tôi đau khổ. Xin đáp lại mối tình của tôi.)
- Thủ pháp nghệ thuật khắc hoạ nhân vật hài kịch của tác giả Gô-gôn
+ Độc thoại để lột tả tính cách, bản chất nhân vật qua những chỉ dẫn sân khấu (nói riêng): (A-mi-mốt Phi-ô-đô-rô-vích: (Nói riêng) Nếu nó làm nguyên soái, thì thật là trò hề. Nó mà mang lon tướng thì như bò được thắng yên ngựa! Hử, không đâu, anh bạn, bài ca ấy nghe hãy còn xa xôi lắm! Ở đời khôi thẳng tài cán hơn anh mà chẳng được làm nguyên soái nữa là; Ác-tê-mi Phi-líp-pô-vích: (Nói riêng) Cha đồ chó chết, nó lại muốn leo lên chức nguyên soái. Chưa biết chừng nó được là cũng nên, nó có cái vẻ tinh ranh, khéo xoay sở lắm) → Những kẻ đểu giả nghĩ một đằng nói một nẻo.
+ Sự mâu thuẫn, vô lí, sáo rỗng trong lời thoại nhân vật.
Câu 4.
a) Anh ấy là: quan thanh tra (kẻ đang bị nhận nhầm là quan thanh tra), là người sắp cưới con gái của thị trưởng; người gọi “anh ấy” chính là vợ thị trưởng, mẹ vợ tương lai của anh ta.
b) “Mợ ạ, anh ấy nói với con như thế chứ!” là lời con gái của vợ chồng nhà thị trưởng. Chứng tỏ kẻ “anh ấy” đang tán tỉnh cả hai mẹ con (vợ, con gái của thị trưởng).
c) Tiếng cười cất lên từ:
+ Thái độ của vợ thị trưởng: Bà ta nói cứ như nói về người của mình, tỏ tình với mình mà không hề ngượng ngùng, bà ta gạt phắt lời của con gái để kể say mê: bà ta cũng mê gã thanh tra rởm.
+ Từ “nội dung” lời tán tỉnh toàn những lời bóng bẩy, phi logic, vô nghĩa (“Đối với tôi, cuộc đời không đáng giá một đồng xu nhở”; “chỉ vì tôi quý trọng những đức tính hiếm có của bà quá thể”; “bà làm cho tôi đâm thẫn thờ, sửng sốt”,...)
+ Từ thực tế: Cả hai mẹ con ngu dốt, mê muội danh vọng không nhận ra bộ mặt thật của quan thanh tra rởm.
- Tác giả gửi gắm thông điệp: Những kẻ mê muội danh tiếng hão, mong hưởng thụ lợi lộc từ kẻ khác thì sẽ bị chính những thứ đó lừa dối.
Câu 5.
– Tạo tình huống kịch tính; Điệu bộ gây cười; Nghệ thuật phóng đại (nói quá, cường điệu); Chơi chữ, gây hiểu lầm. (Học sinh tự đưa dẫn chứng.)
- Đánh giá thủ pháp đặc sắc nhất: Học sinh tự làm theo quan điểm cá nhân nhưng cần có đủ các yếu tố sau đây:
+ Xác định đoạn/ câu chứa thủ pháp gây cười.
+ Lí giải bằng hai lí do trở lên (gây cười, tác động tới độc giả).
Bài 2: Đọc văn bản sau:
THUỶ THỦ TÀU VIỄN DƯƠNG (*)
(Bệnh sĩ, Lưu Quang Vũ)
Đôi nét về hài kịch Bệnh sĩ
Nội dung vở kịch lấy bối cảnh ở một vùng làng quê nông thôn, kể về ông chủ tịch xã Toàn Nha và những xã viên của xã Hùng Tâm. Họ đều là những người dân hiền lành, chân chất, thật thà,... nhưng vì tính háo danh, tính “sĩ” mà ai cũng cố gắng phấn đấu cho mình có một cái mác thật sang trọng và hiện đại... Và từ căn bệnh đó mà xảy ra bao chuyện dở khóc, dở cười.
Bệnh sĩ của cổ tác giả Lưu Quang Vũ đề cập đến “bệnh tưng bừng dối trá, tưng bừng phô trương, tưng bừng thành tích”.
Nhân vật
- Ông Nha
- Cô Nhàn: Con gái ông Nha
- Long: Em trai Nhàn
- Ông Thịnh
- Hưng: Cháu ông Thịnh
- Văn Sửu
- Ông Độp: Tức Mạnh Tuấn
- Bà Độp: Vợ ông Độp
- Tiến: Thợ xà lan, bạn Hưng
- 2 phóng viên truyền hình
- “Nhà văn”
- Anh Tỵ
- Ông Ruộng
- Cô Xoan
- Bà Thủ
- Võ sĩ Đại Dương
Các quan khách, các diễn viên đội văn nghệ và những xã viên của “Liên đoàn tổ hợp xã Công nông thương tín Hùng Tâm”.
Sau đây là cảnh III của vở kịch
Nhà Ông Thình
Ông Thình và Hưng. Hưng vừa từ ngoài vào, tay xách túi, mặc áo xanh bảo hộ lao động, bên trong là áo sọc thuỷ thủ.
Hưng: Chú.
Ông Thình: Hưng, cháu về đấy à? Trời ơi, xem nào: to khoẻ lên, rắn rỏi hẳn... thuỷ thủ có khác... Chà chà, mọi người đang mong đợi cháu. Nhận được điện, chú đã báo tin. Gặp ai chưa? Gặp cái Nhàn chưa?
Hưng: Chưa, từ bến sông cháu về thẳng nhà.
Ông Thình: Hay lắm! Thế là cháu đã trưởng thành, đã hiển đạt, chú mừng vô cùng. Vinh dự, mát mặt về cháu. Nhưng sao... cháu ăn mặc xuềnh xoàng thế này, đồng chí thuyền trưởng viễn dương?
Hưng: Viễn dương nào ạ?
Ông Thình: Viễn dương hàng hải Vốt-xcô. Cháu là thuyền trưởng.
Hưng: Ai bảo chú thế?
Ông Thình: Cô Nhàn. cô Nhàn kể, mọi người ai cũng trầm trồ thán phục cháu. Họ bảo cháu nay Nhật, mai Pháp, ngày kia Hồng Kông,... Cả xã ta giờ mới có một người làm thuyền trưởng.
Hưng: Thế đấy, cô Nhàn kể... Chết thật.
Ông Thình: Ông Nha, bố cô Nhàn, thì quý cháu, tự hào về cháu vô cùng. Nhưng sao lại chết? Cháu vẫn là thuyền trưởng chứ?
Hưng: Vâng... Nhưng thế này chú ạ... Chuyện này cháu cũng đang bối rối khó xử quá đây... số là... ngày chia tay Nhàn, cháu đã hứa với Nhàn là sẽ trở thành một nhà hàng hải. Cô gái lãng mạn ấy cứ một hai đòi cháu phải thành một nhà hàng hải, một thuyền trưởng... Nhưng cháu... quả giờ cũng đã là thuyền trưởng thật, nhưng không phải thuyền trưởng tàu biển đâu, mà chỉ là phụ trách một con tàu cũ kĩ nhỏ xíu, một con tàu kéo xà lan chuyên chạy đường sông, tàu chỉ có cháu với một anh thợ máy...
Ông Thình: Sao? Thế mày không vào hàng hải à?
Hưng: Có chứ ạ, nhưng cháu không được học tàu biển, người ta phân cháu học vận tải đường sông. Ra trường, họ cử cháu về làm việc ở một công ty vận tải của tỉnh nhà... Lúc mới vào học, viết thư cho Nhàn cháu đã không dám nói sự thật sợ cô ấy thất vọng. Cô ấy chỉ mong cháu trở thành thuyền trưởng đi biển, và cháu đã hứa, đã thề thốt, nên cháu đành nói dối cô ấy... Cháu thật tồi... Cháu sĩ, cháu sợ cô ấy sẽ không yêu cháu nữa...
Ông Thình: Mày thật là.. Mày giết tao, mày giết tao rồi, Hưng ạ.
Hưng: Cháu chỉ là một thằng thợ tàu đường sông, nhưng cháu yêu công việc của cháu. Cháu đã quyết định rồi: lần này về cháu sẽ nói thật hết với cô ấy, rồi muốn ra sao thì ra...
Ông Thình: Mày giết tạo rồi, có phải mình cái Nhàn đâu, mà còn ông Nha, bố nó. Mày còn lạ gì ông ấy, ông ấy chúa thích danh tiếng oai vệ, cạnh ông ấy lại có thằng Sửu. Họ đã tán đủ thứ về mày, nào là tài giỏi, nào là sang trọng, giàu có, biết đâu mày lại xơ xác thất thểu thế kia. Cũng chính vì vậy mà ông ấy ưng chuyện mày với cái Nhàn, đã định lần này mày về sẽ ăn hỏi... Ông Nha lại là chủ tịch, là chủ nhiệm, giờ họ gọi là giám đốc Liên hợp xã, chú là cấp dưới của ông ấy...
Hưng: Cháu sẽ thú thật với bác Nha.
Ông Thình: Không được, mày không biết tính khí ông ta đâu. Sẽ hỏng hết. Đừng hòng ông ấy gả con gái cho mày, mà ông ấy cũng sẽ cạch mặt tao, mất hết ông ấy mất thôi. Giời ạ, tao cứ đinh ninh mày là thuyền trưởng.
Hưng: Thì cháu cũng là thuyền trưởng thật đấy thôi, nhưng mà là thuyền trưởng tàu đường sông. Con tàu đang đỗ ngoài bến Nhang xã ta ấy, chúng cháu chở phân đạm cho xã ta đấy.
Ông Thình: Lại thế nữa. Giời ơi, tưởng mày nên danh nên tướng gì, viễn dương hàng hải, hơn cả phi công, hơn cả lái tàu vũ trụ, nào ngờ... mày lái tàu chở cứt hả cháu?
Hưng: Sao lại cứt? Phân lân, phân đạm.
