Trắc nghiệm Hóa học 12 Chân trời sáng tạo Bài 12 (có đáp án): Thế điện cực và nguồn điện hoá học

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 12: Thế điện cực và nguồn điện hoá học có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Hóa 12.

Trắc nghiệm Hóa học 12 Chân trời sáng tạo Bài 12 (có đáp án): Thế điện cực và nguồn điện hoá học

TRẮC NGHIỆM ONLINE

Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.

Câu 1: Mối liên hệ giữa dạng oxi hoá và dạng khử của kim loại M được biểu diễn ở dạng quá trình khử là

Quảng cáo

A. M→Mn++ne.

B. Mn++ne→M.

C. Mn+ →M+ne.

D. M+ne→Mn+.

Câu 2. Kí hiệu cặp oxi hoá-khử ứng với quá trình khử:Fe3++1e→Fe2+

A. Fe3+/Fe2+.

B. Fe2+/Fe.

C. Fe3+/Fe.

D. Fe2+/Fe3+.

Quảng cáo

Câu 3. Trong số các ion: Ag+,Al3+,Fe2+,Cu2+,ion nào có tính oxi hoá mạnh nhất ở điều kiện chuẩn?

A. Ag+.

B. Al3+.

C. Fe2+.

D. Cu2+.

Câu 4. Cho các cặp oxi hoá - khử của các kim loại và thế điện cực chuẩn tương ứng:

Cặp oxi hoá-khử

Li+/Li

Mg2+/Mg

Zn2+/Zn

Ag+/Ag

Thế điện cực chuẩn,V

-3,040

-2,356

-0,762

+0,799

Trong số các kim loại trên,kim loại có tính khử mạnh nhất

A. Li.

B. Mg.

C. Zn.

D. Ag.

Câu 5. Cặp oxi hoá - khử nào sau đây có giá trị thế điện cực chuẩn nhỏ hơn 0?

Quảng cáo

A. Ag+/Ag.

B. Na+/Na.

C. Hg2+/Hg.

D. Cu2+/Cu.

Câu 6. Trong dãy điện hoá của kim loại, khi đi từ trái sang phải, tính oxi hoá của cảc ion kim loại biến đổi như thế nào?

A. Không đổi.

B. Tuần hoàn.

C. Giảm dần.

D. Tăng dần.

Câu 7. Cho thứ tự sắp xếp các cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá: Mg2+/Mg; H2O/H2, OH-; 2H+/H2; Ag+/Ag. Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng ở điều kiện chuẩn?

A. Cho sợi phoi bào Mg vào nước.

B. Cho lá Mg vào dung dịch HCl.

C. Cho lá Ag vào dung dịch H2SO4.

D. Cho sợi Mg vào dung dịch AgNO3.

Quảng cáo

Câu 8. Dự đoán hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi dùng một chiếc thìa bằng đồng khuấy vào cốc chứa dung dịch aluminium nitrate.

A. Chiếc thìa bị phủ một lớp nhôm.

B. Một hỗn hợp đồng và nhôm được tạo thành.

C. Dung dịch trở nên xanh.

D. Không biến đổi hóa học nào xảy ra.

Câu 9. Cho các thông tin sau:

X(s) + YSO4(aq) không có phản ứng

Z(s) + YSO4 (aq) Y(s) + ZSO4 (aq)

Trong đó, X, Y, Z là các kim loại. Dãy nào sau đây sắp xếp đúng các kim loại theo mức độ hoạt động của chúng?

A. Z > Y > X.

B. X > Y > Z.

C. Y > X > Z.

D. Y > Z > X.

Câu 10. Một học sinh thực hiện ba thí nghiệm ở điều kiện chuẩn và quan sát được các hiện tượng sau:

(1) Đồng kim loại không phản ứng được với dung dịch Pb(NO3)2 1M.

(2) Chì kim loại tan trong dung dịch AgNO3 1M và xuất hiện tinh thể Ag.

(3) Bạc kim loại không phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 1M.

Trật tự nào sau đây thể hiện đúng mức độ khử của 3 kim loại ?

A. Cu>Pb>Ag.

B. Pb>Cu>Ag.

C. Cu>Ag>Pb.

D. Pb>Ag>Cu.

Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai.

Câu hỏi. Pin Galvani Zn Cu gồm điện cực kẽm và điện cực đồng được nối với nhau bởi cầu muối (thường chứa dung dịch KCl bão hòa).

a. Khi hoạt động, điện cực Zn bị tan đi.

b. Tại cực dương (cathode) xảy ra sự oxi hóa Zn.

c. Dòng electron di chuyển từ cực Zn sang cực Cu.

d. Khối lượng cực Cu tăng lên so với trước khi hoạt động.

Phần III. Câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn.

Câu 1. Cho pin điện hóa Zn2+/Zn và Cu2+/ Cu. Cho ECu2+/Cuo=0,34V và EZn2+/Zno=0,76V. Sức điện động chuẩn của pin Zn – Cu là bao nhiêu volt ?

Câu2. Sức điện động chuẩn của pin Cu2+/ Cu và Ag+/ Ag là Epinο= 0,46V; Biết ECu2+/Cuο= 0,34V. Thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa – khử Ag+/ Ag là bao nhiêu volt?

TRẮC NGHIỆM ONLINE

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác