Truyện thơ dân gian là gì (chi tiết nhất)

Bài viết Truyện thơ dân gian là gì chi tiết nhất, đầy đủ khái niệm, đặc điểm, cách đọc hiểu & bài tập có đáp án chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm về Truyện thơ dân gian.

Truyện thơ dân gian là gì (chi tiết nhất)

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

1. Khái niệm truyện thơ dân gian

- Truyện thơ dân gian là tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, phản ánh số phận và khát vọng của con người về hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội.

2. Đặc điểm truyện thơ dân gian

- Truyện thơ dân gian mang các đặc điểm của văn học dân gian: sáng tác tập thể, phương thức lưu truyền chủ yếu bằng con đường truyền miệng, mang tính nguyên hợp.

- Truyện thơ dân gian có sự kết hợp giữa tự sự (yếu tố truyện) và trữ tình (yếu tố thơ).

+ Dựa trên cơ sở này, truyện thơ dân gian có thể chia thành hai nhóm:

        o  Nhóm tự sự - trữ tình (yếu tố tự sự nổi trội hơn): thường hướng vào đề tài, chủ đề những người nghèo khổ, bất hạnh; ước mơ công lí, chính nghĩa.

        o  Nhóm trữ tình – tự sự (yếu tố trữ tình nổi trội hơn): thường hướng vào đề tài, chủ đề tình yêu lứa đôi

+ Căn cứ vào đề tài, chủ đề, có thể chia truyện dân gian thành ba nhóm chính: tình yêu lứa đôi; những người nghèo khổ, bất hạnh; ước mơ công lí, chính nghĩa.

Quảng cáo

- Cốt truyện của truyện thơ dân gian thường gồm ba phần: Gặp gỡ - Thử thách (hoặc Tai biến) – Đoàn tụ.

+ Ở nhóm truyện tự sự - trữ tình, nhiều tác phẩm có cốt truyện giống truyện cổ tích (do truyện dân gian tiếp biến từ truyện cổ tích).

+ Ở nhóm truyện thơ trữ tình – tự sự, tác phẩm thường có kết cấu: Gặp gỡ (yêu nhau, thề nguyền, đính ước,…) – Thử thách (cha mẹ ngăn cấm, ép giả,…) – Đoàn tụ (nơi trần gian hoặc thế giới bên kia).

- Nhân vật của truyện thơ dân gian thường được phân theo loại (tốt – xấu, thiện – ác), được miêu tả qua những biểu hiện bên ngoài (diện mạo, hành động, lời nói) và qua tâm trạng.

- Ngôn ngữ trong truyện thơ dân gian đậm chất dân ca, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, nhạc điệu và các biện pháp tu từ.

3. Ví dụ một số tác phẩm truyện thơ dân gian

+ Dân tộc Tày, Nùng có: Nam Kim – Thị Đan; Trần Châu; Quảng Tân – Ngọc Lương; Kim Quế; Chuyện chim sáo; Vượt biển;... 

Quảng cáo

+ Dân tộc Thái có: Tiễn dặn người yêu; Chàng Lúa – nàng Ủa; Khăm Panh;... 

+ Dân tộc Mường có: Út Lót – Hồ Liêu; Nàng Nga – Hai Mối; Nàng Ờm – chàng Bồng Hương;... 

+ Dân tộc Mông có: Tiếng hát làm dâu; Nàng Dợ – Chà Tăng;... 

+ Dân tộc Chăm có: Hoàng tử Um Rúp và cô gái chăn dê; Têva Mưnô;...

+ Dân tộc Khơ-me có: Si Thạch; Tum Tiêu;...

- ….

4. Cách đọc hiểu một văn bản truyện thơ dân gian

Khi đọc hiểu truyện thơ dân gian, các em cần chú ý:

+ Tìm hiểu để biết được bối cảnh của đoạn trích.

+ Xác định được chủ đề của đoạn trích.

+ Các nhân vật gồm những ai và mối quan hệ giữa họ như thế nào?

+ Nội dung và ý nghĩa của đoạn trích có gì sâu sắc?

+ Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích, đặc biệt là nghệ thuật tự sự (diễn biến sự việc), miêu tả tâm lí (diễn biến nội tâm), nghệ thuật sử dụng ngôn từ, các biện pháp nghệ thuật khác, …

Quảng cáo

5. Một số bài tập liên quan đến thể loại truyện thơ dân gian

5.1. Trắc nghiệm

Câu 1: Truyện thơ dân gian thường có đặc điểm gì?

A. Được sáng tác bằng văn vần, có cốt truyện rõ ràng.

B. Thường ngắn gọn, không có cốt truyện.

C. Không có yếu tố truyền miệng.

D. Chỉ có nhân vật thần thoại, không có nhân vật đời thường.

Đáp án: A

Câu 2: Chủ đề chính của truyện thơ dân gian thường là gì?

A. Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên.

B. Kể về các vị thần sáng tạo thế giới.

C. Tái hiện cuộc sống, ước mơ của nhân dân.

D. Chỉ tập trung vào tình yêu đôi lứa.

Đáp án: C

Câu 3: Truyện thơ "Tiễn dặn người yêu" là của dân tộc nào?

A. Mường

B. Thái

C. Tày

D. Nùng

Đáp án: B

Câu 4. Truyện thơ dân gian Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ thể loại nào?

A. Truyện cổ tích

B. Truyện ngụ ngôn

C. Thơ ca trữ tình

D. Trường ca dân gian

Đáp án: D

Câu 5: Nhân vật chính trong truyện thơ dân gian thường thuộc tầng lớp nào?

A. Vua chúa, quý tộc

B. Thần thánh, yêu quái

C. Người bình dân, lao động

D. Những nhân vật huyền thoại

Đáp án: C

Câu 6: Truyện thơ dân gian thường được lưu truyền bằng cách nào?

A. Ghi chép lại thành văn bản ngay từ đầu

B. Kể miệng qua nhiều thế hệ

C. Chỉ được biểu diễn trên sân khấu

D. Chỉ xuất hiện trong sách giáo khoa

Đáp án: B

Câu 7. Truyện thơ "Khun Lú – Nàng Ủa" là của dân tộc nào?

A. Chăm

B. Ê Đê

C. Thái

D. Ba Na

Đáp án: C

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải của truyện thơ dân gian?

A. Được sáng tác bằng văn vần.

B. Mang tính chất tự sự và trữ tình.

C. Nội dung chủ yếu kể về các vị thần sáng tạo thế giới.

D. Phản ánh cuộc sống và tâm tư của nhân dân.

Đáp án: C

Câu 9: Thể loại truyện thơ dân gian thường có đặc điểm gì về ngôn ngữ?

A. Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, giàu hình ảnh, mang đậm tính dân gian.

B. Chỉ dùng từ ngữ bác học, mang tính triết lý cao.

C. Chủ yếu là ngôn ngữ đối thoại, không có lời kể.

D. Sử dụng hoàn toàn từ Hán Việt, ít có yếu tố dân gian.

Đáp án: A

Câu 10: Truyện thơ dân gian khác với truyện cổ tích ở điểm nào?

A. Được sáng tác bằng văn vần, có nhịp điệu.

B. Không có yếu tố thần kỳ.

C. Chỉ kể về cuộc sống vua chúa, quan lại.

D. Không có nhân vật chính diện và phản diện.

Đáp án: A

5.2. Tự luận

Bài 1: Đọc văn bản sau: 

… 

Thương ngón tay thon thả lá hành

Nhớ lời nguyện ước đinh ninh

Khăng khăng son sắt mối tình còn đeo

Nhớ như gà con theo nhặt tấm

Như nắm xôi nóng bọc lá tươi

 

Những mong là “đó” thả trôi

Là  “ đơm” bạn quý người hôi mất “ lờ”

Anh đã lo mà lo không đủ

Tính chi li lẫn lú tính sai

Túm hai cái núm một “chài”

 

Đêm đêm quăng trượt ra ngoài bờ sông

Như một kẻ đôi lòng khó nghĩ

Suy một mình thêm bí không cùng

Đã không nên vợ nên chồng

Muốn ăn dưa, cố rào vườn chẳng nên

 