Ông Thình: Thì cũng thế. Cứt hoá học. Chú thì chẳng sao đâu, chở phân cũng được. Chú là nhà nông chú biết chứ: “Nhất nước, nhì phân”. Không có thứ bón ruộng lấy gì mà ăn? Nhưng họ có nghĩ như thế đâu. Họ thích Vốt-xcô vốt cậu cơ. Không không được. Hưng, đã ai thấy mày ở trên cái tàu chở phân ấy xuống chưa?
Hưng: Cháu không để ý, hình như chưa.
Ông Thình: Thế này Hưng ạ, mày tuyệt nhiên không được lộ ra, không được nói gì cả. Cứ nhận mày là thuyền trưởng viễn dương đi. Mày về ít hôm rồi lại đi cơ mà. Cốt xong việc ăn hỏi đã. Mà cũng để thư thư để ông ấy khỏi xỉ vả tạo. Đối với ông này thì không gì tai hại bằng làm ông ấy tẽn, ông ấy mất danh tiếng. Nên mày đừng nói gì cả, cứ nhận mày là thuyền trưởng viễn dương đi!
Hưng: Cháu lại phải tiếp tục nói dối Nhàn ư? Lại nói dối cả bác Nha?
Ông Thình: Thì đã sao? Chính họ cũng luôn dối dá. Chính ông Nha đang bắt tao đi mượn lợn các nhà về bỏ vào chuồng chung để cho khách tham quan tới quay vô tuyến. Mày cứ nhận là thuyền trưởng viễn dương đi. Chú xin mày, đừng làm chú bẽ. Mà mày cũng rất yêu cái Nhàn kia mà, mày có muốn mất vợ không có muốn mất cái Nhàn không?
Hưng: Không. Nhưng cháu không muốn nói dối nữa.
Ông Thình: Một thời gian nữa thôi, rồi sau này mày muốn nói gì thì nói. Sông hay biển thì cũng thế, lúc đó họ giết được mày à? Nhưng bây giờ thì chớ... Nghe chú, có phải mình ăn cắp ăn trộm hay gián điệp phản động gì đâu mà sợ.
Hưng: Viết thư nói bốc phét còn dễ, đằng này, mình phải đóng kịch... cháu ngượng lắm, cháu chưa đi biển một ngày... đi biển không phải nghề của cháu.
Ông Thình: Thì ngay tao đây này, có biết nghề làm pháo bao giờ đâu. Ông ấy bắt tao phải phụ trách việc làm pháo, Ông ấy đang lên cơn mê pháo, để ra khẩu hiệu. Cả xã làm pháo, nhà nhà làm pháo... Bao nhiêu tiền của ông ấy đổ ra mua thuốc nổ về chất ở trụ sở. Mà pháo thì đã bán được đâu. Quả nổ, quả xịt. Tao đến khổ vì ông ấy. Kiểu này cuối năm tao cũng xin nghỉ thôi. Nhưng bây giờ thì không được. Mai lại là ngày họ đón khách về, rồi viết báo, rồi quay phim...
Không, chú lạy mày đấy ! Mày cứ nhận là Vốt-xcô cho chú ! Mày có muốn cả hai chú cháu mình ê mặt không? Không chứ gì, thế thì phải nghe chú. Có điều... mày phải kiếm đâu ra bộ quần áo cho nó có vẻ thuyền trưởng viễn dương để ra mắt họ, chứ không được ăn mặc tuềnh toàng thế kia.
Hưng: Kiếm đâu ra? Thôi được, cháu nghe chú. Anh bạn cùng tàu với cháu có mấy bộ quần áo hàng hải đẹp lắm. Anh ấy đi học thợ máy tàu biển về, cháu sẽ nhờ anh ấy giúp.
Ông Thình: Đúng rồi, bạn bè phải giúp nhau lúc hoạn nạn. Cháu về tàu ngay đi. Nhớ đừng để ai trông thấy. Chuẩn bị thật kĩ càng rồi mai hẵng về đây. Nhớ cháu nhé. Nhớ là thuyền trưởng hàng hải Vốt-xcô, chết cũng phải là Vốt-xcô, không thì hỏng hết!
Hưng: Chỉ tại cháu thôi, chỉ tại cháu đã không dám nói thật từ đầu với Nhàn... thế là hôm nay cháu lại chưa được gặp cô ấy.
Ông Thình: Mai. Mai họ sẽ đón cháu rất trọng thể đấy. Đi đi, rồi mai về. Nhớ là thuyền trưởng viễn dương nhá. Đi đi, đừng để ai nhìn thấy cháu xuống tàu chở phân. Đi lối này này! Giời ạ, có khổ thân tôi không cơ chứ!
(Hưng nhìn trước nhìn sau rồi chạy vụt đi. Ông Thình vò đầu bứt tại nhìn theo)
(Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh gửi lại, Hội Văn học Nghệ thuật Đà Nẵng, 1989)
(*) Tên văn bản do nhóm tác giả đặt.
* Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) là một nhà soạn kịch, nhà đạo diễn sân khấu. Từ năm 1978 đến 1988, Lưu Quang Vũ làm biên tập viên ở Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch nói với vở kịch đầu tay Sống mãi tuổi 17 viết lại theo kịch bản của Vũ Duy Kì.
Câu hỏi
Câu 1. Hãy xác định 3 đặc điểm tiêu biểu của hài kịch trong văn bản Thuỷ thủ tàu viễn dương.
Câu 2. Xác định một số xung đột, mâu thuẫn chủ yếu trong văn bản hài kịch Thuỷ thủ tàu viễn dương và phân tích đôi nét về tác dụng của chúng.
Câu 3. Đoạn trích hài kịch trên đã sử dụng những thủ pháp gây cười nào?
Câu 4. Theo em, thủ pháp gây cười nào ấn tượng nhất ?Vì sao?
Câu 5. Phân tích đôi nét về nhân vật Hưng và cho biết: Em nhận được bài học nào từ nhân vật này? Em hãy đưa ra lời khuyên với Hưng.
Đáp án:
Câu 1.
- Hình thức của văn bản kịch:
+ Kết cấu theo cảnh (lớp, hồi): văn bản đọc hiểu là cảnh III của vở kịch.
+ Tên nhân vật in đậm, sau tên đó có dấu hai chấm và lời thoại của nhân vật.
+ Có phần chỉ dẫn sân khấu: chữ in nghiêng trong ngoặc đơn.
– Nhân vật hài kịch có phẩm chất bên trong không tương xứng với vị trí thân phận của nó và do vậy, nó đáng là nạn nhân của tiếng cười: Hưng, Ông Nha.
– Nội dung: chứa đựng mâu thuẫn gây cười (là thuyền trưởng tàu sông nhỏ phải nhận là thuyền trưởng tàu Vốt-xcô) → chế giễu thói hư, tật xấu (bệnh sĩ, thích danh tiếng) của con người.
Câu 2.
- Phẩm chất bên trong không tương xứng với vị trí thân phận của mỗi người:
+ Hưng là tàu trưởng đường sông mang danh thuyền trưởng Vốt-xcô (tiếng là tài giỏi, sang trọng, giàu có >< thực tế xơ xác, thất thểu.
+ Mượn lợn các nhà về bỏ vào chuồng chung để cho khách tham quan tới quay vô tuyến.
- Mâu thuẫn bên trong nhân vật.
+ Hưng: muốn nói thật nhưng vẫn đành nói dối.
* Thình: không biết nghề làm pháo nhưng phải phụ trách việc làm pháo; mắng Hưng ("Mày giết tao rồi ; “Mày giết tao, mày giết tạo rồi, Hưng ạ”) vẫn buộc Hưng nói dối (nhận là thuyền trưởng Vốt-xcô)
→ Những xung đột, mâu thuẫn xuất phát từ thói háo danh đã phản ánh một
căn bệnh, xu hướng xấu tồn tại trong xã hội: thích danh tiếng, sự hào nhoáng (chúa thích danh tiếng oai vệ).
→ Những xung đột, mâu thuẫn này tạo nên kịch tính, là “linh hồn của kịch, cuốn hút, khiến người đọc dõi theo tiếng triển của nó: Hưng sẽ diễn vai thuyền trưởng Vit-xcô như thế nào? Khi nào sự việc bại lộc Khi biết Hưng chỉ là tàu trưởng đường sông (chở phân lân, phân đạm), Ông Nha, Nhàn và dân làng sẽ thế nào?
Câu 3.
- Xây dựng tình huống kịch:
+ “Ra trường, họ cử cháu về làm việc ở một công ti vận tải của tỉnh nhà. Lúc mới vào học, viết thư cho Nhàn cháu đã không dám nói sự thật, sợ cô ấy thất vọng. Cô ấy chỉ mong cháu trở thành thuyền trưởng đi biển, và cháu đã hứa, đã thề thốt, nên cháu dành nói dối cô ấy... Cháu thật tồi... Cháu sĩ, cháu sợ cô ấy sẽ không yêu cháu nữa....”
→ Tình huống kịch tự nhiên: từ ước mơ của cô bé học sinh lãng mạn, từ lời hứa của cậu học sinh sợ người yêu thất vọng, không dám nói thật sợ mất người yêu,…
→Tình huống cơ bản này đã đẩy cốt truyện phát triển, đẩy kịch tính lên cao trào, khiến Hưng từ người nói dối → làm dối (diễn vai thuyền trưởng Vốt-xcô trong trang phục đi mượn), làm bật lên tiếng cười hài hước, châm biếm, phê phán...
- Ngôn ngữ đậm chất hài hước: Viết thư nói bốc phét còn dễ, đằng này, mình phải đóng kịch... cháu ngượng lắm; viễn dương hàng hải, hơn cả phi công, hơn cả lái tàu vũ trụ, nào ngờ... mày lái tàu chở cứt hả cháu?; Chết cũng phải là Vốt-xô,...
- Khắc hoạ chân dung nhân vật ông Nha: không xuất hiện trực tiếp trong đoạn trích, chỉ qua lời nói của nhân vật khác mà hiện lên khá rõ nét với háo danh, mê sự hào nhoáng: chúa thích danh tiếng oai vệ; Đối với ông này thì không gì tai hại bằng làm ông ấy tên và mất danh tiếng,...
Câu 4.
