Thơ Đường luật là gì (chi tiết nhất)
Bài viết Thơ Đường luật là gì chi tiết nhất, đầy đủ khái niệm, đặc điểm, cách đọc hiểu & bài tập có đáp án chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm về Thơ Đường luật.
Thơ Đường luật là gì (chi tiết nhất)
1. Khái niệm thơ Đường luật
- Thơ Đường luật là các thể thơ làm theo những nguyên tắc thi luật chặt chẽ được đặt ra từ thời Đường (Trung Quốc).
- Thơ Đường luật viết bằng hai thể thất ngôn (mỗi câu bảy chữ) và ngũ ngôn (mỗi câu năm chữ). Có hai dạng thơ phổ biến: bát cú (mỗi bài tám câu) và tứ tuyệt (mỗi bài bốn câu).
2. Đặc điểm thơ Đường luật
- Bố cục:
+ Thất ngôn bát cú luật Đường gồm 4 phần, thường chia theo các cặp câu:
Đề (câu 1, 2: mở đầu và bắt đầu phát triển ý của bài thơ).
Thực (câu 3, 4: triển khai ý của đề tài, miêu tả cụ thể về tình cảnh, sự việc).
Luận (câu 5, 6: mở rộng, phát triển ý nghĩa vốn có hoặc đi sâu hơn vào tâm trạng, cảm xúc).
Kết (câu 7, 8: thâu tóm ý nghĩa cả bài và kết ý).
+ Tứ tuyệt luật Đường gồm 4 phần, thường được chia làm bốn phần:
Khai (câu 1: khai mở ý của bài thơ).
Thừa (câu 2: thường làm rõ thêm ý và mạch cảm xúc của phần Khai).
Chuyển (câu 3: chuyển ý).
Hợp (câu 4: kết ý).
- Luật thơ:
+ Là cách sắp đặt tiếng bằng, tiếng trắc trong các câu của một bài thơ.
+ Luật của thơ thất ngôn bát cú hoặc thơ tứ tuyệt luật Đường: các tiếng (âm tiết) thứ nhất, thứ ba, thứ năm trong câu không cần sắp xếp theo đúng luật bằng trắc; các tiếng thứ hai, thứ tư, thứ sáu trong câu cần tuân theo luật bằng/ trắc rõ ràng.
+ Nếu tiếng thứ hai của câu một là tiếng thanh bằng (thanh ngang hoặc thanh huyền) thì bài thơ làm theo luật bằng.
- Thi luật thể hiện qua bố cục, luật, niêm, vần, đối.
+ Niêm là sự kết dính về âm luật của hai câu thơ trong bài thơ luật Đường. Hai câu thơ niêm với nhau khi tiếng thứ hai của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc.
+ Vần cả bài thơ chỉ hiệp theo một vần (còn gọi là độc vận), vần gieo ở cuối câu thơ đầu và cuối các câu chẵn (vần chân), vần được sử dụng thường là vần bằng.
+ Nhịp: cách ngắt nhịp thường là 2/2/3 hoặc 4/3.
+ Đối: Cách đặt câu sóng đôi sao cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau.
3. Ví dụ một số tác phẩm thơ Đường luật
- Qua đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan)
- Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt)
- Chạy gặc (Nguyễn Đình Chiểu)
- Ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến
- ….
4. Cách đọc hiểu một văn bản thơ Đường luật
Khi đọc hiểu bài thơ Đường luật, các em cần chú ý:
- Xác định thể thơ được sử dụng trong bài thơ.
- Xác định chủ thể trữ tình trong bài thơ
- Xác định phương thức biểu đạt, phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ
- Xác định cách gieo vần trong bài thơ
- Xác định đề tài của bài thơ
- Nêu nội dung chính của đoạn thơ, bài thơ
- Xác định và nêu ý nghĩa của hình ảnh được sử dụng trong đoạn thơ, bài thơ
- Chỉ ra và nêu hiệu quả của nghệ thuật đối được sử dụng trong câu thơ, bài thơ
- Bài thơ gửi tới người đọc bức thông điệp nào?