Nào ai ngỡ là em tình phụ

Như hoa tươi mãi rú rừng xa

Ước như tay Vượn dài ra

Hóa là tay Cóc khó qua bìa rừng

Ước có phép như Rồng biến hóa

 

Biến em yêu thành vợ trong buồng

Lên trời đậu ngọn cây thơm

Bay tìm xem thử “ mệnh” nàng ra sao

Mệnh nàng đâu ta cầu gần lại

Mệnh nàng xa mấy “sải” cũng co

(Mạc Phi, Tiễn dặn người yêu, NXB Văn hóa, 1961)

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu 2. Đoạn trích trên là lời của nhân vật nào?

Câu 3. Xác định một biện pháp tu từ trong những câu thơ sau?

Bay tìm xem thử “mệnh” nàng ra sao

Mệnh nàng đâu ta cầu gần lại

Mệnh nàng xa mấy “sải” cũng co

Câu 4. Hai câu thơ sau thể hiện tâm trạng gì của chàng trai?

Anh đã lo mà lo không đủ

Tính chi li lẫn lú tính sai

Câu 5. Cách đặt tên nhân vật chính trong văn bản trên là “ anh yêu”, “em yêu” có ý nghĩa gì?

Câu 6. Biện pháp tu từ so sánh  trong những câu thơ sau có tác dụng gì khi thể hiện tình cảm của chàng trai?

Thương ngón tay thon thả lá hành

Nhớ lời nguyện ước đinh ninh

Khăng khăng son sắt mối tình còn đeo

Nhớ như gà con theo nhặt tấm

Như nắm xôi nóng bọc lá tươi

Câu 7. Cách xây dựng nhân vật trong truyện thơ có điểm gì khác so với các nhân vật trong các thể loại  khác  như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích?

Câu 8.Theo em, qua đoạn trích trên, tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp gì? Thông điệp ấy còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay không?

Đáp án:

Câu 1. Biểu cảm

Câu 2. Chàng trai

Câu 3. Phép điệp

Câu 4. Nỗi đau đớn xót xa, dằn vặt, tiếc nuối của chàng trai  khi phải xa cách người yêu.

Câu 5. Cách đặt tên nhân vật chính trong văn bản trên là “anh yêu”, “em yêu” có ý nghĩa:

- Thể hiện tâm hồn thơ mộng, dạt dào tình cảm của con người dân tộc Thái

- Phù hợp với diễn biến câu chuyện với chủ đề tình yêu đôi lứa.

Câu 6. Tác dụng của biện pháp tu từ:

- Tăng sức gợi hình gợi cảm trong diễn đạt

- Thể hiện tâm trạng khổ đau, nỗi nhớ nhung của chàng trai khi xa cách cô gái.

Câu 7. Cách xây dựng nhân vật trong truyện thơ có điểm khác so với các nhân vật trong các thể loại  khác  như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích:

- Nhân vật trong thần thoại, cổ tích, là kiểu nhân vật chức năng, nhân vật hành động, nhân vật số phận

- Nhân vật trong truyện thơ là nhân vật được miêu tả với thế giới nội tâm sâu sắc, có sức sống nội tại riêng như một con người có thật mang ý nghĩa nhất định.

Câu 8.

- Thông điệp: Thể hiện khát vọng tự do trong tình yêu, hôn nhân và niềm khát khao hạnh phúc, khát vọng giải phóng khỏi những hủ tục của đồng bào dân tộc Thái.

- Thông điệp còn có ý nghĩa trong cuộc sống hôm nay.

Bài 2: Đọc đoạn trích sau:

Lược dẫn: Cô gái và chàng trai yêu nhau nhưng bố mẹ cô gái lại ham giàu, gả cô cho một người khác. Đoạn trích dưới đây nói về tâm trạng và hành động của cô gái khi biết tin cha mẹ đã gả mình cho một người mà mình không yêu.

Nghĩ đến anh mà nát ruột gan

Như nặn nến sáp không nên

Như ôm cây to không xuể

Em lập cập chạy vào đằng quản

Cất tiếng xa gần trách chú:

– “Giúp cháu với bác trai gái nhà trên

Giúp cháu với ơi chú ơi thím nhà dưới!”