- Tạo tình huống kịch tính; Nghệ thuật phóng đại (nói quá, cường điệu):
- Đánh giá thủ pháp nào đặc sắc nhất: Học sinh tự làm theo quan điểm cá nhân
- Gợi ý về thủ pháp gây cười:
+ Xác định đoạn/ câu chứa thủ pháp gây cười
+ Lí giải bằng hai lí do trở lên (gây cười bởi..., ý nghĩa/tác động tới độc giả).
Câu 5.
– Nhân vật Hưng (học sinh phát hiện và gọi tên biểu hiện của nhân vật):
+ Là người lao động chăm chỉ, yêu nghề của mình.
+ Nhiễm thói háo danh (vì hứa... không dám nói sự thật với người yêu).
+ Nhận ra sự thật nói dối không hay... nhưng vẫn bị cuốn theo bệnh sĩ.
+ Không dũng cảm đối mặt với sự thật. .. chưa dám là mình...
– Bài học từ nhân vật, lời khuyên với nhân vật: Học sinh tự làm (thể hiện nhận thức, góc nhìn của cá nhân)
Bài 3: Đọc văn bản sau:
ARPAGÔNG SỢ MẤT CỦA
(Lão hà tiện – Mô-Li-e)
* Tóm tắt vở kịch Lão Hà tiện
Arpagông là một gã giàu có, goá vợ, có một con trai tên là Cleante và một con gái tên Elise. Lão có một tráp đựng một vạn Êquy được cất giấu trong vườn. Do đó, lão nghi ngờ tất cả mọi người trong gia đình, thậm chí cả con cái vì lão sợ họ trộm cái tráp của mình. Lão dè sẻn từng đồng bạc trong các chi phí gia đình. Sự ngờ vực cộng với sự keo kiệt của lão làm cả người ở lẫn con cái ngày càng không thích lão. Ngay cả trong chuyện hôn nhân của con cái lão cũng tính toán để có lợi cho mình. Lão định gả con gái cho Anselme- Một lão già lắm của, và gả con trai cho một bà goá lắm tiền, vì họ không đòi của hồi môn. Trong khi đó con trai lão đang yêu nàng Marian và cũng chính là người mà lão đang yêu, vô tình cả hai cha con lão trở thành tình địch của nhau. Cả hai người con đều phải đấu tranh và tìm mọi cách bảo vệ tình yêu của mình. Nhờ sự giúp đỡ của Fleche- đầy tớ của Cleante, anh đã lấy được cái tráp tiền và lấy nó ra làm vật trao đổi với Arpagông về tình yêu. Arpagông phải đành lòng chấp nhận chuyện hôn nhân của con cái, và đánh đổi cả tình yêu của mình để lấy lại được cái tráp. Trong khi mọi người đều vui vẻ trong niềm hạnh phúc, thì hạnh phúc to lớn và duy nhất đối với lão là cái tráp vàng. Cho đến cuối cùng, tính hám vàng vẫn vẹn nguyên trong cái tráp tiền, không có gì có thể thay đổi được sự tham lam về mặt vật chất, bản chất hám tiền của lão Arpagông.
Đoạn trích sau là Hồi thứ nhất – Lớp 4 của vở kịch Lão hà tiện.
ARPAGÔNG:
– Giữ trong nhà một món tiền lớn, quả là một cái tội nợ không vừa; thật là tốt phúc, kẻ nào đặt được tất cả dấn vốn vào chỗ sinh lời chắc chắn, và chỉ giữ lại vừa đủ chỉ tiêu thôi. Khắp nhà trên nhà dưới, nghĩ ra được một chỗ cất giấu có thể tin cậy được, cũng không phải là dễ dàng; vì đối với ta, các loại tủ sắt đều là đáng ngờ, và chả đời nào ta chịu tin cậy vào đó: Ta coi tủ sắt đúng là cái mồi dử trộm và bao giờ cũng là cái đích tấn công đầu tiên (Arpagông tưởng không có ai)
– Nhưng món tiền một vạn êquy) mà họ mới trả ta hôm qua, ta chôn ở sau vườn, chả biết có gọi là đắc sách được không. Một vạn êquy bằng tiền vàng giữ ở trong nhà là một món tiền khá… (Đến đây, hai anh em xuất hiện, nói thì thầm với nhau) – Trời ơi! không khéo ta đã tự làm hở chuyện mất rồi, không khéo đương cơn nóng tiết ta đã không biết giữ mồm, và hình như khi lẩm bẩm một mình, ta đã nói to quá (Nói với Clean và Êly) – Cái gì đó?
CLÊAN: – Thưa cha, không ạ.
ARPAGÔNG: – Các con vào đây đã lâu chưa?
ÊLY: – Chúng con cũng vừa mới đến thôi ạ.
ARPAGÔNG: – Các con có nghe thấy…
CLEAN: – Nghe thấy gì kia, thưa cha?
ARPAGÔNG: – Kìa, thì…
ÊLY: – Cái gì kia ạ?
ARPAGÔNG: – Những lời ta vừa nói ấy mà.
CLÊAN: – Thưa, không ạ.
ARPAGÔNG: – Có chứ, có chứ
ÊLY: – Xin cha thứ lỗi, không có đâu ạ.
ARPAGÔNG:
– Ta thấy rõ ràng là các con có nghe thấy lõm bõm gì đó, chả là ta đương lẩm bẩm một mình về chuyện ngày nay kiếm được đồng tiền thật là khó nhọc, và ta bảo rằng kẻ nào có được một vạn êquy trong nhà, thì thật là tốt phúc.
CLÊAN: – Lúc đó chúng con do dự chưa dám lại gần cha, sợ cha còn đương dở việc.
ARPAGÔNG:
– Ta lấy làm hài lòng được nói với các con điều này đó, để các con khỏi hiểu lầm mà tưởng rằng ta bảo là chính ta có một vạn êquy.
CLÊAN: – Chúng con không dám len vào công việc riêng của cha.
ARPAGÔNG: – Ước gì ta có được món tiền đó, một vạn êquy.
CLÊAN: – Con không tin rằng…
ARPAGÔNG: – Ta mà được món tiền như thế thì còn gì bằng.
ÊLY: – Đó là những chuyện…
ARPAGÔNG: – Ta cũng đương cần một món tiền bằng ngần ấy.
CLÊAN: – Con nghĩ rằng…
ARPAGÔNG: – Được như thế thì ta cũng dễ chịu lên nhiều lắm.
ÊLY: – Cha thì…
ARPAGÔNG: – Thì ta chả còn phải phàn nàn là thời buổi khốn khổ.
CLEAN:
– Lạy Chúa! Cha chẳng có gì đáng phải phàn nàn, thưa cha, và có ai biết là cha có khối của.
ARPAGÔNG:
– Thế nào? Tao có khối của! Những đứa nào nói thế là nói láo. Chả có gì sai bằng; đây là những quân vô lại chúng phao đồn những tin nhảm đó.
ÊLY: – Xin cha đừng giận dữ.
ARPAGÔNG:
– Thật là quái lạ, chính những đứa con rứt ruột của mình lại phản bội mình và trở thành kẻ thù của mình.
CLÊAN: – Bảo rằng cha có của, mà là kẻ thù của cha hay sao?
ARPAGÔNG:
– Chứ gì! Cứ những cái giọng lưỡi như thế và cứ những cách ăn tiêu của chúng mày, thì rồi có ngày sẽ có kẻ đến nhà tao để cắt cổ tao, cho rằng tao có vàng ních đầy người.
CLÊAN: – Con ăn tiêu cái gì mà gọi là to?
ARPAGÔNG:
– Cái gì à? Còn có gì chướng mắt hơn là những phục sức xa hoa này mà chúng mày chưng diện khắp phố phường? Hôm qua đây, tao vừa mắng con em mày xong; nhưng mày lại còn tệ hơn. Sự tình thật đáng kêu trời; cứ từ đầu đến chân mày, cũng đủ làm một cái vốn lợi tức khá tươm. Con ạ, tao đã bảo mày có đến mấy mươi lần rồi, tất cả những cung cách của mày, tao chẳng vừa ý tí nào: mày cứ lăn mình vào cái lối sống đại gia công tử; và mày ăn diện như thế kia, thì hẳn là mày phải ăn cắp của tao chứ chẳng không.
CLÊAN: – Ủa! làm thế nào mà ăn cắp được của cha?
ARPAGÔNG: – Tao biết đâu đấy? Thế mày lấy đâu ra mà ăn mặc như thế này?
CLEAN:
– Thưa cha, con ấy à? Con đánh bạc đấy mà: vận con rất đỏ được luôn, và được bao nhiêu là con đắp vào người hết.
ARPAGÔNG:
– Thế là bậy lắm nhé. Mày gặp vận may được bạc, thì đáng lẽ mày phải biết lợi dụng cái đó, và đem đồng tiền được ấy đặt chỗ tốt lãi, để một ngày kia còn trông thấy nó. Thôi, hãy cứ nói một chuyện này thôi, tao chỉ muốn biết tất cả những dải băng mày thắt nút vào người từ đầu đến chân kia, để làm cái trò gì, và một nửa tá dây giày là không đủ để cuộc thắt quần cộc hay sao? Cần gì phải phí tiền mua tóc giả, khi ta có thể để tóc tự nhiên, chả tốn đồng nào. Tạo dám cuộc rằng về khoản tóc giả với dải băng, bỏ rẻ cũng là hai chục pixtôn, và hai chục pixtôn sinh lợi mỗi năm là mười tám livrơ (3) sáu xon tám đơniên (4) là nói chỉ đặt lãi mười hai lấy một tờ đấy thôi.
CLÊAN: – Cha nói đúng quá.
ARPAGÔNG:
– Thôi, ta hãy gác chuyện đó lại và nói chuyện khác (Trông thấy Cleean và Ely ra hiệu với nhau) – Hả? (Nói riêng, nhỏ) – Hình như chúng nó làm hiệu với nhau để xoáy túi bạc của ta đây (Nói to) – Chúng mày làm hiệu cái gì với nhau thế?
[…..].
(Lão hà tiện – Mô-li-e, NXB Kim Đồng ng 2021)
Chú thích:
(1) Đơn vị tiền tệ
(2) Pixon (pistole) Tiền vàng của nước ngoài, ngang với đồng lu-y vàng
(3) li-vrợ (livres) là tiền tệ danh mục, chỉ có tên gọi, không có thực, trị giá nhất định là 20 xon
(4) đơniê (denier): Tiền đồng, trị giá một phần mười hai của một xon.