5. Một số bài tập liên quan đến thể loại thơ Đường luật.
5.1. Trắc nghiệm
Câu 1: Thơ Đường luật là:
A. Xuất hiện thời trung đại ở Việt Nam (thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú).
B. Xuất hiện thời Đường ở Trung Quốc (thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú).
C. Xuất hiện thời nhà Đường ở Trung Quốc (thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn).
D. Xuất hiện thời Đường ở Trung Quốc (thất ngôn bát cú, song thất lục bát).
Đáp án: B
Câu 2: Đặc điểm nổi bật của thơ Đường luật:
A. Hình ảnh thơ có tính ước lệ, tượng trưng cao chứa đựng tâm sự cảm xúc của tác giả về thời cuộc và thân phận con người.
B. Hình ảnh thơ chân thực, hàm súc chứa đựng tâm sự cảm xúc của tác giả về thời cuộc và thân phận con người.
C. Hình ảnh thơ gợi cảm chứa đựng tâm sự cảm xúc của tác giả về thời cuộc và thân phận con người.
D. Hình ảnh thơ tươi sáng chứa đựng tâm sự cảm xúc của tác giả về thời cuộc và thân phận con người.
Đáp án: A
Câu 3: Quy tắc gieo vần của thơ Đường luật:
A. Thông thường chỉ gieo một vần là vần trắc ở cuối các câu 1,2,4 (với thơ tứ tuyệt), câu 1, 2, 4, 6, 8 (với thơ bát cú).
B. Thông thường chỉ gieo một vần là vần bằng ở cuối các câu 1,2,4 (với thơ tứ tuyệt), câu 1, 2, 4, 6, 8 (với thơ bát cú).
C. Thông thường chỉ gieo một vần là vần bằng ở giữa các câu 1,2,4 (với thơ tứ tuyệt), câu 1, 2, 4, 6, 8 (với thơ bát cú).
D. Thông thường chỉ gieo một vần lưng ở các câu 1,2,4 (với thơ tứ tuyệt), câu 1, 2, 4, 6, 8 (với thơ bát cú).
Đáp án: B
Câu 4. Dòng nào nói đúng nguyên tắc cố định của một bài thơ Đường luật?
A. Hai câu 3 và 4 phải “đối” nhau và hai câu 7, 8 cũng “đối” nhau.
B. Hai câu 1 và 2 phải “đối” nhau và hai câu 5, 6 cũng “đối” nhau.
C. Hai câu 3 và 4 phải “đối” nhau và hai câu 5, 6 cũng “đối” nhau.
D. Đối ở cặp câu bất kỳ trong bài.
Đáp án: C
Câu 5: Đối trong thơ Đường thường được hiểu là:
A. Sự tương phản (về nghĩa kể cả từ đơn, từ ghép, từ láy) bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ. Đối chữ: danh từ đối danh từ, động từ đối động từ.
B. Đối thường được hiểu là sự tương phản về hình, bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ.
C. Đối chữ: danh từ đối danh từ, động từ đối động từ.
D. Sự tương phản về thanh điệu bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ.
Đáp án: A
Câu 6: Thơ Nôm Đường luật là:
A. Những bài thơ được viết bằng chữ tượng hình theo thể luật Đường.
B. Những bài thơ được viết bằng chữ Nôm theo thể luật Đường.
C. Những bài thơ được viết bằng từ Hán Việt theo thể luật Đường.
D. Những bài thơ được dịch từ tiếng Hán theo thể luật Đường.
Đáp án: B
Câu 7. Những bài thơ nào sau đây thuộc thơ Nôm Đường luật?
A. Những bài thơ không tuân thủ luật Đường và cả những bài thơ có phá cách (có xen câu ngũ ngôn, lục ngôn vào bài thơ thất ngôn).
B. Những bài thơ sáng tạo luật Đường hoàn chỉnh có xen câu ngũ ngôn, lục ngôn vào bài thơ thất ngôn.
C. Những bài thơ tuân thủ luật Đường hoàn chỉnh và cả những bài thơ có phá cách (có xen câu ngũ ngôn, lục ngôn vào bài thơ thất ngôn).
D. Những bài thơ tuân thủ luật Đường hoàn chỉnh và cả những bài thơ có phá cách (có xen song thất lục bát).
Đáp án: C
Câu 8: Hai câu thơ nào trong bài thơ Đường luật có chức năng khép bài nhưng thường không khép kín mà gợi ý có khi gợi ra một ý mới?
A. Hai cầu đề.
B. Hai câu thực.
C. Hai câu luận.
D. Hai câu kết.
Đáp án: D
Câu 9: Hai câu thơ nào trong bài thơ Đường luật phải làm cho người đọc thấy được “cái thần” của bài thơ và hàm ý gợi ra nội dung ở các phần tiếp sau?
