Thơ trào phúng là gì (chi tiết nhất)

Bài viết Thơ trào phúng là gì chi tiết nhất, đầy đủ khái niệm, đặc điểm, cách đọc hiểu & bài tập có đáp án chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm về Thơ trào phúng.

Thơ trào phúng là gì (chi tiết nhất)

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

1. Khái niệm thơ trào phúng

- Thơ trào phúng là một thể thơ sử dụng thủ pháp trào phúng, dùng tiếng cười để xây dựng tư tưởng, tình cảm cho con người, chống lại cái xấu xa, lạc hậu, thoái hóa, rởm đời, hoặc để đả kích, vạch mặt kẻ thù, đánh vào những tư tưởng, hành động mang bản chất thù địch với con người.

2. Đặc điểm thơ trào phúng

- Về nội dung, thơ trào phúng dùng tiếng cười để phê phán những cái chưa hay chưa đẹp hoặc cái tiêu cực, xấu xa,… nhằm hướng con người tới các giá trị thẩm mĩ, nhân văn hoặc lí tưởng sống cao đẹp.

- Về nghệ thuật, thơ trào phúng thường sử dụng biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nói quá,… tạo ra tiếng cười khi hài hước, mỉa mai, châm biếm nhẹ nhàng; lúc đả kích mạnh mẽ, sâu cay.

3. Ví dụ 1 số tác phẩm thơ trào phúng

- Tiến sĩ giấy, Chế học trò ngủ gật, Ông phỗng đá,… (Nguyễn Khuyến)

- Năm mới chúc nhau, Ông cò, Bợm già,… (Tú Xương)

- ….

Quảng cáo

4. Cách đọc hiểu một văn bản thơ trào phúng

- Khi tìm hiểu một bài thơ trào phúng, cần chú ý:

+ Xác định và phân tích những thủ pháp nghệ thuật trào phúng.

+ Làm rõ tình cảm, cảm xúc của tác giả, chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ.

5. Một số bài tập liên quan đến thể loại thơ trào phúng.

5.1. Trắc nghiệm

Câu 1: Thơ trào phúng là một bộ phận sáng tác văn học đặc thù, mà đối tượng miêu tả, thể hiện của nó là?

A. Sự hoàn hảo của con người, cuộc sống

B. Sự bất toàn của con người, cuộc sống

C. Sự bất công của giai cấp

D. Sự công bằng của giai cấp

Đáp án: B

Quảng cáo

Câu 2: Phương tiện đặc sắc mà thơ trào phúng sử dụng để chống lại cái bất toàn của con người, xã hội là gì?

A. Tiếng hét

B. Tiếng hát

C. Tiếng khóc

D. Tiếng cười

Đáp án: D

Câu 3: Một số giọng điệu cơ bản của tiếng cười trong thơ trào phúng là?

A. Hài hước

B. Mỉa mai – châm biếm

C. Đả kích

D. Tất cả đáp án trên

Đáp án: D

Câu 4. Tiếng cười có vai trò như thế nào trong việc đầy lùi cái xấu, hướng mỗi con người đến những giá trị cao đẹp hơn?

A. Cần thiết

Quảng cáo

B. Không cần thiết

C. Quan trọng

D. Không quan trọng

Đáp án: A

Câu 5: Thơ trào phúng là thơ nhứ thế nào?

A. Là thơ mang đến tiếng cười từ việc đưa ra cái chưa hay, chưa đẹp, xấu xa... và lên án chúng

B. Là thơ mang đến tiếng cười từ việc đưa ra cái chưa hay, chưa đẹp, xấu xa... và lên án chúng, tạo nên những tiếng cười châm biếm, trào phúng

C. Là thơ mang đến tiếng cười từ việc tạo nên những tiếng cười châm biếm, trào phúng

D. Là thơ mang đến tiếng cười

Đáp án: B

Câu 6: Một bài thơ trào phúng có giá trị là bài thơ

A. Nêu lên được những điều đang lên án trong xã hội, để có thể sửa chữa và đi đến một xã hội tốt hơn

B. Chỉ cần đọc hay

C. Chỉ cần mang đến tiếng cười

D. Không cần nêu lên những điều đáng lên án

Đáp án: A

Câu 7.  Nghệ thụt mà thơ trào phúng hay sử dụng là

A. So sánh

B. So sánh, ẩn dụ, nói quá, phóng đại,...

C. Ẩn dụ

D. Nói quá

Đáp án: B

Câu 8: Thơ trào phúng là một bộ phận sáng tác văn học đặc thù, mà đối tượng miêu tả, thể hiện của nó là?