* Molière. Sinh ra trong một gia đình giàu có. Molière tỏ ra rất phù hợp để bắt đầu một cuộc sống kịch nghệ. Mười ba năm làm diễn viên lưu động đã giúp ông đánh bóng khả năng hài hước của mình khi anh bắt đầu viết văn, kết hợp các yếu tố Commedia dellarte với tính hài hước tinh tế hơn của người Pháp. Mô- Li-e là vua hài kịch, kịch gia vĩ đại của nước Pháp trong thế kỉ XVII.
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Nhân vật nào là đối tượng châm biếm của kịch bản trên?
A. Clêan.
B. Arpagông.
C. Êly.
D. Vợ Arpagông
Câu 2. Sự việc nào không có trong cốt truyện ở văn bản kịch trên?
A. Arpagông nghĩ về tiền, hai đứa con khiến ông lo lắng
B. Arpagông đào đất chôn tiền
C. Arpagông nói về niềm ước có một vạn êquy
D. Arpagông nghi ngờ con muốn xoáy tiền của mình
Câu 3. Thói xấu nào làm bật lên tiếng cười mỉa mai châm biếm trong đoạn trích?
A. Keo kiệt, nghi ngờ.
B. Đãng trí.
C. Tham lam.
D. Sĩ diện hão.
Câu 4. Mâu thuẫn xung đột xuất hiện khi:
A. Hai người con nhìn thấy cha chôn tiền sau vườn.
B. Hai người con xuất hiện khi Arpagông nói về chuyện giấu tiền.
C. Hai anh em xuất hiện, nói thì thầm với nhau.
D. Arpaging tự mắng mình: ta đã không biết giữ mồm.
Câu 5. Dòng nào nói lên mâu thuẫn, xung đột chính của đoạn trích?
A. Mâu thuẫn giữa các nhân vật, trong nhân vật.
B. Mâu thuẫn trong nhân vật chính.
C. Mâu thuẫn giữa hình thức với nội dung.
D. Mâu thuẫn giữa thực chất bên trong với danh nghĩa bên ngoài.
Câu 6. Dòng nào không nói lên sự hài hước đáng cười ở nhân vật Arpagông?
A. Vừa muốn cất tiền, vừa muốn tiền sinh lời.
B. Mắng con tiêu sài hoang phí.
C. Tự nghi ngờ bản thân làm lộ bí mật.
D. Điều muốn cất giấu lại nói ra mồm.
Câu 7. Yếu tố hài hước gây cười ở nhân vật Arpagông?
A. Cử chỉ.
B. Gương mặt.
C. Trang phục.
D. Lời thoại
Câu 8. Điều nào đáng cười, đáng phê phán nhất ở nhân vật Arpagông?
A. Nghi nghờ bản thân, con ruột.
B. Chôn tiền ngoài vườn an toàn hơn cất ở tủ sắt.
C. Tự mắng mình làm hở chuyện mất rồi.
D. Đối với ta, các loại tủ sắt đều đáng ngờ, và chả đời nào ta chịu tin cậy vào đó.
Câu 9. Dòng nào không nêu lên lí do Arpagông nổi khùng: – Thế nào? Tao có khối của! Những đứa nào nói thế là nói láo. Chả có gì sai bằng; đây là những quân vô lại chúng phao đồn những tin nhảm đó?
A. Arpagông lo sợ mọi người biết mình có của.
B. Vì Clêan nói:… và có ai biết là cha có khối của.
C. Vì Clêan nói sai sự thật.
D. Vì ông sợ ý “cha có khối của” sẽ thành tin đồn.
Câu 10. Thủ pháp trào phúng nào tạo ra tiếng cười trong đoạn trích trên?
A. Điệu bộ gây cười; Nghệ thuật phóng đại (nói quá, cường điệu).
B. Tạo tình huống kịch tính; Nghệ thuật đối lập, phóng đại.
C. Chơi chữ, gây hiểu lầm; Điệu bộ gây cười.
D. Thoại bỏ lửng, nhại; Điệu bộ gây cười.
Câu 11. Dòng nào sau đây không nói lên con người Arpagông?
A. Mê tiền đến mức bệnh hoạn.
B. Mê tiền dẫn đến đa nghi hết thảy.
C. Tiền là ước mơ, là mục đích sống.
D. Là kẻ sĩ hão, rởm đời.
Câu 12. Dòng nào nói lên ý nghĩa của tiếng cười trong đoạn trích trên?
A. Nhân vật không có sự tương xứng giữa thực chất bên trong với danh nghĩa bên ngoài.
B. Cười nhạo cái lố bịch đối lập với chuẩn mực đạo đức xã hội.
C. Nhân vật có lý tưởng sống đối lập với lí tưởng xã hội.
D. Cười nhạo các thói xấu của những kẻ thấp kém trong xã hội.
Câu 13. Ý kiến: “Đoạn trích Arpagông sợ mất của có tính cách, hành động kịch và tình huống được thể hiện dưới dạng đáng cười nhằm giễu cợt, phê phán”. Đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.
Trả lời câu hỏi sau:
Câu 14. Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi a, b.
“ARPAGÔNG: – Giữ trong nhà một món tiền lớn, quả là một cái tội nợ không vừa; thật là tốt phúc, kẻ nào đặt được tất cả dấn vốn vào chỗ sinh lời chắc chắn, và chỉ giữ lại vừa đủ chỉ tiêu thôi. Khắp nhà trên nhà dưới, nghĩ ra được một chỗ cất giấu có thể tin cậy được, cũng không phải là dễ dàng; vì đối với ta, các loại tủ sắt đều là đáng ngờ, và chả đời nào ta chịu tin cậy vào đó: Ta coi tủ sắt đúng là cái mồi dử trộm và bao giờ cũng là cái đích tấn công đầu tiên (Arpagông tưởng không có ai) – Nhưng món tiền một vạn êquy (2) mà họ mới trả ta hôm qua, ta chôn ở sau vườn, chả biết có gọi là đắc sách được không. Một vạn êquy bằng tiền vàng giữ ở trong nhà là một món tiền khá… (Đến đây, hai anh em xuất hiện, nói thì thầm với nhau) – Trời ơi! không khéo ta đã tự làm hở chuyện mất rồi, không khéo đương cơn nóng tiết ta đã không biết giữ mồm, và hình như khi lẩm bẩm một mình, ta đã nói to quá (Nói với Clean và Êly) – Cái gì đó?”
a. Hình thức đoạn thoại của nhân vật kịch trên đặc biệt như thế nào so với các đoạn thoại khác?
b. Những chữ in nghiêng trong ngoặc đơn để bổ sung chỉ dẫn cho lời thoại đứng trước hay sau nó?
c. Đoạn thoại làm nổi bật tính cách nào của nhân vật?
Câu 15. Nêu và phân tích chi tiết gây cười em cho là đặc sắc nhất trong đoạn hài kịch trên?
Câu 16. Xác định chủ đề của đoạn trích (kịch bản) trên. Phân tích một số biểu hiện của chủ đề đó.
Đáp án:
1. B. Arpagông.
2. B. Arpagông đào đất chôn tiền
3. D. Sĩ diện hão.
4. B. Hai người con xuất hiện khi Arpagông nói về chuyện giấu tiền.
5. A. Mâu thuẫn giữa các nhân vật, trong nhân vật.
6. B. Mắng con tiêu sài hoang phí.
7. D. Lời thoại
8. A. Nghi nghờ bản thân, con ruột.
9. C. Vì Clêan nói sai sự thật.
10. B. Tạo tình huống kịch tính; Nghệ thuật đối lập, phóng đại.
11. D. Là kẻ sĩ hão, rởm đời.
12. B. Cười nhạo cái lố bịch đối lập với chuẩn mực đạo đức xã hội.
13. A. Đúng.
Câu 14.
a. Đoạn thoại rất dài, xen nhiều chỉ dẫn sân khấu; một đoạn thoại chứa cả lời độc thoại và đối thoại.
b. Những chữ in nghiêng trong ngoặc đơn bổ sung chỉ dẫn lời thoại đứng sau nó.
c. Tham tiền, sợ mất tiền của nhân vật.
Câu 15.
Chi tiết gây cười nhất cho em ở đoạn trích trên là chi tiết cuối cùng của cuộc hội thoại. Khi đã tranh cãi xong và người con đã giải thích hết lời nhưng chỉ vì hai đứa con thì thầm to nhỏ mà người cha lại tiếp tục nghĩ rằng chúng đang có kế hoạch xoáy mất tiền của mình "Thôi, ta hãy gác chuyện đó lại và nói chuyện khác (Trông thấy Cleean và Ely ra hiệu với nhau) – Hả? (Nói riêng, nhỏ) – Hình như chúng nó làm hiệu với nhau để xoáy túi bạc của ta đây (Nói to) – Chúng mày làm hiệu cái gì với nhau thế?". Với nghệ thuật kể chuyện đắc sắc, vừa kể chuyện nhưng vừa miêu tả được hành động cử chỉ của nhân vật, nhà văn đã giúp người đọc có nhừn trải nghiệm tưởng tượng thú vị độc đáo. Thêm vào đó là sự lo lắng thái quá và thói keo kiệt đỉnh điểm của Apragong khiên câu chuyện thêm lí thú và hài hước.
Câu 16.
– Chủ đề: Đoạn trích Arpagông sợ mất của, cười nhạo, phê phán cái lố bịch đối lập với chuẩn mực đạo đức xã hội như sợ mất tiền tới mức hoảng hốt, nghi ngờ chính con ruột mình.