A. Hai cầu đề.
B. Hai câu thực.
C. Hai câu luận.
D. Hai câu kết.
Đáp án: A
Câu 10: Hai câu thơ nào trong bài thơ Đường luật thường dùng nghệ thuật đối và có nhiệm vụ bình luận, nhận định?
A. Hai cầu đề.
B. Hai câu thực.
C. Hai câu luận.
D. Hai câu kết.
Đáp án: C
5.2. Tự luận
Bài tập 1: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn trang đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?
(Bà Huyện Thanh Quan, Dẫn theo SGK Văn 8 NXBGD)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8:
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A.Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
B. Thất ngôn bát cú Đường luật
C. Ngũ ngôn
D. Lục bát
Câu 2: Bài thơ được gieo vần gì?
A.Vần lưng
B. Vần chân
C. Vần liền
D. Vần cách
Câu 3: Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì?
A.Vui mừng, phấn khởi
B. Xót xa, sầu tủi
C. Buồn, ngậm ngùi
D. Cả ba phương án trên
Câu 4: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A.Nghị luận kết hợp biểu cảm
B. Biểu cảm kết hợp tự sự
C. Miêu tả kết hợp tự sự
D. Biểu cảm kết hợp miêu tả
Câu 5: Nội dung của bài thơ là gì?
A. Tâm trạng buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái của người lữ khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết.
B. Tâm trạng hân hoan, vui sướng khi nhớ về quê nhà
C. Nhớ tiếc một thời vàng son của Thăng Long cũng là trở về cội nguồn của dân tộc, tự hào về sức sống và nền văn hiến Đại Việt
D. Hoài niệm về những tàn dư thủa trước
Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng nhất về thơ của Bà Huyện Thanh Quan?
A.Trang nhã, đậm chất bác học và thấm đẫm niềm hoài cổ.
B.Trẻ trung, mạnh mẽ đầy hơi thở dân gian.
C. Ngôn ngữ bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày.
D.Trang nhã, đậm chất bác học.
Câu 7: Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Chiều hôm nhớ nhà?
A. Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình
B. Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả
C. Lời thơ trang nhã, sử dựng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ man mác, hoài cổ
D. Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc
Câu 8: Căn cứ vào nội dung bài thơ cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình?
A. Lòng tự trọng
B. Yêu nhà, yêu quê hương
C. Sự hoài cổ
D. Cả ba ý trên
Câu 9: Việc sử dụng nhiều từ Hán Việt mang lại giá trị lớn cho bài thơ. Hãy phân tích điều đó qua đoạn văn (5 – 7 dòng).
Câu 10: Từ nội dung của bài thơ, em hãy nêu rõ vai trò của quê hương đối với mỗi người. (Trả lời khoảng 5-7 dòng)
Đáp án:
Câu 1: B
Câu 2: B
Câu 3. C
Câu 4. D
Câu 5. A
Câu 6. A
Câu 7. C
Câu 8. B
Câu 9. Trong bài thơ "Chiều hôm nhớ nhà" của Bà Huyện Thanh Quan, tác giả đã sử dụng nhiều từ Hán Việt. Từ việc sử dụng những từ này đã mang lại nhiều giá trị lớn cho bài thơ. Từ cách chọn đề tài buổi chiều tâm trạng nhớ nhà cũng khiến thấy được khung cảnh cổ diển. Các từ Hán Việt của nữ thi sĩ đã mở ra một thế giới muôn đời. Các từ Hán Việt còn được đặt ở những vị trí khá " đắt". Bài thơ một lần nữa khẳng định phong cách thơ thanh nhã, trang trọng của bà khi tác giả sử dụng thành công một hệ thống từ Hán Việt.
Câu 10. Trong bài thơ "Chiều hôm nhớ nhà", quê hương có vai trò quan trọng đối với mỗi người. Quê hương là nơi sinh ra, lớn lên và gắn bó với mỗi cá nhân. Nó là nguồn cảm hứng, là nơi gắn kết tình cảm và ký ức. Quê hương mang đến cho mỗi người sự an lành, ấm áp và tự hào về nguồn gốc của mình. Nó là nơi mỗi người trở về sau những chuyến đi xa, nơi mỗi người tìm thấy sự bình yên và tình thân thuộc. Quê hương còn là nơi mỗi người hướng về, khát khao trở về sau những khó khăn và thử thách trong cuộc sống.