– “Chúng ta không giúp nổi cháu ơi!

Ta đã ăn gói trầu nhỏ người mang tới gửi

Gói cau con người mang tới dạm

Dây trầu không người đã tới cuốn leo!”

Em yêu lại kêu:

– “Giúp tôi với hỡi chị em dâu rể trong nhà!”

Chị em dâu rể trong nhà cũng đáp:

– “Không giúp được em ơi!

Ta cũng ăn gói trầu nhỏ người mang tới gửi

Gói cau con người mang tới dạm

Dây trầu không người đã tới cuốn leo!”

Nghe chim cu trên ngọn cây cúc cu:

“Cũng đừng khóc cô ơi!

Cây tre nó thành giấy

Cây nứa nó thành ống

Con gái thành nàng dâu

Bố gả chồng cho đừng chối cô à!”

[…]

Lời đã trao lời liền như chiếc chiếu

Lời chắc đanh như dao sắc chặt dong

Như lá dong kia đã lót ủ men nồng

Dẫu van xin cha cũng không buông không thả

Ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa

Bằng con chẫu chuộc thôi.

(Trích Tiễn dặn người yêu – Xống chụ xon xao, Mạc Phi dịch và giới thiệu, Nxb Văn học, Hà Nội, 1973)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Nhân vật chính của đoạn trích trên là:

A. Cô gái

B. Chàng trai

C. Chú thím

D. Chị em dâu rể

Câu 2. Đoạn trích trên nói về đề tài gì?

A. Gia đình

B. Hôn nhân

C. Chiến tranh

D. Lễ hội

Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai dòng thơ: “Ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa/ Bằng con chẫu chuộc thôi”?

A. Ẩn dụ

B. Hoán dụ

C. Nhân hóa

D. So sánh

Câu 4. Đoạn trích trên sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 5. Phát biểu nào sau đây nói về tâm trạng của nhân vật “em” trong đoạn trích? Tâm trạng hạnh phúc

A. Tâm trạng đau khổ

B. Tâm trạng nuối tiếc

C. Tâm trạng giận dữ

Câu 6. Đoạn trích gián tiếp phê phán tập tục gì trong xã hội xưa?

A. Mê tín dị đoan

B. Tin vào số mệnh

C. Hôn nhân sắp đặt

D. Thách cưới nặng nề

Câu 7. Phát biểu nào sau đây nói về nội dung khái quát của đoạn trích?

A. Tình yêu tươi đẹp của cô gái và chàng trai

B. Sự đổ vỡ trong cuộc sống gia đình

C. Nỗi đau khổ khi bị ép buộc trong tình yêu

D. Sự đối xử bất công đối với người phụ nữ

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8. Bạn rút ra được thông điệp gì cho bản thân sau khi đọc đoạn trích trên?

Câu 9. Nêu chủ đề của đoạn trích?

Câu 10. Từ nội dung đoạn trích, bạn có suy nghĩ gì về những hậu quả của tục lệ hôn nhân ép buộc? (Viết khoảng 5 – 7 dòng)

Đáp án:

Câu 1. A Cô gái

Câu 2. B Hôn nhân

Câu 3. D So sánh

Câu 4. A Ngôi thứ nhất

Câu 5. B Tâm trạng đau khổ

Câu 6. C Hôn nhân sắp đặt

Câu 7. C Nỗi đau khổ khi bị ép buộc trong tình yêu

Trả lời câu hỏi sau: 

Câu 8.

Học sinh được tự do rút ra thông điệp, miễn là tích cực và liên quan đến nội dung câu chuyện. Tham khảo:

– Cha mẹ không nên ép buộc con cái trong tình yêu

– Cần tuyên truyền, nâng cao ý thức về tự do yêu đương, bài trừ các hủ tục không còn phù hợp với xã hội hiện đại

Câu 9.

Chủ đề của đoạn trích: Đoạn trích là nỗi lòng đau khổ của cô gái khi bị gả bán cho người mà mình không yêu. Đoạn trích thể hiện sự đồng cảm, xót thương đối với cô gái nói riêng và những người phụ nữ bị ép buộc tình duyên nói chung; đồng thời phê phán những hủ tục hôn nhân sắp đặt trong xã hội cũ. 