– Biểu hiện: Lời thoại và đối thoại của Arpagông với 2 người con. Tất cả đều xoay quanh chuyện tiết kiệm tiền, làm cho tiền sinh lời, sợ mọi người và con biết mình có tiền, con xoáy mất tiền…
Bài 4: Đọc trích đoạn vở hài kịch Lão hà tiện (Mô-li-e) và trả lời các câu hỏi:
HỒI III LỚP I
ÁC-PA-GÔNG, CỜ-LÊ-ĂNG, Ê-LI-DƠ, VA-LE-RƠ, BÀ CỜ-LỐT, BÁC GIẮC,
BỜ-RANH-ĐA-VOAN, LA MÉC-LUY-SƠ
Ác-pa-gông: – Nào, lại cả đây để tôi phân lệnh chốc nữa làm và cắt việc cho mỗi
người. Lại gần đây, bà Cờ-lốt. Bắt đầu là bà nhé. (Bà Cờ-lốt cầm cái chổi.) Được,
bà sẵn khí giới cầm tay rồi. Tôi trao cho bà nhiệm vụ lau chùi mọi nơi, và nhất là
cẩn thận đừng có các đồ gỗ mạnh quá, sợ mòn mất. Ngoài việc ấy, tôi uỷ cho bà,
lúc bữa ăn tối, quân giám chai lọ; nếu để thất lạc cái nào và đánh vỡ cái gì, tôi sẽ
bắt đến bà rồi trở vào tiến công.
Bác Giắc: (nói riêng) – Hình phạt thiết thực gớm!
Ác-pa-gông: (vẫn nói với bà Cờ-lốt) – Thôi đi. Đến anh Bờ-ranh-đa-voan và anh La Méc-luy-sơ, tôi cắt cho các anh chức vụ lau rửa cốc và rót rượu, nhưng chỉ khi nào mọi người khát, chứ không phải theo thói của những thằng đầy tớ dỡ đần, như muốn khiêu khích người ta, nhắc nhở người ta phải uống khi người ta không nghĩ đến chuyện uống. Hãy chờ khi người ta hò đôi ba lần đã, và nhớ là phải mang thêm thật nhiều nước lã.
Bác Giắc: (nói riêng) – Vâng, rượu nguyên không pha, bốc lên đầu.
La Méc-luy-sơ: – Thế chúng tôi có phải cởi áo ngoài không, thưa ông?
Ác-pa-gông: – Có, nhưng khi nào thấy khách đến đã; và giữ gìn kĩ chớ làm hỏng y phục.
Bờ-ranh-đa-voan: – Thưa ông, ông đã biết rõ, vạt trước áo vét dài của tôi bị một vết dầu đèn to tướng.
La Méc-luy-sơ: – Còn tôi, thưa ông, quần của tôi thì thủng đít và, nói lỗi phép, người ta nhìn thấy...
Ác-pa-gông: (nói với La Méc-luy-sơ) – Im! Liệu khéo quay cái đó vào phía tường và lúc nào cũng quay đằng trước ra phía khách là được. (Ác-pa-gông đặt chiếc mũ trước áo của mình để chỉ cho Bờ-ranh-đa-voan phải làm thế nào để che vết dầu.) Còn anh, khi hầu bàn, luôn luôn cầm mũ thế này này. Còn cô con gái của tôi, con phải để mắt đến mọi thứ khi dọn bàn và cẩn thận đừng để hư hại gì. Việc ấy, đúng là việc đàn bà con gái. Nhưng con phải chuẩn bị đón tiếp cô người yêu của cha cho tử tế; cô ấy sẽ đến thăm con và cùng đi với con ra chợ phiên. Con nghe thấy cha nói gì chưa?
Ê-li-dơ: – Có, thưa cha.
Ác-pa-gông: – Vâng, cô ngốc ạ. Còn anh, cậu ấm của tôi, cha đã rộng lòng tha thứ câu chuyện lúc nãy, đừng có mà mặt sưng mày sỉa với cô ta.
Cờ-lê-ăng: – Con, thưa cha, con mà mặt sưng mày sỉa? Và về lí do gì kia ạ?
Ác-pa-gông: – Trời ơi! Chúng tao hiểu cách đối xử của con cái, khi bố muốn tục huyền, và chúng nó thường nhìn cái người gọi là mẹ kế ấy bằng con mắt thế nào rồi. Nhưng nếu mày muốn tạo quên đi cái việc hoang tàng của mày vừa rồi, thì tao dặn mày trước hết là phải niềm nở mà đon đả với người ta, và cố gắng đón tiếp thế nào cho tốt đẹp nhất!
Cờ-lê-ăng: - Thưa cha, nói thật với cha, con không thể hứa với cha là con vui sướng có cô ấy làm mẹ kế. Con sẽ nói dối, nếu con bảo cha như vậy. Nhưng về việc đón tiếp tử tế và có bộ mặt niềm nở, thì con xin hứa là, về mục này, con tuân theo lời cho không sai một li.
Ác-pa-gông: – Ít nhất cứ phải chú ý.
Cờ-lê-ăng: – Rồi cha xem, cha sẽ không có điều gì phải phàn nàn cả.
Ác-pa-gông: – Con thế là khôn ngoan. Va-le-rơ ơi, giúp tôi việc này. Ô này, bác Giác lại gần đây. Tôi để bác lại người cuối cùng đấy.
Bác Giắc: – Nhưng, thưa ông, ông muốn nói với anh đánh xe hay anh đầu bếp, bởi vì tôi vừa là anh này vừa là anh kia.
Ác-pa-gông: – Với cả hai.
Bắc Giắc: – Nhưng, trong hai người, ông nói với ai trước? Ác-pa-gông: – Với đầu bếp.
Bắc Giắc: – Vậy ông làm ơn chờ cho.
(Bác bỏ mũ đánh xe và xuất hiện với bộ áo đầu bếp.)
Ác-pa-gông: – Nghi thức quỷ quái gì thế?
Bác Giắc: – Ông cứ nói
Ác-pa-gông: – Bác Giắc, chả là tôi đã định thết cơm khách tối nay.
Bác Giắc: (nói riêng) – Một kì quan vĩ đại!
Bác Giắc: – Được, nếu ông cho nhiều tiền.
Ác-pa-gông: – Bác cho biết, liệu có cho chúng ta ăn ngon được không?
Ác-pa-gông: – Quỷ thật! Lúc nào cũng tiền! Hình như chúng nó không có gì khác mà nói: “Tiền, tiền, tiền”. À! Chúng nó chỉ có tiếng “tiền” nơi cửa miệng. Lúc nào cũng nói tiền. Tiền, đó là gươm gối đầu giường” của chúng nó.
Va-le-rơ: – Tôi chưa từng thấy câu trả lời nào láo lếu như vậy. Thật là kì diệu khi ăn ngon mà cần nhiều tiền! Đó là một việc dễ nhất trên đời; chẳng có ai ngu tối đến đâu mà không làm được như vậy; nhưng để hành động ra con người thông minh và khéo léo, phải nói là làm được cơm ngon với ít tiền thôi.
Bác Giắc: – Ăn ngon với ít tiền thôi?
Va-le-rơ: – Đúng.
Bác Giắc: (nói với Va-le-rơ) – Theo tôi, thưa ông quản gia, ông làm ơn cho chúng tôi ông cũng tài giỏi cả. biết cái bí mật ấy và nhận lấy cái chức đầu bếp của tôi; như vậy, ở cái nhà này, việc gì ông cũng tài giỏi cả.
Ác-pa-gông: – Thôi im. Bác cần những gì nào?
Bác Giắc: – Đấy, có ông quản gia, ông ấy làm cơm ngon cho ông mà mất ít tiền.
Ác-pa-gông: – Chao chao! Tôi muốn bác trả lời tôi.
Bác Giắc: – Các ông có bao nhiêu người ăn?
Ác-pa-gông: – Chúng tôi tám hoặc mười người; nhưng chỉ tính tám người. Khi đủ cho tám người ăn thì cũng rất đủ cho mười người.
Va-le-rơ: – Đúng thế.
Bác Giắc: – Vậy thì phải bốn bát nấu rõ đầy và năm đĩa xào đầu vị. Món nấu: nước dùng tôm he, chim đa đa hâm bắp cải xanh, rau nấu thượng thang, vịt nấu củ cải. Đầu vị: thịt gà xé, bồ câu ra giàng nhồi thịt, ức bê non, dồi lợn và nấm xào.
Ác-pa-gông: – Quái quỷ! Thế để thết cả một thành phố à?
Bác Giắc: – Thịt quay đầy một xanh thật to, xếp cao thành hình kim tự tháp, nửa con bê thả béo bên sông, ba chim trĩ, ba gà mái tơ béo, mười hai chim câu nuôi chuồng, mười hai gà giò,
Ác-pa-gông: (lấy tay bịt miệng bác Giắc) – À! Thằng phản chủ! Mày ăn hết của tao.
Bác Giắc: – Món đầu vị...
Ác-pa-gông: (lại lấy tay bịt miệng bác Giắc) – Nữa kia à?
(Mô-li-e, Lão hà tiện, Đỗ Đức Hiểu dịch, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2020, tr. 74 –
79)
Câu 1. Qua đoạn trích, em nhận thấy nhân vật Ác-pa-gông là người có tính cách như thế nào?
Câu 2. Nhận xét lời độc thoại của nhân vật bác Giác khi nghe ông Ác-pa-gông cắt đặt công việc.
Câu 3. Tại sao ông Ác-pa-gông bực tức khi thấy bác Giác nhạc đến tiền?
Câu 4. Nhận xét những món ăn mà bác Giác dự định nấu cho bữa tiệc. Thái độ của ông Ác-pa-gông khi nghe bác Giác nói về những món ăn đó như thế nào?
Câu 5. Đoạn trích thể hiện mâu thuẫn gì giữa chủ nhà và gia nhân?
Câu 6. Chỉ ra thủ pháp trào phúng được dùng trong đoạn trích.
Câu 7. Liệt kê các câu hỏi tu từ trong đoạn trích trên và chỉ ra dấu hiệu giúp em nhận biết đó là những câu hỏi tu từ.
Đáp án:
Câu 1.
Đây là đoạn ông Ác-pa-gông chuẩn bị bữa tiệc để mời cô Ma-ri-an, người mà ông muốn lấy làm vợ. Qua đoạn trích, chắc hẳn em đã nhận ra ông là người hà tiện, keo kiệt. Nhan đề vở kịch cũng đã xác định cho người xem tính cách nổi bật của ông Ác-pa-gông. Nét tính cách này được thể hiện ở tất cả các hồi của vở kịch. Với đoạn trích này, em hãy liệt kê các chi tiết cho thấy những biểu hiện cụ thể của nét tính cách đó. Ví dụ như: dặn bà Cờ-lốt không cọ đồ gỗ mạnh quá vì sợ mòn và nếu để vỡ, mất đám chai lọ sẽ trừ tiền công; chỉ cho gia nhân pha rượu với nước lã; yêu cầu anh La Méc-luy-sơ có cái quần thủng đít hãy quay chỗ thủng vào tường;...