A. Sự hoàn hảo của con người, cuộc sống

B. Sự bất toàn của con người, cuộc sống

C. Sự bất công của giai cấp

D. Sự công bằng của giai cấp

Đáp án: B

Câu 9: Giọng điệu hài hước trong thơ trào phúng như thế nào?

A. Là cách đùa cợt nhẹ nhàng cùng những yếu tố khác lạ phóng túng, phá vỡ các khuôn khổ quen thuộc

B. Là cách tạo ra những yếu tố vô lí hoặc thiếu lô-gic, đảo lộn trật tự thông thường tạo nên tiếng cười phê phán, thanh lọc những thói xấu như thói tự mãn, kiêu căng, đạo đức giả, keo kiệt,…

C. Là một cấp độ khác của tiếng cười trào phúng, thường mang giọng điệu phủ nhận gay gắt đối tượng, thể hiện quan niệm nhân sinh, đạo đức của tác giả.

D. Tất cả đáp án trên

Đáp án: A

Câu 10: Giọng điệu đả kích trong thơ trào phúng như thế nào?

A. Là cách đùa cợt nhẹ nhàng cùng những yếu tố khác lạ phóng túng, phá vỡ các khuôn khổ quen thuộc

B. Là cách tạo ra những yếu tố vô lí hoặc thiếu lô-gic, đảo lộn trật tự thông thường tạo nên tiếng cười phê phán, thanh lọc những thói xấu như thói tự mãn, kiêu căng, đạo đức giả, keo kiệt,…

C. Là một cấp độ khác của tiếng cười trào phúng, thường mang giọng điệu phủ nhận gay gắt đối tượng, thể hiện quan niệm nhân sinh, đạo đức của tác giả.

D. Tất cả đáp án trên

Đáp án: C

5.2. Tự luận

Câu 1: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới

Đất Vị Hoàng

Có đất nào như đất ấy không?

Phố phường tiếp giáp với bờ sông.

Nhà kia lỗi phép con khinh bố,

Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.

Keo cú người đâu như cứt sắt,

Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng.

Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh,

Có đất nào như đất ấy không?

(Trần Tế Xương,Tuyển tập thơ trung đại, NXB Văn học, 2012)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 7:

1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A.Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

B. Thất ngôn bát cú Đường luật

C. Ngũ ngôn

D. Lục bát

2: Phương thức biểu đạt chính trong bài thơ là gì?

A. Biểu cảm

B. Miêu tả

C. Tự sự

D. Nghị luận

3: Bài thơ có giọng điệu như thế nào?

A. Vui mừng, phấn khởi

B. Trào phúng, mỉa mai

C.  Buồn, ngậm ngùi

D. Cả ba phương án trên

4: Bài thơ đã nêu lên những thực trạng gì của xã hôi?

A. Con khinh bố

B. Vợ chửi chồng

C. Con người keo kiệt, tham lam

D. Cả 3 phương án trên

5: Câu thơ “Keo cú người đâu như cứt sắt” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. Nhân hóa

B. Ẩn dụ

C. So sánh

D. Hoán dụ

6: Nhận định nào sau đây đúng nhất về con người Tú Xương?

A. Là con người tài năng, cá tính, phóng túng

B. Là nhà Nho khuôn phép, trung thành với các lễ nghi, khuôn khổ

C. Là người ngông nghênh, ngất ngưởng

D. Là con người bản lĩnh, anh hung.

7: Hai câu thơ sau nói về điều gì

Keo cú người đâu như cứt sắt,

Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng.

A. Nói về những câu chuyện đáng buồn trong xã hội

B. Nói về những kẻ hằn học, thù oán người khác

C. Nói về những người keo kiệt, tham lam trong xã hội

D. Nói về những thói hư tật xấu trong xã hội

8: Phân tích ý nghĩa của câu hỏi tu từ trong bài thơ trên

9: Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ

10: Từ nội dung bài thơ, anh/chị hãy viết đoạn văn khoảng 5-7 dòng nêu suy nghĩ của bản thân về việc giữ gìn những giá trị văn hóa, đạo đức của dân tộc

Đáp án:

1: B

2: A

3. B

4. D

5. C

6. A

7. C

8. Ý nghĩa của câu hỏi tu từ trong bài thơ:

- Câu hỏi tu từ ở đầu và cuối bài tạo nên kết câu vòng tròn gợi cảm giác luẩn quẩn, bế tắc trước thực tại

- Ý nghĩa: Câu hỏi cất lên như một lời đay nghiến, vừa xót xa đau đớn, vừa căm giận khinh bỉ cái xã hội bị đồng tiền chi phối, cái xã hội ta tàu lẫn lộn, bị xuống cấp, suy đồi về đạo đức.