Câu 10.

Hôn nhân ép buộc là một tình huống mà một hoặc cả hai bên trong một mối quan hệ hôn nhân không được đồng ý hoặc không tự nguyện tham gia. Điều này có thể xảy ra vì áp lực gia đình, xã hội, hoặc do các yếu tố khác, và những hậu quả của hôn nhân ép buộc có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến cả hai bên và gia đình. Một trong những hậu quả đáng kể của hôn nhân ép buộc là sự không hạnh phúc và bất mãn trong cuộc sống hôn nhân. Các vấn đề như bạo lực gia đình, căng thẳng tâm lý và giảm chất lượng cuộc sống có thể xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe và trạng thái tinh thần của tất cả mọi người liên quan. Để có một mối quan hệ hôn nhân lành mạnh và hạnh phúc, sự tự nguyện và sự đồng thuận là cần thiết.

Bài 3: Đọc văn bản sau:

KHUN LÚA – NÁNG ỦA

(CHÀNG LÚA – NÀNG ỦA)

(Truyện thơ dân tộc Thái)

(Trích)

Nàng rời chàng buồn đau theo mẹ

Đường về quê vắng vẻ quạnh buồn

Vời trông nào thấy người thương

240-Trời âm thầm tỏa màn sương mịt mùng

Vào cánh rừng trông chừng xa khuất

Nàng như cuồng ngã vật nằm queo

Bà Nàng cuống sợ nhào theo

Ôm con nhớn nhác giữa đèo nhờ ai ?

245-Nhờ chim Én cánh dài tìm Lú

Kể ngọn ngành, Chàng sợ đi ngay

Đây rồi Chàng gọi, Chàng lay

-Hỡi ôi, Vía Ủa có hay chăng về

Anh đây mà, dậy đi Em hỡi

250-Ngượi vợ yêu anh đợi anh mong

“Hà hơi” Chàng bế Chàng bồng

Giật mình choàng tỉnh Nàng bừng cơn mê

-Anh yêu quí , chết đi cho khuất

Sống chia lìa, lay lắt anh ơi !

255-Van Nàng, Mẹ mới nên lời :

-Sợ Cha bắt “chém” cả đôi chẳng nề !

Khun Lú mới vỗ về Nàng Ủa :

Gắng hãy về chớ quá buồn đau

Mặc cho kẻ lượn bên rào

260-Có trời chứng giám ta nào phụ nhau !

Nàng về những âu sầu buồn bã

Nước mắt thì lã chã kêu gào

Người Cha sôi giận tuôn trào

- Hễ mày còn bướng thì tao chặt đầu!

265 - Vừa lúc Tạo thăm Dâu đã đến

Mẹ mắng con, im ỉm trong buồng

Nàng Ủa xinh đẹp ngậm buồn

Khóc thương Chàng Lú chẳng còn thiết chi.

(Bản diễn Nôm “Khun Lú – Náng Ủa” của Nguyễn Khôi dài 452 câu thơ đã được Nhà xuất bản Văn Hóa Dân Tộc in và phát hành 1100 cuốn, tại Hà Nội tháng 9 - 1997)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Đặc điểm của truyện thơ trong văn bản trên là:

A. Có sự việc, cốt truyện, được kể bằng văn vần

B. Có sự việc, cốt truyện, nhân vật và được kể bằng văn vần

C. Có sự việc, cốt truyện và được kể bằng ngôi thứ ba

D. Có sự việc, cốt truyện và có lời đối thoại

Câu 2. Tâm trạng của cô gái được thể hiện trong đoạn truyện thơ trên là:

A. Buồn đau khổ sở, âu sầu, nước mắt lã chã rơi khi không thể ở bên cạnh người mình yêu

B. Nhẹ nhõm như trút được gánh nặng lấy chàng trai nghèo khó

C. Suy nghĩ về tương lai của chính mình

D. Gào khóc thảm thiết, mong muốn ở bên người mình yêu

Câu 3. Đoạn thoại sau thể hiện nội dung gì:

Giật mình choàng tỉnh Nàng bừng cơn mê

- Anh yêu quí, chết đi cho khuất

Sống chia lìa, lay lắt anh ơi!