Câu 2.
Khi nghe ông Ac-pa-gông cắt đặt công việc cho đám gia nhân, bác Giác luôn có những phản ứng đối nghịch. Tuy nhiên, những phản ứng đó không bộc lộ cho ông Ác-pa-gông thấy mà biểu hiện bằng một số câu độc thoại (nói riêng). Những câu độc thoại này bộc lộ sự mỉa mai của bác Giắc với những ý kiến của chủ. Đây là cách tác giả để nhân vật phụ đánh giá về nhân vật chính, đồng thời cũng là sự thể hiện chuẩn mực thông thường khi nhìn những hành động đáng cười của lão hà tiện Ác-pa-gông.
Câu 3.
Ông Ác-pa-gông là người rất yêu tiền, tiền đối với ông có ý nghĩa hơn tất thảy. Khi bác Giắc nhắc đến tiền, ông thấy bực tức, thậm chí lên án những người mà theo ông lúc nào tiếng "tiền" cũng gắn vào "nơi cửa miệng". Điều này không chứng tỏ ông ghét những kẻ tôn thờ đồng tiền như ông mà ông ghét những người bắt ông phải đụng đến những đồng tiền của ông
Câu 4.
Những món ăn bác Giắc nói đến đều là những món sơn hào hải vị, đắt tiền. Số món ăn và lượng thức ăn từng món cũng quá nhiều so với số lượng 8 – 10 người ăn. Ông Ác-pa-gông đã rất phẫn nộ khi nghe bác dự tính. Sự phẫn nộ ngày càng tăng: ban đầu chỉ đặt câu hỏi, sau đó lấy tay bịt miệng bác Giắc mấy lần, chửi rủa bác là "thằng phản chủ",...
Câu 5.
Trong số những người giúp việc nhà Ác-pa-gông, bác Giắc là đại diện bộc lộ mâu thuẫn giữa chủ nhà và gia nhân. Ban đầu là sự phản ứng của bác đối với cách cắt đặt công việc của chủ, sau đó là sự khiêu khích của bác đối với tính hà tiện của ông Ác-pa-gông. Bác càng cố tình chọc tức ông chủ, chúng ta càng thấy tính keo kiệt của nhân vật chính được tô đậm. Những người hầu trong nhà ông Ác-pa-gông không được chủ quan tâm và trả công thoả đáng, người thì áo cũ đã có vết dầu mà không được may áo mới, người thì mặc quần thủng đít, người thì phải làm cả hai công việc đầu bếp và đánh xe, lại còn bắt nấu ăn ngon với một số tiền ít ỏi.
Câu 6.
Những thủ pháp trào phúng được dùng trong đoạn trích: cường điệu, tạo đối nghịch, thoại bỏ lửng
Câu 7. Cần chỉ ra những câu có hình thức của câu hỏi nhưng nằm mục đích khác.
- Ví du: “Con, thưa cha, con mà mặt sưng mày sỉa?". Câu này về hình thức là câu hỏi nhưng mục đích là phủ định ý kiến của ông Ác-pa-gông: “con không mặt sưng mày sỉa”
Bài 5: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
BỆNH SĨ
Lưu Quang Vũ
Cảnh V (trích)
Tại trụ sở Liên hợp Xã, trong một buổi lễ trọng thể.
Lược thuật. Trong lúc chờ lãnh đạo và quan khách đến dự lễ, người ta nghe những lời ca thán về sự đình trệ canh tác thời vụ, những đảo lộn trong sinh hoạt của xã viên trong Liên hợp Xã,... do cách huy động nhân lực, kinh phí vào việc tổ chức buổi lễ. Rồi ông Toản Nha cùng khách khứa xuất hiện trong tiếng vỗ tay, tiếng trống rền vang. Cảnh tượng sân khấu rất long trọng, nhận nhịp. Đúng lúc Hung — Thuyền trưởng tàu viễn dương”, người yêu cô Nhân - kĩ sư chăn nuôi, con gái ông Toàn Nha xuất hiện, buổi lễ bắt đầu. Sau lời khai mạc của ông chủ tịch Toàn Nha, phát biểu của ông “nhà văn Chu Văn” là tiết mục hợp xướng bài Ngọn đuốc Hùng Tâm (hát theo điệu bài Diệt phát xít), tiết mục hợp ca bài Hùng Tâm viễn đường (hát, múa theo điệu Cây trúc xinh).
(Nhàn và Long xuất hiện, cô đứng lặng nhìn Hưng. Hưng cũng đã nhìn thấy Nhàn)
Hưng: - (bối rối, sững sờ) Nhàn!
Nhàn: - Anh! (đăm đăm nhìn Hưng)
(Ông Nha ra hiệu, mọi người lui dần, chỉ còn Hưng và Nhàn).
Nhàn: - Anh đã về...
Hưng: - Tôi… tôi...
Nhàn: - Mọi người đón anh thật trọng thể và trông anh cũng thật là anh rất ít viết thư cho Nhàn.
Hưng: - Tôi... tôi muốn dành cho ngày ta gặp nhau.
Nhàn: - Như ta đã hẹn lúc chia tay phải không?
Hưng: - Đúng thế.
Nhàn: - Hiện... anh ra sao?
Hưng: - Như Nhân đã thấy đấy (trỏ bộ quần áo trên người mình)
Nhàn: - Không phải bộ quần áo. Bộ quần áo chẳng nói lên điều gì… Nhàn muốn hỏi anh đã sống ra sao.
Hưng: - Dù sao thì … cũng không đến nỗi. Không phải kẻ vô tích sự.
Nhàn: - Thật chứ? Lấy gì làm bằng?
Hưng: - Nhàn… Sao lại nói thế? Tôi đã học hỏi, đã làm việc, tôi tự thấy không hổ thẹn … tôi đã đổi khác nhiều.
Nhàn: - Nhàn lại thấy anh không đổi khác gì lắm.
Hưng: - Nhàn chưa biết đấy thôi. Tôi đã không còn là gã trai vụng về yếu đuối. Tôi đã trở thành … thủy thủ … dù sao cũng đã thành thủy thủ … đã biết bơi …. Bơi hàng mấy chục cây số mà không cần chuồn chuồn cắn rốn.
Nhàn: - Bây giờ anh cũng đang bơi phải không?
Hưng: - Kìa Nhàn.
Nhàn: - Anh đã trở thành một người có danh vọng, một ông thuyền trưởng viễn dương giàu có sang trọng như mọi người thèm khát. Chúc mừng anh.
Hưng: - (định mở va-li) Có quà cho Nhàn đây.
Nhân: - Không . Còn em chỉ là một cô gái bình thường, một cô kĩ sư chăn muối của xã. Công việc của em ở đây là tìm thuốc ăn thích hợp cho ga, vit, truyền giống và thu tỉnh nhân tạo cho lợn. Em đã không thành Páp-lốp hay Mít-su-rin... em không xứng với anh.
Hưng: - Kia
Nhàn: - Em không phải xấu hổ về mình. Em đã không trở thành nữ bác học mà chỉ là cô kĩ sư chăn nuôi bình thường. Có sao đâu, miễn ta là người có ích. Là gỗ thật còn hơn là bạo giả. Em rất buồn.
Hưng: - Vì sao?
Nhàn: - Ở đây, mọi người không đổ sức vào làm việc, không được tổ chức tốt để làm việc, bị xô đẩy chạy theo những thủ hão huyền và làm khổ nhau vì những thứ đó. Ở đây, người ta sống bằng những cái giả, đổi mới giả, tiên tiến giả, và rất buồn là chính cha em là người có lỗi lớn về tình trạng đó. Còn anh, anh thì sao?
Hưng: - Tôi nhớ Nhàn, nhớ lời hẹn với nhau, tôi về đây là để... Chú tôi bảo ngày hôm nay sẽ là lễ ăn hỏi của chúng ta.
Nhàn: - Sao vội thế?
Hưng: - Tôi mang quà cho Nhàn.
Nhàn: - Những thứ sang trọng, những thứ đắt tiền... Không, Nhàn cần điều khác cơ. Điều gì thì anh hiểu đấy! Bây giờ... xin phép ông thuyền trưởng, em phải đi làm đây, phải cùng với các bạn thanh niên để làm những công việc hữu ích hơn là ở đây tâng bốc ông thuyền trưởng... Tạm biệt anh! (cô ra nhanh).
Hưng: - Nhàn! (sững sờ) Thế là thế nào?
(Ông Nha, Sửu và Long ra)
Văn Sửu: - (hát hát) Bác Nha ra đây. Có tin lạ lắm: chú Long vừa bảo tin chú ấy vừa gọi điện lên huyện, họ bảo rằng: nhà văn Chu Văn đang trên đường về xã ta.
Ông Nha: - Sao? Nhà văn Chu Văn nào?
Long: - Nhà văn Chu Văn đầu hói ấy, chắc ông ta nghe nói có một người tự xưng là Chu Văn ở đây, nên ông ta về để xem mặt.
Văn Sửu: - Thế là thế nào hả bác?
Ông Nha: - Số là thể này chủ Sứu ai ở trên tỉnh vừa xuất hiện một tên bịp giả danh là nhà văn Chu Văn, cái tên đầu hỏi ấy chính là nhà văn Chu Văn giả, trong khi nhà văn Chu Văn thật đang ở đây với chúng ta. Ông ấy đầu rồi?
Văn Sửu: - Báo cáo bác, vừa chở lợn đi rồi, anh ay hẹn mấy hôm nữa sẽ quay lại, còn giờ phải đưa lợn về để kịp tiếp đoàn nhà văn Lào.
Ông Nha: - Tốt. Còn tên Chu Văn giả thì lại đang trên đường về đây Ta phải vạch mặt hắn. Tôi chỉ thị: cử người chặn đường bắt giữ tên Chu Văn đầu hỏi, giao cho công an để họ xử lí tội bịp bạn.