9. Tâm trạng của nhân vật trữ tình

- Tú Xương đau cho nỗi đau quê nhà, xót cho thói đời đen bạc, buồn cho cảnh đất nước bị mất chủ quyền, quê cũ làng xưa đổi thay, bao chuyện đau lòng ngày một thêm nhiều cứ bày ra.

- Thể hiện sự kinh bỉ,căm hận châm biếm, lên án, phê phán những thói hư tật xấu, sự xuống cấp về đạo đức của một xã hội kim tiền

Nhận xét: Tâm trạng của nhân vật trữ tình đã cho ta thấy tấm lòng của một người yêu quê hương, yêu đất nước rất đáng trân trọng

10.

Con người không tự dưng mà khôn lớn, mà trưởng thành cả về thể chất và tinh thần. Chúng ta cần trải qua quá trình tôi luyện bản thân và học hỏi nhiều điều hay lẽ phải từ cuộc sống, từ xã hội, đặc biệt là từ giá trị văn hóa, đạo đức của dân tộc. Chính vì thế, những người học sinh chúng ta là chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần phải tìm hiểu và có vốn kiến thức nhất định về bản sắc văn hóa dân tộc của đất nước mình. Bên cạnh đó, tích cực quảng bá những nét đẹp văn hóa đó đến với bạn bè năm châu để mọi người được biết đến. Mỗi người một hành động nhỏ cùng chung tay bảo vệ, giữ gìn bản sắc một chút thì đất nước ngày càng phát triển tốt đẹp hơn.

Câu 2: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

THƯƠNG VỢ

Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên, hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng, mười mưa, dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:

Có chồng hờ hững cũng như không!

(Trần Tế Xương,Tuyển tập thơ trung đại, NXB Văn học, 2012)

1. Bài thơ trên thuộc thể thơ gì?

2. Xác định chủ đề của bài thơ trên.

3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

4. Từ ngữ nào trong câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” có giá trị miêu tả ngoại hình bà Tú? Ý nghĩa của hình ảnh đó?

5: Từ hình tượng bà Tú trong văn bản Thương vợ em có suy nghĩ gì về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Đáp án:

1: Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

2: Thương vợ là bức chân dung chân thực về người vợ đảm đang, chịu thương, chịu khó, là hình tượng tiêu biểu cho người phụ nữ truyền thống Việt Nam: tháo vát, cần cù, lam lũ và giàu đức hy sinh. Đồng thời thể hiện tình cảm thương quý, biết ơn của nhà thơ đối với vợ.

3: Nghệ thuật của 2 câu thơ

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

- Sử dụng lối nói dân gian một cách sáng tạo.

- Sử dụng từ láy giàu giá trị gợi hình biểu cảm.

- Sử dụng biện pháp đảo ngữ và nghệ thuật đối.

→ Tác dụng: Thể hiện sự hoá thân của đối tượng trữ tình thành “thân cò”, làm nổi bật cái vất vả đảm đang của bà Tú và ẩn sau câu chữ vẫn là tấm lòng nhà thơ với cái nhìn ái ngại, cảm thông.

4:

- Từ ngữ có giá trị miêu tả ngoại hình bà Tú: thân cò (lam lũ, vất vả, chịu thương, có phần xót xa, tội nghiệp xuất hiện trong cái rợn ngợp của cả không gian và thời gian).

- Trong ca dao hình ảnh con cò thường dùng để chỉ người phụ nữ trong xã hội cũ. Ở đây Tú Xương đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ để chỉ sự lam lũ cực nhọc của bà Tú.

5. Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến qua hình ảnh bà Tú:

- Người phụ nữ Việt Nam luôn cần cù, chăm chỉ lao động trong cuộc sống dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, có khó khăn đến đâu.

- Dù cuộc sống, công việc của họ có gặp phải nhiều khó khăn nhưng ở họ vẫn luôn giữ được tinh thần lạc quan, sự cần mẫn, chăm chỉ vốn có của mình.

- Họ là những người không được lựa chọn cuộc đời, số phận cho mình, họ chỉ được cách chấp nhận số phận của mình được người khác sắp đặt và cố gắng hòa nhập với cuộc sống ấy.