Bài tập 2: Đọc bài thơ sau:
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom
(Tự tình I - Hồ Xuân Hương)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ tự do
B. Thơ thất ngôn tứ tuyệt
C. Thơ lục bát
D. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật
Câu 2: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ in đậm.
A. Phép đối
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Câu 3: Hai câu thơ “Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom/ Oán hận trông ra khắp mọi chòm” thể hiện tâm trạng gì của nhân vật trữ tình?
A. Oán hận
B. Hạnh phúc
C. Vui vẻ
D. Nhớ nhung
Câu 4: Trong câu thơ “Thân này đâu đã chịu già tom”, từ “Thân này” chỉ ai?
A. Người đọc
B. Nguyễn Khuyến
C. Nguyễn Du
D. Hồ Xuân Hương
Câu 5. Từ láy “văng vẳng” trong câu thơ “Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom” gợi cảm giác về điều gì?
A. Tiếng trống thưa thớt, xa xắm
B. Thời gian càng trở nên khuya khoắt hơn
C. Một không gian rộng và tĩnh mịch
D. Nhỏ bé, ít ỏi
Câu 6: Đọc bài thơ, anh (chị) nhận thấy khát vọng gì của Hồ Xuân Hương?
A. Khát vọng công danh, sự nghiệp
B. Khát vọng hạnh phúc lứa đôi
C. Khát vọng cuộc sống ấm no
D. Khát vọng được đi ngao du sơn thủy
Câu 7: Sự giống nhau trong tâm trạng của Hồ Xuân Hương thể hiện trong hai bài thơ “Tự tình I” và “Tự tình II” là:
A. Sự căm thù chế độ phong kiến thối nát
B. Buồn tủi, xót xa, phẫn uất trước duyên phận
C. Sự thách thức cuộc đời
D. Buồn đau, chán chường vì cuộc đời nhạt nhẽo, vô vị.
Câu 8. Xác định ý nghĩa nhan đề “Tự tình”.
Câu 9. Câu thơ “Thân này đâu đã chịu già tom” thể hiện điều gì trong tính cách, con người của nhân vật trữ tình?
Câu 10. Từ bài thơ “Tự tình II”, anh (chị) hãy viết 5- 7 dòng nhận xét về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến?
Đáp án:
Câu 1. D
Câu 2. A
Câu 3. A
Câu 4. D
Câu 5. C
Câu 6. B
Câu 7. B
Câu 8. Ý nghĩa nhan đề:
- Tự bộc lộ tâm tư, tình cảm một cách trực tiếp. Đó là lời tự bạch, tự trải lòng mình của Hồ Xuân Hương
- Bài thơ Tự tình I chính là nỗi đau của Hồ Xuân Hương cũng như những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Câu 9. Câu thơ “Thân này đâu đã chịu già tom” thể hiện cá tính, sự mạnh mẽ, ngang tàng, quyết liệt của Hồ Xuân Hương.
Câu 10. Thân phận người phụ nữ qua bài thơ "Tự tình II" làm ta thấy thương cảm vô cùng. Người phụ nữ phải sống trong sự cô đơn, đau khổ. Kiếp chồng chung khiến người phụ nữ càng thêm phần đáng thương. Họ không có được cho mình ánh sáng, hi vọng và niềm tin. Cuộc đời họ chỉ mãi quẩn quanh và sống trong đơn độc. Họ tự ý thức về nỗi buồn ấy. Và dù làm thế nào thì họ cũng phải chấp nhận cuộc đòi trôi nổi, đáng thương ấy!
Bài tập 3: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi.
THUẬT HỨNG, SỐ 3
Nguyễn Trãi
Một cày một cuốc thú nhà quê,
Áng cúc lan chen vãi đậu kê.
Khách đến chim mừng hoa xẩy rụng,
Chè tiên nước ghín nguyệt đeo về.
Bá Di người rặng thanh là thú,
Nhan Tử ta xem ngặt ấy lề.
Hễ tiếng dữ lành tai quản đắp,
Cầu ai khen liễn lệ ai chê.
(Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976, tr. 411-412)
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Phương thức biểu đạt của văn bản là gì?
Câu 3. Bài thơ cho thấy tâm sự gì của Nguyễn Trãi?
Câu 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
Một cày một cuốc thú nhà quê,
Áng cúc lan chen vãi đậu kê.
Câu 5. Thông điệp nào từ bài thơ có ý nghĩa nhất với em?
Đáp án:
Câu 1. Thể thơ của bài thơ trên là: Thất ngôn bát cú Đường luật.