Văn Sửu: - Rõ.
Long: - Kìa bố!
Ông Nha: - (với Sửu) Ta đi thôi! (cùng Sửu ra nhanh).
Long: - Thế đấy! Bố em không chịu nghe ai cả. Đi bảo bắt ông Chu Văn thật, còn thằng giả mạo thì đã kịp chuồn rồi, cái thằng khốn khiếp ấy!
Hưng: - Ai?
Long: - Tên bịp, tên lừa dối!
Hưng: - Nhưng mà ai?
Long: - Hắn ta. Tên giả mạo. Không phải nhà văn mà dám mạo tên Chu Văn. Em biết ngay mà. Một thằng chuyên đi lừa.
Hưng: - Để làm gì?
Long: - Để sĩ, nhưng cái chính là để kiếm lợi. Bây giờ ối kẻ như thế đấy.
Hưng: - Không có khi là vì hoàn cảnh... vì bị ép... không muốn mà phải làm... Vì nếu là mình thì không được trọng, nên phải sắm vai .. là của dởm, vì mọi người ưa của dởm hơn của thật.
Long: - Đúng thế. Nhưng em thì không muốn mình như thế. Anh Hưng ạ, em rất quý anh. Anh là bạn thân, là người yêu của chị Nhàn em. Ở đây chỉ có anh là người em phục, em tin.
Hưng: - Tin tôi?
Long: - Vâng, anh là thuỷ thủ, là thuyền trưởng, là người đã đi nhiều, biết nhiều, đã vượt qua sóng to bão lớn hiểm nguy, và nhất là người trung thực. Em nói thật với anh điều này nhé.
Hưng: - Điều gì?
Long: - (tháo băng ở tay) Em chả bị đau tay đau tiếc gì cả. Em vờ thôi!
Hưng: - Sao?
Long: - Em không phải là học sinh nhạc viện, không phải là người kéo vĩ cầm. Bố em bắt em phải thi vào trưởng nghệ thuật nhưng em không có năng khiếu và cũng không thích nên em đã đi làm thợ. Em nói dối mọi người đấy, em hiện nay là thợ mộc ở xí nghiệp gỗ trên tỉnh, một thợ mộc loại cừ... Em vờ vịt xách cái hộp đàn cho ra vẻ thôi. (Mở hộp đàn vi-ô-lông ở trong là cưa bào, đồ lề của thợ mộc) Thế đấy! Em thù lão Văn Sửu vô cùng, chính nó xui bố em bắt em phải đi học đàn, em khổ quá! Khổ vô cùng! Lão Sim xui bố em làm nhiều việc quái gở, bố em u mê nghe theo, không ai can được. Trong mỗi việc ấy, lão Sửu là kẻ kiếm lợi nhất. Cứ ba đồng chè chén đón khách, thì phải vào túi lão Sửu một... Cũng vì muốn tống cổ em đi cho khuất mắt mà lão xui bố em bắt em di học đàn. Em sợ bố em. Nhưng em không chịu, từ bé em đã thích làm thợ mộc, có hoa tay thợ mộc...
Hưng: - Làm người kéo đàn cũng thích chứ sao?
Long: - Nhưng em không có tài. Ai giỏi làm gì thì phải để cho người ta làm việc đó. Làm thơ mộc mỗi tháng lương em hơn mười lăm ngàn. Lâu này chỉ vì sợ bố em mà em không dám nói thật. Mỗi lần về quê cứ phải xách cái hộp này... Mà phải nói một phần em cũng sĩ, em thấy chị em là nhà khoa học, anh là thuyền trưởng, còn em chỉ là thằng thợ mộc. Em sợ bọn con gái ở làng nó chê . Nhưng em không muốn như cái thằng còn giả vở là ông Chu Văn kia ... Em cứ mở cái hộp dụng cưa bào này để đây... Để lát nữa bố em và mọi người vào, em nói thật hết. Nên thế chứ anh nhỉ?
Hưng: - Tôi … Tôi không biết.
Long: - Giờ em chuồn đây (ra khuất).
(Ông Thình vào)
Ông Thình – Hưng, chuẩn bị đi... Lát nữa, sau là lễ rước đuốc từ phòng truyền thống về trụ sở, đúng ba giờ này sẽ là lễ ăn hỏi của cháu với Nhàn. Chú và bác Nha đã chuẩn bị hết rồi.
Lễ ăn hỏi tiến hành thật trang nghiêm trà ấm cúng. Ông Nha có mời cả các quan khách và phỏng viên chứng kiến... Quái, cô Nhàn đâu rồi, ông Nha đang tìm cô ấy.
Hưng: - Nhàn... Nhàn vẫn không biết gì cả…
Ông Thình: - Không biết gì?
Hưng: - Cháu là kẻ mạo nhận, kẻ lừa gạt…
Ông Thình: - Cái gì?
Hưng: - Có kẻ giả mạo vì có người sùng bởi sự giả mạo, coi thường cái chân thật. Không! Cháu đã gặp Nhàn, đã nhìn thấy Nhàn, thấy gương mặt, đôi mắt cô ấy, cháu không thể... thà rằng cô ấy không yêu cháu còn hơn cháu lừa dối để có được lễ ăn hỏi này...
Ông Thình: - Cháu nói sao?
Hưng: - Cháu đi đây.
Ông Thình: - Đi đâu?
Hưng: - Đi về tàu.
Ông Thình: - Ơ! Nhưng còn hai tiếng nữa là bắt đầu... Hưng!
Hưng: - Không chú ạ, cháu không làm Vuốt-cô giả nữa, cháu sợ...
Ông Thình: - Sợ gì?
Hưng: - Sợ cô Nhàn thật. Sợ ông Chu Văn thật và sợ chính cả cháu thật, thằng Hưng thật nữa. Cháu về với con tàu thật của cháu đây. Mặc tất cả! (Anh chạy mất).
Ông Thình: - Kìa, Hưng!
(Có tiếng ồn ào, bà Độp hớt hải chạy vào)
Bà Độp: - Ông Thình ơi, bác Nha đâu?
Ông Thình: - Có chuyện gì?
Bà Độp: - Nguy quá! Lợn mượn về nhốt vào lớp học, nó lạ chuồng lạ đàn, cắn nhau lung tung. Đúng vào lúc đoàn tham quan đến thì nó phá tung cửa chuồng, tức là cửa lớp học mới làm tạm, chạy ùa ra, một con lợn to tức tối xông vào cắn đúng chân anh phóng viên truyền hình, khiến anh ấy rơi cả máy, chảy cả máu chân...
Ông Thình: - Chết thật! Phải gọi bác Nha!
(Lần sau dìu anh phóng viên vào, anh thứ hai đi sau cầm máy)
Phóng viên A: - (tập tễnh, xuýt xoan) Giời ơi, lợn gì mà dữ như hùm ấy.. chảy máu chân tôi rồi … khéo lớn dại thì chết.
Văn Sửu: - Không sao đâu ạ, y tá xã sẽ băng cho anh ngay, có cả thuốc tiêm phòng dại.
Phóng viên A: - Ôi giời, tiêm quanh rốn á? Chết tôi mất thôi!
(Ông Nha hấp tấp đi vào)
Ông Nha: - Không sao, lợn rất lành mạnh, chúng tôi xin bảo dăm... Chúng tôi sẽ bồi thưởng ạ, sẽ rất chu đáo! Bà Độp, cho người bắt con lợn to ấy… giao cho các đồng chí truyền hình, lặng luôn các đồng chỉ ấy, để các đồng chí thịt bồi dưỡng cho đồng chí bị thương.
Phóng viên B: - Thật ạ. Thế thì thật là …. Thôi cậu gắng chịu, bị chảy máu có tí mà cơ quan được cả con lợn, giá nó cần cả tớ có phải hay không?
(Anh Tị hớt hải chạy vào)
Anh Tị: - Bác Nha ơi, anh Sửu ơi, cậu Đại… tức là võ sĩ Đại Dương, bị đấm bất tỉnh nhân sự.
Văn Sửu: - Sao?
Anh Tị: - Nằm thẳng cẳng giữa đài. Vừa khai mạc hội thi quyền Anh, theo lời anh, em đưa vô sĩ Đại Dương ra giữa bãi, gọi loa thạch đầu với thanh miền có huyện. Thì có thẳng Tích còi ở xã Ca Thượng cạnh xứ ta, nở mới 14 tuổi, nhưng biết quyển Anh, nó học dấu trên tỉnh, thể là chỉ mươi phút, nó đầu thế nào mà thắng Đại như mình ngôn quay lơ. Em đội nước mãi mới tỉnh mọi người xúm vào xem, nó khóc hu hu bảo rằng nó có biết quyền Anh quyền em bao đầu, tại bảo Nha với chủ Sửu bắt nó.
Ông Nha: - Chết thật (với Sửu) Tình hình này, phải bắt đầu lễ rước đuốc ngay cho khí thế!
Văn Sửu: - Vâng, phương án rước đuốc là như thế này, đuốc sẽ do mười hai thành môn truyền tay nhau đưa từ nhà truyền thống xã, chạy quanh xã một vòng, băng qua cầu Cá, tiến vào thị trấn, dùng lại cho lệnh bác rồi sẽ tiến vào đây. Bác sẽ nhận ngọn đuốc trước lễ đài ngoài sân kia, chấm vào ngon duoc “Thắng lợi" đặt trong chiếc lư đồng trên thềm trụ sở đây. Mọi việc sẽ rất khớp rất đẹp, Em đi dự phỏng cả ô che nếu trời bỗng muốn, cả đuốc dự bị nếu đuốc chính bị giỏ tắt. Kia, đuốc đã về tới!
(Tiếng trống. Tiếng hộ "Ngọn đuốc truyền thống đã về tới trụ sở!” Tiếng trống to hơn)
Văn Sửu: - (cao giọng) Thưa các vị đại biểu, đoàn nước đuốc đốt ngọn đuốc chấm từ bật lửa ga ở thêm nhà truyền thống đã về tới đây. Bác Nha sẽ đón nhận!... (với các phóng viên) Các đồng chí chụp ảnh cảnh đó cho! Sẽ là một cảnh rất có ý nghĩa.