- Người phụ nữ Việt Nam dù có gặp phải người chồng hờ hững hay tệ bạc cũng vẫn luôn giữ cho mình nhân phẩm cao đẹp vốn có để chấp nhận và cùng chung sống.

Câu 3: Đọc văn bản sau:  

TỰ TRÀO*

Nguyễn Khuyến**

Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang,
Chẳng gầy, chẳng béo, chỉ làng nhàng.
Cờ đương dở cuộc không còn nước1,
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng2.
Mở miệng nói ra gàn bát sách3,
Mềm môi4 chén mãi tít cung thang.
Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ,
Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng5.

(Thơ văn Nguyễn Khuyến, Hoàng Hữu Yên sưu tầm, NXB Giáo dục Việt Nam 1990)

(*) Tự trào: tự châm biếm, chế giễu.

(**) Nguyễn Khuyến: quê ở xã Yên Đổ (Hà Nam) từng đỗ đầu ba kì thi. Ông làm quan trong thời kì lịch sử rối ren nên sớm cáo quan về ở ẩn. Thơ ông thể hiện niềm tâm sự u buồn của một nhà nho yêu nước, thương dân nhưng bất lực với thời cuộc.

(1) nước: một bước đi quân trong trò chơi cờ, ý nói thời cuộc diễn biến dở chừng mà nước đã mất, bế tắc như thế cờ bí.

(2) chạy làng: bỏ cuộc giữa chừng, chối bỏ trách nhiệm, để chỉ việc chưa trọn đời làm quan mà bỏ về ở ẩn như con bạc chạy làng.

(3) gàn bát sách: chỉ những người nói dở nói gàn, hành động và suy nghĩ trái với lẽ thường.

(4) mềm môi: ý chỉ uống rượu say mềm môi.

(5) bia xanhbảng vàng: theo chế độ thi cử thời xưa người đỗ tiến sĩ được ghi họ tên lên bảng nền vàng vẽ rồng hoặc khắc tên vào bia đá để vinh danh.

Thực hiện các yêu cầu:

1. Văn bản được viết theo thể thơ nào?

2Từ làng nhàng trong câu thơ Chẳng gầy, chẳng béo, chỉ làng nhàng, có tác dụng như thế nào trong việc tự phác hoạ bức chân dung tác giả?

3. Câu thơ Mềm môi chén mãi tít cung thang thể hiện thái độ gì của nhà thơ trước xã hội đương thời?

4Nhận xét về giọng điệu tự trào được thể hiện trong hai dòng thơ cuối (trình bày khoảng 3-5 dòng). 

Đáp án:

1. Văn bản được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

2. Từ làng nhàng trong câu thơ Chẳng gầy, chẳng béo, chỉ làng nhàng, có tác dụng gợi tả dáng vẻ hơi gầy, có ý chế giễu vóc dáng bản thân khi tác giả tự phác hoạ chân dung mình.

3: Câu thơ Mềm môi chén mãi tít cung thang thể hiện thái buồn chán của tác giả.

4: Giọng điệu tự trào trong hai dòng thơ cuối là tiếng cười mỉa mai, châm biếm. Nghĩ về mình, nhà thơ thấy đáng cười vì bản thân bình thường mà vẫn được ghi vào bia xanh, bảng vàng khoa cử.

Câu 4: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

ÔNG PHỖNG ĐÁ

Ông đứng làm chi đó hỡi ông?

Mà trơ như đá vững như đồng!

Đêm ngày gìn giữ cho ai đó,

Non nước đầy vơi có biết không?

(Nguyễn Khuyến, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 14, Đặng Đức Siêu sưu tầm, biên soạn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr. 1187)

1. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

2. Hai thành ngữ trơ như đá, vững như đông được dùng trong bài thơ có tác dụng gì?

3. Tác giả muốn thể hiện điều gì khi sử dụng đến hai câu hỏi trong một bài thơ ngắn?

4. Tác giả dùng hình tượng ông phỗng đá nhằm châm biếm, đả kích đối tượng nào trong xã hội lúc bấy giờ?

5: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

6: Hình ảnh non nước đầy vơi hàm chứa ý nghĩa gì?

7: Nêu hiệu quả của việc sử dụng các câu hỏi tu từ trong thơ?

8. Theo anh/chị, bài thơ gửi đến người đọc thông điệp gì?

Đáp án:

1.

– Bài thơ được sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

2.

– Các thành ngữ trơ như đá, vững như đồng có tính hình tượng cao, thể hiện sự khẳng định mạnh mẽ của tác giả về tính chất không thay đổi của nhân vật.