A. Nàng Ủa mong chàng Lú quên mình đi

B. Nàng Ủa quyết định tìm tới cái chết để bảo vệ tình yêu của hai người

C. Nàng Ủa gửi lời tới chàng Lú thà rằng mình chết đi còn phải chịu cảnh sống chia lìa, lay lắt

D. Nàng Ủa không còn cách nào khác ngoài việc tìm đến cái chết để chứng minh tình yêu

Câu 4. Người cha thể hiện sự ngăn cấm quyết liệt cuộc hôn nhân của Nàng Ủa Chàng Lú như thế nào?

A. Người cha quyết từ mặt con

B. Người cha dọa sẽ chặt đầu nếu không nghe lời

C. Người cha sẽ bỏ nhà ra đi

D. Người cha sẽ giết chàng Lú

Câu 5. Tâm trạng của chàng trai thể hiện qua câu thơ sau là gì?

- Hỡi ôi, Vía Ủa có hay chăng về

Anh đây mà, dậy đi Em hỡi

250 - Ngượi vợ yêu anh đợi anh mong

“Hà hơi” Chàng bế Chàng bồng

A. Thất vọng vì sự dại dột của nàng Ủa

B. Lo lắng sợ rằng nàng Ủa không bao giờ tỉnh lại

C. Hoảng loạn, lo sợ vì nghĩ mình đã khiến nàng Ủa bất tỉnh

D. Xót xa, lo lắng, đầy yêu thương gọi nàng Ủa tỉnh dậy

Câu 6. Những hành động trong đoạn thơ cho thấy được tình cảm của chàng Lú dành cho nàng Ủa là:

A. Sợ đi tìm ngay, chàng gọi, chàng lay, vỗ về nàng, khuyên nhủ nàng chớ quá buồn đau

B. Sợ đi tìm ngay, vỗ về nàng, khuyên nhủ nàng và cùng nàng về xin phép gia đình một lần nữa

C. Vỗ về nàng, chăm sóc nàng tận tình khi nàng bị ngất đi

D. Vỗ về, khuyên nhủ và an ủi nàng, hẹn gặp lại nàng duyên ở kiếp sau

Câu 7. Theo kết cấu của truyện thơ dân gian, đoạn trích trên nằm ở phần nào?

A. Gặp gỡ, yêu nhau và kết duyên

B. Bị gia đình ngăn cấm, đôi lứa chia lìa

C. Trải qua nhiều khó khăn, trắc trở

D. Đoàn tụ, sum vầy

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8. Cảm nhận của em về tâm trạng của nàng Ủa qua đoạn thơ

Nàng rời chàng buồn đau theo mẹ

Đường về quê vắng vẻ quạnh buồn

Vời trông nào thấy người thương

…..

Nàng như cuồng ngã vật nằm queo

….

Nàng về những âu sầu buồn bã

Nước mắt thì lã chã kêu gào

Người Cha sôi giận tuôn trào

- Hễ mày còn bướng thì tao chặt đầu!

265 - Vừa lúc Tạo thăm Dâu đã đến

Mẹ mắng con, im ỉm trong buồng

Nàng Ủa xinh đẹp ngậm buồn

Khóc thương Chàng Lú chẳng còn thiết chi.

Câu 9. Mặc dù cũng đau đớn buồn khổ như nàng Ủa nhưng chàng Lú vẫn khuyên nàng Ủa trở về và đừng quá buồn đau. Theo em, vì sao lại như vậy?

Câu 10. Bằng đoạn văn khoảng 10 câu, em hãy phân tích và cảm nhận tình cảm của chàng Lú và nàng Ủa trong đoạn trích trên.

Đáp án:

Câu 1. B

Câu 2.

Câu 3.

Câu 4. B

Câu 5. D

Câu 6. A

Câu 7. B

Câu 8.

- Tâm trạng buồn khổ, đau đớn của cô gái khi không thể ở bên người mình yêu

Liệt kê một số biểu hiện:

Đường về quê vắng vẻ quạnh buồn

Vời trông nào thấy người thương

Nàng về những âu sầu buồn bã

Nước mắt thì lã chã kêu gào

Nàng Ủa xinh đẹp ngậm buồn

Khóc thương Chàng Lú chẳng còn thiết chi.

Câu 9. Chàng Lú không muốn làm khó người mình yêu, khuyên nàng về để tránh cho cha nàng tức giận, dù có thể nào thì vẫn luôn yêu và hết lòng thủy chung với nàng Ủa

Câu 10.

Trong văn bản "Chàng Lú - Nàng Ủa", tình cảm giữa chàng Lú và nàng Ủa là một tình yêu sâu sắc, chân thành nhưng cũng đầy khắc khoải và trắc trở. Chàng Lú, dù là một người dân tộc thiểu số, chân chất, mộc mạc nhưng luôn yêu thương nàng Ủa hết lòng. Tình cảm của chàng dành cho nàng không chỉ là sự say đắm, mà còn là sự tôn trọng và hy sinh. Còn nàng Ủa, dù yêu thương chàng, nhưng vì những rào cản xã hội và sự khác biệt về địa vị, nàng không thể hoàn toàn trao trọn trái tim. Sự tương phản giữa tình yêu chân thành và những khó khăn trong mối quan hệ này thể hiện rõ qua những chi tiết trong câu chuyện. Tình yêu của họ không phải là một mối tình lãng mạn đơn thuần mà là một cuộc đấu tranh giữa tình cảm và hoàn cảnh, giữa khát khao yêu thương và những giới hạn khó vượt qua. Sự hy sinh của chàng Lú, dù chưa thể hoàn thành mơ ước được sống bên nàng, vẫn để lại trong lòng người đọc cảm giác về một tình yêu mãnh liệt, đầy khát khao nhưng cũng đầy đau thương.

Bài 4: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Bốn phương mây kéo mù trời,
Chàng đi, Nàng Ủa lệ rơi suốt ngày.
Đêm về lặng lẽ sầu cay,
Bóng trăng in gối, tóc bay lững lờ.
Người đi biền biệt xa mờ,
Nàng Ủa thương nhớ đợi chờ héo hon.
Trông về khum lúa đầu non,
Lúa vàng như thắp nỗi buồn trong tim.

(Trích "Khum Lúa - Nàng Ủa", truyện thơ dân gian Thái)

Câu 1. Đoạn thơ trên thuộc thể loại nào của văn học dân gian? Nêu một đặc điểm của thể loại đó.

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ trên.

Câu 4. Qua đoạn thơ, em cảm nhận được điều gì về tâm trạng của Nàng Ủa?

Câu 5. Hình ảnh Nàng Ủa gợi cho em liên tưởng đến nhân vật nào trong văn học Việt Nam? Hãy nêu một nhân vật cụ thể và phân tích điểm tương đồng.

Câu 6. Tình yêu trong truyện thơ dân gian phản ánh điều gì về quan niệm tình cảm của người xưa? Em hãy trình bày suy nghĩ của mình.

Đáp án:

Câu 1.

- Đoạn thơ thuộc thể loại truyện thơ dân gian.

- Đặc điểm nổi bật của truyện thơ dân gian:

+ Là thể loại tự sự dân gian được sáng tác bằng thơ, chủ yếu theo thể lục bát hoặc song thất lục bát.

+ Kết hợp giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự, phản ánh đời sống, tình yêu, hôn nhân, gia đình và xã hội.

+ Mang đậm yếu tố dân gian, thường gắn với đời sống văn hóa của các dân tộc.

Câu 2.

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Biểu cảm

- Đoạn thơ chủ yếu thể hiện cảm xúc đau buồn, nhớ nhung của Nàng Ủa khi tiễn biệt người yêu.

Câu 3. Biện pháp nghệ thuật và tác dụng:

- Hình ảnh ẩn dụ:

+ “Bốn phương mây kéo mù trời” → Gợi không khí ảm đạm, tâm trạng đau buồn của Nàng Ủa.

+ “Lúa vàng như thắp nỗi buồn trong tim” → Hình ảnh lúa vàng không chỉ miêu tả cảnh vật mà còn thể hiện nỗi nhớ nhung day dứt của nàng.