Ông Nha: - Anh Hưng đâu nhỉ? Tôi muốn cả tôi cả anh ấy cung cầm ngọn đuốc.
Anh Tị: - Anh Hưng vừa ở đây biển đâu rồi ấy ạ. Cả cô Nhàn cũng không thấy đâu.
Ông Nha: Hừ, đúng lúc cần thì lại.... Thôi, tôi cầm đuốc một mình vậy.
(Tiếng nhạc, tiếng trống. Trung lên bài hát "Ngọn đuốc Hieu Tim “Hong Tâm bên con đường đổi mới từ đây Tiến bước hiên ngang cầm ngọn đuốc tiên phong". Những người rước đuốc xuất hiện. Người đi giữa giờ cao ngọn đuốc cháy đùng đùng. Họ bước đều đi vòng quanh sân khấu)
Văn Sửu: - Mới bác ra ngoài kia. Lễ “nhận đuốc và châm đuốc" thắp vào ngọn lửa “Thắng lợi” sẽ tiến hành ngoài thêm kia. Mời các đồng chí!
(Ông Toàn Nha cùng những người rước đuốc trịnh trọng tiến ra hiện trong tiếng nhạc vũ tiếng trống cùng bài hát rầm rộ: “Hùng Tâm, Hùng Tâm vinh quang!")
ĐÈN TẮT
(Lưu Quang Vũ, Bệnh sĩ)
a. Những nhân vật nào trong văn bản là hiện thân cho cái thấp kém? Dựa vào đâu để em khẳng định như vậy?
b. Tóm tắt các hành động làm nảy sinh xung đột , giải quyết xung đột trong văn bản và cho biết nguyên nhân chính làm nảy sinh các xung đột đó. Theo em, xung đột trong văn bản trên có gì khác với xung đột trong văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục?
c. Nêu tác dụng của xung đột kịch trong việc tạo ra tiếng cười trong văn bản.
d. Xác định chủ đề của văn bản trên và cho biết căn cứ vào đâu để xác định như vậy.
e. Nhận xét về nghệ thuật tạo tiếng cười qua cách đặt và gọi tên nhân vật, cách viết lời thoại trong văn bản.
g. Theo em, qua văn bản trên, tác giả muốn gửi đến người đọc/ người xem thông điệp gì?
h. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản trên thuộc thể loại hài kịch?
Đáp án:
a.
- Các nhân vật hiện thân cho cái “thấp kém” trong văn bản Bệnh sĩ gồm: Hưng, Long, ông Toàn Nha, ông Thình, Văn Sửu, “nhà văn Chu Văn giả”, phóng viên B.
- Em có thể khẳng định các nhân vật bộc lộ sự “thấp kém” qua lời nói, hành động của mình vì: Hưng vì muốn làm cho buổi lễ thêm sang trọng và chiếm tình cảm của ông Toàn Nha nên đã nói dối mình là thủy thủ tàu viễn dương, trong khi thực tế chỉ là thợ lái tàu đường sông; Long vì muốn chiều ý bỏ nên đã đóng giả một học sinh nhạc viện chơi vĩ cầm trong khi thực chất là một thợ mộc lành nghề; ông Toàn Nha, ông Thình cùng với Văn Sửu vì coi trọng báo cáo, tuyên truyền về thành tích trong lễ tổng kết hơn sự phát triển thực lực của xã nhà nên đã sắp đặt mọi chuyện trái với thực tế; kẻ đóng giả nhà văn Chu Văn là nhằm trục lợi; phóng viên B “tiếc rẻ” rằng lợn đã không cắn cả mình để nhận thêm bồi thường.
b. Tóm tắt các hành động làm nảy sinh xung đột, giải quyết xung đột qua hành vi, lời thoại của nhân vật trong văn bản
Hành động, xung đột và nguyên nhân |
Giữa nhân vật Hưng và Nhàn |
Các hành động làm nảy sinh xung đột và nguyên nhân chính |
Hưng nói dối Nhàn về thân phận lái con tàu chở phân đạm |
Các hành động giải quyết xung đột |
Hưng nói sự thật cho Nhàn biết |
- Điểm khác nhau giữa xung đột trong văn bản trên với xung đột trong văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục: Nếu trong văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, xung đột chủ yếu là giữa “cái thấp kém” và “cái thấp kém” thì trong văn bản Bệnh sĩ, ngoài xung đột giữa “cái thấp kém” và “cái thấp kém”, còn có xung đột giữa “cái cao cả” và “cái thấp kém”. Đó là xung đột giữa Nhàn – hiện thân cho “cái cao cả” với Hưng – hiện thân cho “cái thấp kém”; xung đột trong lời thoại của Long: giữa con người thật của anh (cái cao cả) và những gì hào nhoáng giả tạo đang cố trình diễn (cái thấp kém).
c. Tác dụng của xung đột kịch trong việc tạo ra tiếng cười trong văn bản.
Trong hài kịch, do đặc điểm, tính chất của các nhân vật, xung đột thường diễn ra giữa cái thấp kém và cái thấp kém. Chính xung đột đã dẫn sự phơi bày, phê phán cái xấu. Trên cơ sở những đặc điểm này của xung đột hài kịch, ta có thể rút ra một số tác dụng của xung đột trong văn bản Bệnh sĩ như sau:
- Khắc họa tính cách của nhân vật, thúc đẩy diễn tiến câu chuyện.
- Phơi bày bệnh giả dối, chạy theo thành tích ảo.
- Cảnh tỉnh những ai đang mắc “bệnh sĩ” và tạo ra tiếng cười sảng khoái cho độc giả/ khán giả.
....
d.
- Chủ đề của văn bản Bệnh sĩ: Sự sắp đặt của những người có trách nhiệm ở trụ sở Liên hợp Xã Hùng Tâm trong buổi lễ trọng thể nhằm khuếch trương thành tích của địa phương.
- Các căn cứ để xác định chủ đề của văn bản Bệnh sĩ gồm một số phương diện như: nhan đề “bệnh sĩ” và nhan đề phụ “Tại trụ sở Liên hợp Xã trong một buổi lễ trọng thể”; hành động của các nhân vật chủ yếu nhằm sắp đặt, ngụy tạo thành tích, để khuếch trương thành tích của địa phương. Những người có trách nhiệm như ông Toàn Nha, ông Thình và Văn Sửu đã sắp xếp cho những cá nhân có thành tích nổi bật (không đúng với thực chất) xuất hiện tại buổi lễ để tăng phần trang trọng như: Hưng – “thuyền trưởng tàu viễn dương”, Long – “học sinh nhạc viện”, Chu Văn – “nhà văn huyện”; tổ chức đoàn người rầm rộ rước ngọn đuốc “Thắng lợi” từ phòng truyền thống về trụ sở xã; mượn đàn lợn và nhốt tạm trong lớp học để phóng viên quay phim nhằm nâng cao thành tích,...
e. Nhận xét về nghệ thuật tạo tiếng cười qua cách đặt và gọi tên nhân vật, cách viết lời thoại trong văn bản:
- Về cách đặt và gọi tên nhân vật, để góp phần tạo tiếng của, tác giả đã có chú ý đặt tên gợi nhớ đến sự vật, con vật, mang ý nghĩa kém cỏi nhìn Toàn Nha, Chu Văn (nha: răng, chu: nước), Văn Sửu, Tị ( sửu: trâu,tị: rắn), Thình, Độp (tựa như tiếng âm thanh). Cách gọi tên nhân vật kèm với tính từ, danh từ cũng đã tạo nên sự hài hước, buồn cười như: "Chu Văn đầu hói”, “Chu Văn giả", "Chu Văn thật", cậu Đại (thanh niên không biết võ) được gọi phong đại thành võ sĩ quyền Anh Đại Dương,...
- Lời thoại trong tác phẩm là lời đối thoại của các nhân vật. Đối thoại đã góp phần bộc lộ một cách sinh động tính cách, bản chất của nhân vật, tạo nên sự hài hước. Tác giả đã sử dụng câu văn linh hoạt, có lời thoại chỉ có một từ, có lời thoại gồm rất nhiều câu, trong các câu thường dùng dấu ba chấm tạo khoảng ngừng cần thiết; từ ngữ được sử dụng phù hợp với lứa tuổi, vị trí, vai trò của nhân vật... Tất cả tạo nên sự sống động của vở kịch, đầy ấp hơi thở của đời sống, người đọc văn bản có thể mường tượng như đang xem một vở diễn.
g. Thông điệp gửi gắm: Vì chạy theo thành tích, khoe khoang, người ta có thể bất chấp để che đậy, lừa dối. Sự giả dối sẽ bị những người trung thực tẩy chay và sớm muộn gì cũng bị vạch trần.
h. Dấu hiện nhận biết tác phẩm thuộc thể loại hài kịch
STT |
Đặc điểm hài kịch |
Dấu hiệu đặc điểm hài kịch trong văn bản Bệnh sĩ |
1 |
Nhân vật |
Hưng với Nhàn |
2 |
Hành động |
Hành động nảy sinh xung đột giữa Hưng và Nhàn |
3 |
Xung đột |
xung đột giữa Nhàn – hiện thân cho “cái cao cả” với Hưng – hiện thân cho “cái thấp kém”; xung đột trong lời thoại của Long: giữa con người thật của anh (cái cao cả) và những gì hào nhoáng giả tạo đang cố trình diễn (cái thấp kém); giữa Hưng và ông Thình; giữa Văn Sửu, ông Nha và phóng viên A, phóng viên B |
4 |
Lời thoại |
lối nói hóm hỉnh, lối chơi chữ, lối nói nghịch lí |
5 |
Thủ pháp trào phúng |
Thủ pháp phóng đại tính phi logic, tính không hợp tình thế trong hành động của nhân vật, các thủ pháp tăng tiến, giễu nhại, mỉa ma |
Xem thêm các bài viết về định nghĩa và khái niệm môn Văn chọn lọc, hay khác:
- Bi kịch là gì?
- Thơ, Thơ trữ tình là gì?
- Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả là gì?
- Thơ lục bát là gì?
- Thơ bốn chữ là gì?
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)