3. Em chú ý khai thác hiệu quả nghệ thuật của hai câu hỏi trong bài thơ. Tác giả sử dụng đến hai câu hỏi trong một bài thơ ngắn vì muốn:

– Thể hiện sự hoài nghi về giá trị sự tồn tại của nhân vật.

– Đặt câu hỏi nhưng không hẳn để hỏi, mà nhằm mục đích khác (cảm thán, chê trách, chế giễu nhân vật).

4.

Hình tượng ông phỗng đá là một ẩn dụ, có thể tượng trưng cho nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, đối tượng mà bài thơ muốn châm biếm, đả kích là những người không chịu hành động trong thời khắc có liên quan tới vận mệnh của đất nước (“non nước đầy vơi”).

5: Nhân vật trữ tình trong bài thơ: Ông Phỗng đá

6: Hình ảnh non nước đầy vơi hàm chứa ý nghĩa: xã hội phong kiến đang có sự biến động, thực dân Pháp xâm lược, triều đình bạc nhược, các phong trào đấu tranh yêu nước bị dập tắt.

7: Sử dụng các câu hỏi tu từ nhằm thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm trước sự thờ ơ, vô cảm, vô trách nhiệm của đám quan lại, triều đình phong kiến trước sự suy vong của đất nước.

8: Thông điệp bài thơ gửi tới: Phản ánh thực trạng đau thương của đất nước và đánh thức tinh thần trách nhiệm của quan lại, triều đình phong kiến để giữ gìn, bảo vệ đất nước.

Câu 5:  Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

Năm mới chúc nhau

Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:

Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.

Phen này ông quyết đi buôn cối,

Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.

 

Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:

Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu?

Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc,

Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.

 

Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:

Đứa thời mua tước, đứa mua quan.

Phen này ông quyết đi buôn lọng,

Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.

 

Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:

Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.

Phố phường chật hẹp, người đông đúc,

Bồng bế nhau lên nó ở non.

 

Bắt chước ai ta chúc mấy lời:

Chúc cho khắp hết ở trong đời.

Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước,

Sao được cho ra cái giống người.

- Trần Tế Xương –

1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Thuyết minh

2: Văn bản được viết theo dạng nào của thơ Đường luật?

A. Thơ bát cú

B. Thơ tuyệt cú

C. Thơ bài luật

D. Thơ trường đoản cú

3: Đâu không phải là lời chúc của nhân vật “nó”?

A. Cái sự giàu

B. Cái sự sang

C. Trăm tuổi bạc đầu

D. Cho ra cái giống người

4: Việc sử dụng cặp đại từ “nó- ông” trong văn bản biểu thị thái độ nào của tác giả?

A. Coi thường, khinh rẻ, giểu cợt

B. Coi trọng, nể phục, tán đồng

C. Vui vẻ, phấn khởi.

D. Thất vọng, buồn đau

5: Hiệu quả nghệ thuật của phép đối trong bài thơ là:

A. Làm nổi bật sự khác biệt giữa “ta” với “nó”

B. Tạo sự cân đối, hài hòa cho lời thơ

C. Tạo sự thống nhất về nội dung và hình thức

D. Làm cho câu thơ sinh động, ấp dẫn

6: Nhân vật ông quyết đi buôn lọng là vì:

A. Có lãi cao

B. Nhiều người mua tước, mua quan

C. Đó là nghề của “ông”

D. Thời tiết

7: Vẻ đẹp cơ bản của nhân vật “ta” được bộc lộ qua lời chúc là gì?

A. Hành vi

B. Thái độ

C. Nhận thức

D. Nhân cách

8: Lời chúc năm mới trong văn bản lật tẩy bản chất nào của bọn quan lại?

A. Tham lam, lố bịch, đểu giả

B. Tốt bụng, thanh liêm

C. Thanh liêm, trong sạch, công tư phân minh

D. Tham lam, thương dân

9: Anh/chị nêu hai biểu hiện cụ thể trong nét đẹp văn hóa ngày tết của người Việt.

10: Anh/chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?

Đáp án:

1: C

2: C

3: D

4. A

5. A

6. B

7. D

8. A

9. Nét đẹp văn hóa ngày tết của người Việt:

- Xin chữ, lì xì đầu năm

- Chúc tết đầu năm…

10. Thông điệp tích cực rút ra từ văn bản:

- Luôn giữ gìn nhân cách của mình trong mọi hoàn cảnh

- Có thái độ, quan điểm rõ ràng trước những tiêu cực trong xã hội

- Có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc…

Xem thêm các bài viết về định nghĩa và khái niệm môn Văn chọn lọc, hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học