- Điệp ngữ và điệp cấu trúc câu:

+ “Người đi biền biệt xa mờ, / Nàng Ủa thương nhớ đợi chờ héo hon” → Nhấn mạnh sự chờ đợi, nhớ thương vô vọng.

Câu 4. Cảm nhận về tâm trạng của Nàng Ủa:

- Nàng Ủa đau buồn, sầu muộn khi tiễn biệt người yêu.

- Cảm xúc nhớ nhung, chờ đợi và sự cô đơn thể hiện rõ qua hình ảnh thiên nhiên (mây mù, bóng trăng, khum lúa).

- Nỗi nhớ da diết khiến nàng héo hon, trở nên yếu đuối và tuyệt vọng.

Câu 5. Nhân vật tương đồng trong văn học Việt Nam:

- Nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều (Nguyễn Du): Giống như Nàng Ủa, Thúy Kiều cũng chịu cảnh chia ly đầy đau đớn với Kim Trọng. Kiều nhớ thương, chờ đợi trong vô vọng, giống như Nàng Ủa khắc khoải mong người yêu trở về.

- Nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ): Vũ Nương cũng là một người phụ nữ thủy chung, son sắt, nhưng số phận bất hạnh vì bị hiểu lầm và phải chịu cảnh xa cách với chồng con.

Câu 6. Quan niệm về tình yêu trong truyện thơ dân gian:

- Tình yêu thủy chung: Nhân vật nữ luôn một lòng một dạ, sẵn sàng hy sinh vì người mình yêu.

- Nỗi đau chia ly: Chia ly là một chủ đề quen thuộc, thể hiện nỗi buồn của con người trước hoàn cảnh éo le.

- Ảnh hưởng của số phận: Nhân vật nữ trong truyện thơ dân gian thường chịu nhiều thiệt thòi, số phận đau khổ do xã hội phong kiến ràng buộc.

- Suy nghĩ cá nhân: Ngày nay, tình yêu vẫn đề cao sự chung thủy, nhưng người phụ nữ có quyền lựa chọn và quyết định hạnh phúc của mình hơn so với thời xưa.

Bài 5: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

"Con chẳng muốn đi làm dâu,
Nhà người xa lạ, sợ sầu đắng cay.
Quê hương con núi xanh, mây trắng,
Bên người lạ, ai thấu lòng con?"

(Trích "Tiếng hát làm dâu" – Truyện thơ dân gian Mông)

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.

Câu 2. Hình ảnh "núi xanh, mây trắng" trong đoạn thơ gợi lên điều gì?

Câu 3. Nỗi lòng của người con gái trong đoạn thơ được thể hiện như thế nào?

Câu 4. Em có suy nghĩ gì về tục "cướp vợ" và thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa qua đoạn thơ trên?

Đáp án:

Câu 1.

- Thể thơ: Thơ lục bát dân gian (đặc trưng bởi nhịp 6/8, phổ biến trong truyện thơ của các dân tộc thiểu số).

Câu 2.

- Hình ảnh "núi xanh, mây trắng" tượng trưng cho quê hương thanh bình, yên vui, gắn bó với người con gái.

- Đây cũng là biểu tượng của tự do, đối lập với cảnh "nhà người xa lạ" nơi cô sắp phải đến làm dâu.

Câu 3.

- Nỗi lòng của người con gái: buồn bã, lo lắng, sợ hãi vì phải xa quê hương, đến nơi xa lạ làm dâu.

- Cô không muốn rời xa gia đình, lo sợ cuộc sống mới sẽ khổ cực, cay đắng.

Câu 4.

- Đoạn thơ phản ánh tục "cướp vợ" và quan niệm hôn nhân ép buộc của dân tộc Mông.

- Phụ nữ không có quyền quyết định hạnh phúc, phải chấp nhận cuộc hôn nhân do gia đình sắp đặt.

- Thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa chịu nhiều bất công, không được tự do yêu đương hay lựa chọn hạnh phúc.

Xem thêm các bài viết về định nghĩa và khái niệm môn Văn chọn lọc, hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học