Với 13 bài tập trắc nghiệm Bất phương trình bậc nhất hai ẩn Toán lớp 10 có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ
các mức độ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Toán 10.
Câu 6. Nửa mặt phẳng là miền nghiệm của bất phương trình – x + 2 + 2(y – 2) < 2(1 – x) không chứa điểm nào trong các điểm sau:
A. (0; 0);
B. (1; 1);
C. (4; 2);
D. (1; – 1).
Đáp án đúng là: C
Ta có: – x + 2 + 2(y – 2) < 2(1 – x) ⇔ – x + 2 + 2y – 4 < 2 – 2x ⇔ x + 2y < 4.
Xét đáp án A: 0 + 2.0 = 0 < 4, thoả mãn bất phương trình x + 2y < 4, vậy điểm (0; 0) thuộc miền nghiệm của bất phương trình, đáp án A sai.
Đáp án B: 1 + 2.1 = 3 < 4, thoả mãn bất phương trình x + 2y < 4, vậy điểm (1; 1) thuộc miền nghiệm của bất phương trình, đáp án B sai.
Đáp án C: 4 + 2.2 = 8 > 4, không thoả mãn bất phương trình x + 2y < 4, vậy điểm (4; 2) không thuộc miền nghiệm của bất phương trình, đáp án C đúng.
Đáp án D: 1 + 2.( – 1) = – 1 < 4, thoả mãn bất phương trình x + 2y < 4, vậy điểm (1; – 1) thuộc miền nghiệm của bất phương trình, đáp án D sai.
Câu 7. Phần tô đậm trong hình vẽ dưới đây (kể cả đường thẳng d) biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình.
A. – 2x + y ≥ 0;
B. 2x + y ≥ 0;
C. – 2x – y ≥ 1;
D. x + 2y ≥ 0.
Đáp án đúng là: A
Giả sử đường thẳng (d) chia mặt phẳng tọa độ thành hai nửa mặt phẳng có dạng:
y = ax + b. Dễ dàng nhận thấy đường thẳng (d) đi qua hai điểm có tọa độ là (0; 0) và (1; 2). Ta có hệ phương trình
⇒ y = 2x
Vậy đường thẳng có phương trình – 2x + y = 0
Xét điểm A(0; 2) thay vào phương trình đường thẳng ta được: – 2.0 + 2 = 2 > 0.
Vì điểm A(0; 2) thuộc miền nghiệm của bất phương trình. Vậy phần tô đậm biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình – 2x + y ≥ 0 (kể cả đường thẳng d)
Đáp án A đúng.
Quảng cáo
Câu 8. Phần nửa mặt phẳng tô đậm (không kể đường thẳng ∆) trong hình vẽ dưới đây biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình nào?
A. x + y > 2;
B. x – 2 y > 2;
C. x + y > – 2;
D. x – 2y > – 2.
Đáp án đúng là: C
Giả sử đường thẳng (∆) chia mặt phẳng tọa độ thành hai nửa mặt phẳng có dạng:
y = ax + b. Dễ dàng nhận thấy đường thẳng (∆) đi qua hai điểm có tọa độ là (– 2; 0) và (0; – 2). Ta có hệ phương trình
⇒ y = – x – 2
Vậy đường thẳng có phương trình x + y = – 2
Xét điểm O(0; 0) thay vào phương trình đường thẳng ta được 0 + 0 = 0 > – 2.
Vì O(0; 0) thuộc miền nghiệm của bất phương trình. Vậy phần tô đậm biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình x + y > – 2 (không kề đường thẳng ∆)
Đáp án C đúng.
Câu 9. Phần nữa mặt phẳng không bị gạch (không kể đường thẳng d) ở hình dưới đây là miền nghiệm của bất phương trình nào?
A. – x + 2y > 2;
B. 2x – y > – 4;
C. 2x – y > 2;
D. – x + 2y > – 4.
Đáp án đúng là: D
Giả sử đường thẳng (d) chia mặt phẳng tọa độ thành hai nửa mặt phẳng có dạng:
y = ax + b. Dễ dàng nhận thấy đường thẳng (d) đi qua hai điểm có tọa độ là (4; 0) và (0; – 2). Ta có hệ phương trình
⇒ y = x – 2
Vậy đường thẳng có phương trình – x + 2y = – 4.