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là: Phương thức biểu cảm.
Câu 3: Bài thơ cho thấy tâm sự của Nguyễn Trãi về khi cáo quan về ở ẩn. Bài thơ miêu tả cuộc sống ẩn dật, thanh nhàn của Nguyễn Trãi nơi thôn quê với những công việc, những thú vui giản dị, nho nhã.
Câu 4:
Trong hai câu thơ sau:
Một cày một cuốc thú nhà quê,
Áng cúc lan chen vãi đậu kê.
- Biện pháp tu từ được sử dụng là: Liệt kê.
Những sự vật được liệt kê là: Một cày, một cuốc, thú nhà quê, áng cúc, lan chen, vãi đậu kê.
- Tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê giúp làm cho việc diễn đạt hiệu quả hơn, khiến cho người đọc dễ hiểu hơn. Biện pháp liệt kê còn làm tăng tính biểu cảm, biểu đạt cho bài thơ. Nêu được đầy đủ những hình ảnh gắn bó với đời sống của người dân lao động bình dị, chân quê. Qua đó thể hiện tâm hồn thanh nhàn, hòa hợp với thiên nhiên, tránh xa những vinh hoa hư ảo, nơi xô bồ, toan tính khi làm quan.
Câu 5:
Thông điệp từ bài thơ Thuật hứng số 3 có ý nghĩa nhất với em là thái độ sống tích cực của tác giả Nguyễn Trãi. Ông luôn có thái độ tích cực trong mọi hoàn cảnh, khi cáo quan về ở ẩn ông sống vô ưu, lòng không vướng bận trước những chuyện thị phi lành dữ, khen chê ở cuộc sống xô bồ, hư vinh. Nguyễn Trãi hoà mình với thiên nhiên tươi đẹp, sống cuộc sống ẩn dật, bình dị với những thú vui tao nhã. Qua đây ta cũng thấy được nhà thơ là người có tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và mỗi chúng ta đều nên học tập thái độ sống tích cực và lối sống thanh bạch của nhà thơ.
Bài tập 4: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
NGÔN CHÍ
Am trúc hiên mai ngày tháng qua,
Thị phi nào đến cõi yên hà.
Bữa ăn dầu có dưa muối,
Áo mặc nài chi gấm là.
Nước dưỡng cho thanh trì thưởng nguyệt,
Đất cày ngõ ải lảnh ương hoa.
Trong khi hứng động vừa đêm tuyết,
Ngâm được câu thần dặng dặng ca.
(Nguyễn Trãi – Toàn tập, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, tr. 396)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản?
Câu 2. Dựa vào văn bản, chỉ ra các dòng thơ lục ngôn.
Câu 3. Xác định từ ngữ thể hiện lối sống giản dị của nhà thơ ở dòng 3, 4.
Câu 4. Anh/chị hiểu nội dung 2 dòng thơ 5, 6 như thế nào?
Câu 5. Theo anh/chị nhà thơ muốn bộc lộ, giãi bày tâm trạng, tình cảm gì qua sự miêu tả cuộc sống nơi thôn quê?
Câu 6. Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với anh/chị rút ra từ văn bản trên.
Đáp án:
Câu 1.
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là: Biểu cảm.
Câu 2.
Các dòng thơ lục ngôn là:
“Bữa ăn dầu có dưa muối;
Áo mặt nài chi gấm là”
Câu 3.
Từ ngữ thể hiện lối sống giản dị của nhà thơ ở hai dòng thơ 3, 4 là: “có dưa muối”, “nài chi gấm là”.
Câu 4. Nội dung hai dòng thơ 5, 6 là: Khi chúng ta nuôi dưỡng được những ý thức tốt đẹp thì chúng ta sẽ được hưởng nó.
Câu 5. Theo em, nhà thơ muốn bộc lộ sự giản dị và tình thương yêu với quê hương.
Câu 6.
Bài học ý nghĩa nhất đối với em là sự giản dị trong lối sống. Sự giản dị đó sẽ giúp ta có cuộc sống tốt đẹp hơn, giúp ta thanh lọc tâm hồn, nuôi dưỡng tinh thần.
Bài tập 5: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới
Đất Vị Hoàng
Có đất nào như đất ấy không?
Phố phường tiếp giáp với bờ sông.
Nhà kia lỗi phép con khinh bố,
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.
Keo cú người đâu như cứt sắt,
Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng.
Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh,
Có đất nào như đất ấy không?
(Trần Tế Xương,Tuyển tập thơ trung đại, NXB Văn học, 2012)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 7:
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A.Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
B. Thất ngôn bát cú Đường luật
C. Ngũ ngôn
D. Lục bát
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính trong bài thơ là gì?
A. Biểu cảm
B. Miêu tả
C. Tự sự
D. Nghị luận
Câu 3: Bài thơ có giọng điệu như thế nào?
A. Vui mừng, phấn khởi
B. Trào phúng, mỉa mai
C. Buồn, ngậm ngùi
D. Cả ba phương án trên
Câu 4: Bài thơ đã nêu lên những thực trạng gì của xã hôi?
A. Con khinh bố
B. Vợ chửi chồng
C. Con người keo kiệt, tham lam
D. Cả 3 phương án trên
Câu 5: Câu thơ “Keo cú người đâu như cứt sắt” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. Nhân hóa
B. Ẩn dụ
C. So sánh
D. Hoán dụ
Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng nhất về con người Tú Xương?
A. Là con người tài năng, cá tính, phóng túng
B. Là nhà Nho khuôn phép, trung thành với các lễ nghi, khuôn khổ
C. Là người ngông nghênh, ngất ngưởng
D. Là con người bản lĩnh, anh hung.
Câu 7: Hai câu thơ sau nói về điều gì
Keo cú người đâu như cứt sắt,
Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng.
A. Nói về những câu chuyện đáng buồn trong xã hội
B. Nói về những kẻ hằn học, thù oán người khác
C. Nói về những người keo kiệt, tham lam trong xã hội
D. Nói về những thói hư tật xấu trong xã hội
Câu 8: Phân tích ý nghĩa của câu hỏi tu từ trong bài thơ trên
Câu 9: Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ
Câu 10: Từ nội dung bài thơ, anh/chị hãy viết đoạn văn khoảng 5-7 dòng nêu suy nghĩ của bản thân về việc giữ gìn những giá trị văn hóa, đạo đức của dân tộc
Đáp án:
Câu 1. B
Câu 2: A
Câu 3: B
Câu 4: D
Câu 5. C
Câu 6. A
Câu 7. C
Câu 8. Ý nghĩa của câu hỏi tu từ trong bài thơ:
- Câu hỏi tu từ ở đầu và cuối bài tạo nên kết câu vòng tròn gợi cảm giác luẩn quẩn, bế tắc trước thực tại
- Ý nghĩa: Câu hỏi cất lên như một lời đay nghiến, vừa xót xa đau đớn, vừa căm giận khinh bỉ cái xã hội bị đồng tiền chi phối, cái xã hội ta tàu lẫn lộn, bị xuống cấp, suy đồi về đạo đức.
Câu 9. Tâm trạng của nhân vật trữ tình
- Tú Xương đau cho nỗi đau quê nhà, xót cho thói đời đen bạc, buồn cho cảnh đất nước bị mất chủ quyền, quê cũ làng xưa đổi thay, bao chuyện đau lòng ngày một thêm nhiều cứ bày ra.
- Thể hiện sự kinh bỉ,căm hận châm biếm, lên án, phê phán những thói hư tật xấu, sự xuống cấp về đạo đức của một xã hội kim tiền
Nhận xét: Tâm trạng của nhân vật trữ tình đã cho ta thấy tấm lòng của một người yêu quê hương, yêu đất nước rất đáng trân trọng
Câu 10. Bản sắc văn hóa là một phần không thể thiếu của mỗi dân tộc. Nó là một mảnh ghép quan trọng trong sự đa dạng và phong phú của nền văn hoá thế giới. Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc có ý nghĩa thiêng liêng và quý giá, bởi vì nó là sản phẩm của lịch sử và kinh nghiệm sống của nhiều thế hệ. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa là một nhu cầu lớn, vì nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân và nền văn hoá của chúng ta. Bản sắc văn hóa còn giúp chúng ta giữ vững những giá trị, tín ngưỡng, phong tục và lễ nghi truyền thống của dân tộc. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên tính nhân văn và tình yêu quê hương của mỗi người.
Xem thêm các bài viết về định nghĩa và khái niệm môn Văn chọn lọc, hay khác:
- Thơ trào phúng là gì?
- Truyện thơ dân gian là gì?
- Truyện thơ nôm là gì?
- Thơ văn Nguyễn Trãi
- Thơ văn Nguyễn Du
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)