Xét điểm O(0; 0) thay vào phương trình đường thẳng ta có: – 0 + 2.0 = 0 > – 4.
Vì O(0; 0) thuộc miền nghiệm của bất phương trình. Vậy phần nửa mặt phẳng không bị gạch biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình – x + 2y > – 4
Đáp án D đúng.
Câu 10. Phần nữa mặt phẳng không bị gạch (không kể đường thẳng d) ở hình dưới đây là miền nghiệm của bất phương trình nào?
A. 2x + y > 1;
B. 2x + y > – 1;
C. x + 2y > 1;
D. x + 2y > – 1.
Đáp án đúng là: A
Giả sử đường thẳng (d) chia mặt phẳng tọa độ thành hai nửa mặt phẳng có dạng:
y = ax + b. Dễ dàng nhận thấy đường thẳng (d) đi qua hai điểm có tọa độ là và (0; 1). Ta có hệ phương trình
⇒ y = – 2x + 1
Vậy đường thẳng có phương trình 2x + y = 1.
Xét điểm O(0; 0) thay vào phương trình đường thẳng ta có: 2.0 + 0 = 0 < 1.
Vì O(0; 0) không thuộc miền nghiệm của bất phương trình. Vậy phần nửa mặt phẳng không bị gạch biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình 2x + y > 1
Đáp án A đúng.
Phần II. Trắc nghiệm đúng - sai
Câu hỏi. An thích ăn hai loại trái cây là cam và xoài, mỗi tuần mẹ cho An 200000 đồng để mua trái cây. Biết rằng giá cam là 15000 đồng/ 1 kg, giá xoài là 30000 đồng/1 kg. Gọi x, y lần lượt là số kilogam cam và xoài mà An có thể mua về sử dụng trong một tuần.
a) Trong tuần, số tiền An có thể mua cam là 15000x đồng, số tiền An có thể mua xoài là 30000y đồng với (x, y) > 0.
b) Bất phương trình bậc nhất cho hai ẩn x, y là 3x + 6y ≥ 40.
c) Cặp số (5; 4) thỏa mãn bất phương trình bậc nhất cho hai ẩn x, y.
d) An có thể mua 4 kg cam, 5 kg xoài trong tuần.
a) Sai. Trong tuần, số tiền An có thể mua cam là 15000x, số tiền An có thể mua xoài là 30000y với (x, y ≥ 0).
b) Sai. Ta có bất phương trình:
15000x + 30000y ≤ 200000 ⇔ 3x + 6y ≥ 40 (*)
c) Đúng. Xét x = 5, y = 4 thay vào bất phương trình: 3.5 + 6.4 ≤ 40 (đúng) nên (5; 4) là một nghiệm của (*).
d) Sai. Xét x = 5, y = 4 thay vào bất phương trình: 3.4 + 6.5 ≤ 40 (sai) nên An không có thể mua 4 kg cam, 5 kg xoài trong tuần.
Phần III. Trắc nghiệm trả lời ngắn
Câu 1. Cho bất phương trình 2x + 3y - 10 ≤ 0. Hỏi có bao nhiêu cặp số nguyên (m0; n0) thoả mãn là nghiệm của bất phương trình đã cho?
Vì là nghiệm của bất phương trình 2x + 3y - 10 ≤ 0 nên ta có:
do
Thử lại ta loại các bộ (2; -1); (2; 1); (-2; 1); (-2; -1).
Vậy có 11 cặp số (m0; n0) sao cho là nghiệm của bất phương trình đã cho.
Đáp án: 11.
Câu 2. Một cửa hàng có kế hoạch nhập về 110 chiếc xe mô tô gồm hai loại A và B để bán. Mỗi chiếc xe loại A có giá 30 triệu đồng và mỗi chiếc xe loại B có giá 50 triệu đồng. Để số tiền dùng để nhập xe không quá 4 tỉ đồng thì của hàng cần nhập m chiếc xe loại A và n chiếc xe loại B. Khi đó m + n bằng bao nhiêu?
Gọi x, y lần lượt là số xe loại A và loại B cần nhập ( x, y ∈ ℕ).
Tổng số tiền nhập xe là: 30000000x + 50000000y đồng.
Số tiền dùng để nhập xe không quá 4 tỉ đồng, tức là: